Vào tối ngày 5/3 - khi cuộc xung đột Nga - Ukraine ở thời điểm cao trào, có thông tin cho rằng không quân Ukraine đã hứng chịu những tổn thất chưa từng có trong các cuộc giao tranh trên không, khi lực lượng phòng không trên bộ của Nga bắn hạ một trực thăng Mi-8, máy bay cường kích Su-25 và máy bay không người lái Bayraktar.Trong khi đó, bốn chiếc tiêm kích Su-27 khác của Ukraine cũng đã bị mất tích gần thành phố Zhytomir ở khu vực phía tây của đất nước, sau khi giao tranh với máy bay Nga. Su-27 là những chiếc máy bay chiến đấu hàng đầu và là trụ cột của không quân Ukraine.Có nhiều ý kiến cho rằng Su-27 đã bị máy bay Nga bắn hạ, mặc dù điều này vẫn chưa chắc chắn. Các cuộc giao tranh vào ngày 5/3 thể hiện sự leo thang đáng kể về mặt không quân giữa Nga và Ukraine. Trước đó đã Nga đã hạn chế việc sử dụng rộng rãi lực lượng không quân kể từ khi bắt đầu chiến dịch ở Ukraine vào ngày 24/2.Su-27 Ukraine đã phải chịu tổn thất đáng kể, bao gồm cả bị bắn nhầm và hứng chịu các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga vào các sân bay. Ảnh: Máy bay Su-27 gặp tai nạn khi bay trình diễn.Không quân Nga đã bắt đầu các chiến dịch mới nhằm vào khu vực phía Tây Ukraine và thể hiện ưu thế vượt trội so với phi đội máy bay của Ukraine. Không quân Ukraine đã đầu tư rất ít vào việc hiện đại hóa Su-27 kể từ thời Liên Xô, nên các máy bay của nước này bị đánh già là lỗi thời.Trong khi đó, Nga đã đưa vào chiến trường những loại chiến đấu cơ hiện đại như Su-35, máy bay chiến đấu đa năng Su-30SM và máy bay chiến đấu tấn công Su-34. Tất cả những chiếc máy bay trên đều dựa trên thiết kế của máy bay chiến đấu Su-27, với những cải tiến về vũ khí, điện tử hàng không và cảm biến được hiện đại hóa.Các máy bay Su-27 của Ukraine, mặc dù đã cũ và các phi công có ít giờ huấn luyện bay, nhưng vẫn khá nguy hiểm và là một trong những máy bay chiến đấu hàng đầu được triển khai ở khu vực Đông Âu. Tuy nhiên việc 4 chiếc Su-27 bị hạ vẫn đang đặt ra câu hỏi lớn cho giới phân tích, rằng loại vũ khí nào của Nga đã làm việc này?Theo các chuyên gia, Su-35 là máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không hàng đầu của Nga, do đó đây sẽ là máy bay chiến đấu có nhiều khả năng được triển khai nhất để đối phó với Su-27 Ukraine.Su-35 được triển khai với số lượng đáng kể trong Quân khu phía Tây của Nga và một số thậm chí còn được tái triển khai từ các khu vực Viễn Đông tới sân bay Baranovichi ở Belarus vào tháng 1 vừa qua, nơi có vị trí tốt để tham gia không chiến tại Zhytomir từ phía bắc.Su-35 đi vào hoạt động từ năm 2014, được thiết kế dựa trên khung máy bay của Su-27 nhưng với tiết diện radar nhỏ hơn, động cơ AL-41 mới tạo ra công suất lớn hơn 17%, radar Irbis-E có khả năng phát hiện mục tiêu gấp 500% so với radar cũ và những cải tiến khác từ tác chiến điện tử, liên kết dữ liệu đến vũ khí.Nếu Nga thực sự triển khai Su-35, thì khả năng cao máy bay sẽ trang bị tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động R-77-1 với tầm bắn ước tính 110km, loại tên lửa này được đưa vào sử dụng từ khoảng năm 2015.Hiện tại, Ukraine đang thiếu tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar chủ động và tên lửa R-27 cũ kỹ của nước này cũng không thể vượt qua được các biện pháp đối phó tác chiến điện tử của Nga. Vì vậy tên lửa R-77-1 vẫn đủ để đảm bảo ưu thế của Nga trước máy bay Ukraine một cách thoải mái.Một khả năng khác được một số chuyên gia đưa ra là các máy bay Su-27 Ukraine đã bị hệ thống phòng không trên bộ của Nga bắn hạ. Tuy nhiên, không có hệ thống tầm xa nào của Nga được quan sát thấy ở Ukraine và có khả năng vô hiệu hóa các mục tiêu gần thành phố Zhytomir. Chính vì vậy các máy bay của Ukraine có khả năng cao là đã bị hạ trong những cuộc không chiến.Với những thiệt hại nghiêm trọng về lực lượng và màn trình diễn thiếu thuyết phục như vậy, có thể sau cuộc chiến này những chiếc Su-27 chính thức sẽ phải dừng hoạt động, nếu như không có các biện pháp cải tiến hơn cho máy bay trong tương lai.
