Các nhà quan sát chuyên theo dõi hoạt động của Hải quân Nga đã nhận thấy tàu hộ vệ tên lửa Tucha thuộc lớp Karakurt không còn cập cảng nhà thuộc Hạm đội Biển Đen nữa. Vào ngày 2/5, hình ảnh vệ tinh cho thấy chiếc Tucha đã gia nhập hạm đội Nga ở Biển Caspian.Caspian không giáp đại dương, có nghĩa đây là biển nội địa mà chỉ Nga và một vài quốc gia khác bao gồm Kazakhstan, Azerbaijan, Turkmenistan và Iran có thể tiếp cận. Các nhà phân tích cho rằng việc di dời tàu Tucha phản ánh chiến lược hàng hải quan trọng.Với tính chất khép kín của Biển Caspian, được bao quanh bởi đất liền ở mọi phía, việc tàu Tucha đã được di dời như thế nào vẫn còn là điều bí ẩn. Một gợi ý rõ ràng sẽ là con kênh cung cấp tuyến đường trực tiếp giữa Norovoriisk và Biển Caspian.Được biết Nga thường xuyên sử dụng các tuyến đường thủy nội địa cho những hoạt động vận tải như vậy, không chỉ tiếp nhận các tàu quân sự mà còn cả các tàu thương mại nhỏ.Thật không may, không có đường tự nhiên, trực tiếp thực hiện quá trình di dời như vậy. Một trong những giải pháp khả thi dù tiềm ẩn nhiều rủi ro là để tàu Tucha vượt qua eo biển Kerch, dưới sự giám sát chặt chẽ của người Ukraine.Theo lộ trình này, tàu hộ vệ sẽ đến Biển Azov. Từ đó chiếc Tucha có thể dễ dàng tiếp cận sông Don. Sông này có một số nhánh, nhưng đáng chú ý là một kênh đã được xây dựng để nối sông Don với sông Volga, nó được gọi là Kênh Volga-Don.Khi Nga cần di chuyển một con tàu từ Novorossiysk đến Biển Caspian, nước này sẽ sử dụng Kênh Volga-Don. Kênh này nối sông Volga với sông Don, tạo điều kiện tiếp cận biển Caspian thông qua hệ thống sông Volga.Ngoài ra còn có Đường thủy Volga - Baltic có thể xem xét. Tuyến đường thủy này nối sông Volga với biển Baltic, tạo ra một kênh giao thông khác cho các tàu thuyền hướng tới Novorossiysk.Những tuyến đường thủy nội địa này đóng vai trò không thể thiếu trong cơ sở hạ tầng giao thông của Nga, cho phép tàu chiến, hàng hóa và tàu thuyền di chuyển giữa các khu vực khác nhau.Có lẽ đây đây thực sự là tuyến đường trung chuyển. Khẳng định này có sức thuyết phục nhờ thực tế là tàu hộ vệ Tucha đang thực hiện một chuyến di chuyển tương tự lần thứ hai.Tuy nhiên đích đến lần này lại khác, một số người có thể nhớ lại từ các sự kiện xảy ra vào đầu tháng 12, hình ảnh vệ tinh tiết lộ rằng tàu Tucha đã xuất hiện một cách bất ngờ ở Biển Đen.Mặc dù vậy, việc di chuyển con tàu lần trước có vẻ đơn giản hơn, lý do là bởi nhà máy đóng tàu Zelenodolsk nằm ở vị trí thuận tiện ngay trên sông Volga.Tàu hộ vệ Tucha hiện đang phục vụ trong Hạm đội Biển Đen của Liên bang Nga. Việc bàn giao nó cho đội tàu lâu đời nhất của Nga, cụ thể là Hạm đội Caspian, chắc chắn mang ý nghĩa chiến lược và địa chính trị.Hiện tại, Turkmenistan, Azerbaijan và Kazakhstan duy trì mối quan hệ thân thiện với Nga cả về mặt chính trị và xã hội mà không có bất kỳ xung đột nào.Tương tự, Iran đang đóng vai trò là đồng minh đáng tin cậy nhất của Liên bang trong vấn đề xung đột ở Ukraine khi cung cấp cho Moskva hỗ trợ rất lớn.Có gợi ý cho rằng Nga đang triển khai tàu hộ vệ Tucha để hỗ trợ Iran, đề phòng nguy cơ leo thang chiến sự với Israel và Mỹ, nhưng điều này rất rất khó xảy ra bởi Tehran tự hào có một hạm đội ấn tượng ở Biển Caspian.Ngoài ra, có khả năng Tucha đang tiến hành các cuộc diễn tập ngoài kế hoạch nhằm cung cấp những hiểu biết sâu sắc mang tính hướng dẫn về sự phức tạp của việc di chuyển đường biển.Nhưng ý kiến được đồng tình nhiều nhất chính là Nga đã chủ động sơ tán con tàu sang biển Caspian nhằm tránh bị tổn hại bằng những cuộc tấn công tên lửa của Ukraine như trường hợp chiếc Askold cùng lớp từng phải hứng chịu.