Vào tối ngày 5/3 - khi cuộc xung đột Nga - Ukraine ở thời điểm cao trào, có thông tin cho rằng không quân Ukraine đã hứng chịu những tổn thất chưa từng có trong các cuộc giao tranh trên không, khi lực lượng phòng không trên bộ của Nga bắn hạ một trực thăng Mi-8, máy bay cường kích Su-25 và máy bay không người lái Bayraktar.
Trong khi đó, bốn chiếc tiêm kích Su-27 khác của Ukraine cũng đã bị mất tích gần thành phố Zhytomir ở khu vực phía tây của đất nước, sau khi giao tranh với máy bay Nga. Su-27 là những chiếc máy bay chiến đấu hàng đầu và là trụ cột của không quân Ukraine.
Có nhiều ý kiến cho rằng Su-27 đã bị máy bay Nga bắn hạ, mặc dù điều này vẫn chưa chắc chắn. Các cuộc giao tranh vào ngày 5/3 thể hiện sự leo thang đáng kể về mặt không quân giữa Nga và Ukraine. Trước đó đã Nga đã hạn chế việc sử dụng rộng rãi lực lượng không quân kể từ khi bắt đầu chiến dịch ở Ukraine vào ngày 24/2.
Su-27 Ukraine đã phải chịu tổn thất đáng kể, bao gồm cả bị bắn nhầm và hứng chịu các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga vào các sân bay. Ảnh: Máy bay Su-27 gặp tai nạn khi bay trình diễn.
Không quân Nga đã bắt đầu các chiến dịch mới nhằm vào khu vực phía Tây Ukraine và thể hiện ưu thế vượt trội so với phi đội máy bay của Ukraine. Không quân Ukraine đã đầu tư rất ít vào việc hiện đại hóa Su-27 kể từ thời Liên Xô, nên các máy bay của nước này bị đánh già là lỗi thời.
Trong khi đó, Nga đã đưa vào chiến trường những loại chiến đấu cơ hiện đại như Su-35, máy bay chiến đấu đa năng Su-30SM và máy bay chiến đấu tấn công Su-34. Tất cả những chiếc máy bay trên đều dựa trên thiết kế của máy bay chiến đấu Su-27, với những cải tiến về vũ khí, điện tử hàng không và cảm biến được hiện đại hóa.
Các máy bay Su-27 của Ukraine, mặc dù đã cũ và các phi công có ít giờ huấn luyện bay, nhưng vẫn khá nguy hiểm và là một trong những máy bay chiến đấu hàng đầu được triển khai ở khu vực Đông Âu. Tuy nhiên việc 4 chiếc Su-27 bị hạ vẫn đang đặt ra câu hỏi lớn cho giới phân tích, rằng loại vũ khí nào của Nga đã làm việc này?
Theo các chuyên gia, Su-35 là máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không hàng đầu của Nga, do đó đây sẽ là máy bay chiến đấu có nhiều khả năng được triển khai nhất để đối phó với Su-27 Ukraine.
Su-35 được triển khai với số lượng đáng kể trong Quân khu phía Tây của Nga và một số thậm chí còn được tái triển khai từ các khu vực Viễn Đông tới sân bay Baranovichi ở Belarus vào tháng 1 vừa qua, nơi có vị trí tốt để tham gia không chiến tại Zhytomir từ phía bắc.
Su-35 đi vào hoạt động từ năm 2014, được thiết kế dựa trên khung máy bay của Su-27 nhưng với tiết diện radar nhỏ hơn, động cơ AL-41 mới tạo ra công suất lớn hơn 17%, radar Irbis-E có khả năng phát hiện mục tiêu gấp 500% so với radar cũ và những cải tiến khác từ tác chiến điện tử, liên kết dữ liệu đến vũ khí.
Nếu Nga thực sự triển khai Su-35, thì khả năng cao máy bay sẽ trang bị tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động R-77-1 với tầm bắn ước tính 110km, loại tên lửa này được đưa vào sử dụng từ khoảng năm 2015.
Hiện tại, Ukraine đang thiếu tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar chủ động và tên lửa R-27 cũ kỹ của nước này cũng không thể vượt qua được các biện pháp đối phó tác chiến điện tử của Nga. Vì vậy tên lửa R-77-1 vẫn đủ để đảm bảo ưu thế của Nga trước máy bay Ukraine một cách thoải mái.
Một khả năng khác được một số chuyên gia đưa ra là các máy bay Su-27 Ukraine đã bị hệ thống phòng không trên bộ của Nga bắn hạ. Tuy nhiên, không có hệ thống tầm xa nào của Nga được quan sát thấy ở Ukraine và có khả năng vô hiệu hóa các mục tiêu gần thành phố Zhytomir. Chính vì vậy các máy bay của Ukraine có khả năng cao là đã bị hạ trong những cuộc không chiến.
Với những thiệt hại nghiêm trọng về lực lượng và màn trình diễn thiếu thuyết phục như vậy, có thể sau cuộc chiến này những chiếc Su-27 chính thức sẽ phải dừng hoạt động, nếu như không có các biện pháp cải tiến hơn cho máy bay trong tương lai.