Các nhà quan sát chuyên theo dõi hoạt động của Hải quân Nga đã nhận thấy tàu hộ vệ tên lửa Tucha thuộc lớp Karakurt không còn cập cảng nhà thuộc Hạm đội Biển Đen nữa. Vào ngày 2/5, hình ảnh vệ tinh cho thấy chiếc Tucha đã gia nhập hạm đội Nga ở Biển Caspian.
Caspian không giáp đại dương, có nghĩa đây là biển nội địa mà chỉ Nga và một vài quốc gia khác bao gồm Kazakhstan, Azerbaijan, Turkmenistan và Iran có thể tiếp cận. Các nhà phân tích cho rằng việc di dời tàu Tucha phản ánh chiến lược hàng hải quan trọng.
Với tính chất khép kín của Biển Caspian, được bao quanh bởi đất liền ở mọi phía, việc tàu Tucha đã được di dời như thế nào vẫn còn là điều bí ẩn. Một gợi ý rõ ràng sẽ là con kênh cung cấp tuyến đường trực tiếp giữa Norovoriisk và Biển Caspian.
Được biết Nga thường xuyên sử dụng các tuyến đường thủy nội địa cho những hoạt động vận tải như vậy, không chỉ tiếp nhận các tàu quân sự mà còn cả các tàu thương mại nhỏ.
Thật không may, không có đường tự nhiên, trực tiếp thực hiện quá trình di dời như vậy. Một trong những giải pháp khả thi dù tiềm ẩn nhiều rủi ro là để tàu Tucha vượt qua eo biển Kerch, dưới sự giám sát chặt chẽ của người Ukraine.
Theo lộ trình này, tàu hộ vệ sẽ đến Biển Azov. Từ đó chiếc Tucha có thể dễ dàng tiếp cận sông Don. Sông này có một số nhánh, nhưng đáng chú ý là một kênh đã được xây dựng để nối sông Don với sông Volga, nó được gọi là Kênh Volga-Don.
Khi Nga cần di chuyển một con tàu từ Novorossiysk đến Biển Caspian, nước này sẽ sử dụng Kênh Volga-Don. Kênh này nối sông Volga với sông Don, tạo điều kiện tiếp cận biển Caspian thông qua hệ thống sông Volga.
Ngoài ra còn có Đường thủy Volga - Baltic có thể xem xét. Tuyến đường thủy này nối sông Volga với biển Baltic, tạo ra một kênh giao thông khác cho các tàu thuyền hướng tới Novorossiysk.
Những tuyến đường thủy nội địa này đóng vai trò không thể thiếu trong cơ sở hạ tầng giao thông của Nga, cho phép tàu chiến, hàng hóa và tàu thuyền di chuyển giữa các khu vực khác nhau.
Có lẽ đây đây thực sự là tuyến đường trung chuyển. Khẳng định này có sức thuyết phục nhờ thực tế là tàu hộ vệ Tucha đang thực hiện một chuyến di chuyển tương tự lần thứ hai.
Tuy nhiên đích đến lần này lại khác, một số người có thể nhớ lại từ các sự kiện xảy ra vào đầu tháng 12, hình ảnh vệ tinh tiết lộ rằng tàu Tucha đã xuất hiện một cách bất ngờ ở Biển Đen.
Mặc dù vậy, việc di chuyển con tàu lần trước có vẻ đơn giản hơn, lý do là bởi nhà máy đóng tàu Zelenodolsk nằm ở vị trí thuận tiện ngay trên sông Volga.
Tàu hộ vệ Tucha hiện đang phục vụ trong Hạm đội Biển Đen của Liên bang Nga. Việc bàn giao nó cho đội tàu lâu đời nhất của Nga, cụ thể là Hạm đội Caspian, chắc chắn mang ý nghĩa chiến lược và địa chính trị.
Hiện tại, Turkmenistan, Azerbaijan và Kazakhstan duy trì mối quan hệ thân thiện với Nga cả về mặt chính trị và xã hội mà không có bất kỳ xung đột nào.
Tương tự, Iran đang đóng vai trò là đồng minh đáng tin cậy nhất của Liên bang trong vấn đề xung đột ở Ukraine khi cung cấp cho Moskva hỗ trợ rất lớn.
Có gợi ý cho rằng Nga đang triển khai tàu hộ vệ Tucha để hỗ trợ Iran, đề phòng nguy cơ leo thang chiến sự với Israel và Mỹ, nhưng điều này rất rất khó xảy ra bởi Tehran tự hào có một hạm đội ấn tượng ở Biển Caspian.
Ngoài ra, có khả năng Tucha đang tiến hành các cuộc diễn tập ngoài kế hoạch nhằm cung cấp những hiểu biết sâu sắc mang tính hướng dẫn về sự phức tạp của việc di chuyển đường biển.
Nhưng ý kiến được đồng tình nhiều nhất chính là Nga đã chủ động sơ tán con tàu sang biển Caspian nhằm tránh bị tổn hại bằng những cuộc tấn công tên lửa của Ukraine như trường hợp chiếc Askold cùng lớp từng phải hứng chịu.