Báo chí khu vực cho biết, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev mới đây đã tổ chức cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin về việc cung cấp vũ khí cho nước này.Theo nguồn tin, ông Aliyev được cho là đã bày tỏ lo ngại về tiến độ Nga giao hàng, đặc biệt là trong thời điểm Azerbaijan và Armenia đang xung đột dọc biên giới.Tuy nhiên theo ấn phẩm của Nga Avia-Pro, Azerbaijan có thêm lý do để lo lắng về lô hàng vũ khí vì nó liên quan đến hệ thống phòng không và tác chiến điện tử, những thứ mà họ đang rất cần.“Theo dữ liệu có được, kể từ giữa tháng 7, các máy bay quân sự của Nga đã thực hiện một số lượng lớn chuyến bay bí ẩn đến Armenia, chuyển khoảng 400 tấn hàng hóa quân sự tới đây".“Chúng ta đang nói về các loại vũ khí hiện đại nhất, bao gồm hệ thống phòng không, radar tầm ngắn, tầm trung và tầm xa, hệ thống chế áp điện tử, vũ khí pháo binh... trong đó bao gồm cả hệ thống phòng không S-300”, Avia-Pro nói thêm.Những hệ thống vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự hiện đại này được cho là sẽ giúp ích nhiều cho Armenia trong cuộc chiến với quân đội Azerbaijan đang được “phương Tây” hóa.Được biết Nga là một trong những nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Armenia và cũng là đồng minh chủ chốt của Yerevan trong khu vực, trang bị của quân đội nước này chủ yếu là vũ khí của Nga.Điều đó đã dẫn đến một số xích mích với Azerbaijan - người bác bỏ yêu sách của Armenia đối với vùng lãnh thổ Nagorno - Karabakh đang tranh chấp từ nhiều năm qua.Vào ngày 12/7, các cuộc đụng độ ác liệt đã nổ ra giữa các lực lượng Armenia và Azerbaijan dọc theo khu vực biên giới chia cắt hai quốc gia, dẫn đến cái chết của 18 người, trong đó có 12 binh sĩ Azerbaijan.Hiện tại ngoài Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đang tích cực viện trợ quân sự cho Azerbaijan, Ankara đã đưa tới Baku một số máy bay không người lái Bayraktar TB2, tiêm kích F-16 cũng như quân nhân để tổ chức một cuộc tập trận chung.Ngoài sự tương đồng giữa “những người anh em Hồi giáo”, hành động của Thổ Nhĩ Kỳ còn nhằm củng cố vị thế trong khu vực và rõ ràng thách thức trực tiếp lợi ích của Nga.Tình hình tại khu vực Nagorno - Karabakh hiện có rất nhiều nét tương đồng với những gì đang diễn ra ở Libya, khi có những thế lực bên ngoài trợ giúp cho các phe nhóm xung đột.Vấn đề đáng quan tâm nữa ở đây đó là mặc dù cùng thuộc Hiệp ước phòng thủ tập thể (CSTO) nhưng rõ ràng Nga đang nghiêng hẳn về phía Armenia trong cuộc xung đột này.Điều đó đã dẫn tới nhiều ý kiến phản đối ngay trong nội bộ nước Nga, khi cho rằng Moskva phải có chính sách trung lập hơn để ngăn chặn nguy cơ chiến tranh lan rộng.Một trong những đề xuất đáng chú ý đó là quân đội Nga cần được triển khai trong vai trò lính gìn giữ hòa bình, nhưng bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng đây là cơ hội lớn để Moskva có thể gia tăng khối lượng xuất khẩu vũ khí của mình.
Báo chí khu vực cho biết, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev mới đây đã tổ chức cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin về việc cung cấp vũ khí cho nước này.
Theo nguồn tin, ông Aliyev được cho là đã bày tỏ lo ngại về tiến độ Nga giao hàng, đặc biệt là trong thời điểm Azerbaijan và Armenia đang xung đột dọc biên giới.
Tuy nhiên theo ấn phẩm của Nga Avia-Pro, Azerbaijan có thêm lý do để lo lắng về lô hàng vũ khí vì nó liên quan đến hệ thống phòng không và tác chiến điện tử, những thứ mà họ đang rất cần.
“Theo dữ liệu có được, kể từ giữa tháng 7, các máy bay quân sự của Nga đã thực hiện một số lượng lớn chuyến bay bí ẩn đến Armenia, chuyển khoảng 400 tấn hàng hóa quân sự tới đây".
“Chúng ta đang nói về các loại vũ khí hiện đại nhất, bao gồm hệ thống phòng không, radar tầm ngắn, tầm trung và tầm xa, hệ thống chế áp điện tử, vũ khí pháo binh... trong đó bao gồm cả hệ thống phòng không S-300”, Avia-Pro nói thêm.
Những hệ thống vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự hiện đại này được cho là sẽ giúp ích nhiều cho Armenia trong cuộc chiến với quân đội Azerbaijan đang được “phương Tây” hóa.
Được biết Nga là một trong những nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Armenia và cũng là đồng minh chủ chốt của Yerevan trong khu vực, trang bị của quân đội nước này chủ yếu là vũ khí của Nga.
Điều đó đã dẫn đến một số xích mích với Azerbaijan - người bác bỏ yêu sách của Armenia đối với vùng lãnh thổ Nagorno - Karabakh đang tranh chấp từ nhiều năm qua.
Vào ngày 12/7, các cuộc đụng độ ác liệt đã nổ ra giữa các lực lượng Armenia và Azerbaijan dọc theo khu vực biên giới chia cắt hai quốc gia, dẫn đến cái chết của 18 người, trong đó có 12 binh sĩ Azerbaijan.
Hiện tại ngoài Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đang tích cực viện trợ quân sự cho Azerbaijan, Ankara đã đưa tới Baku một số máy bay không người lái Bayraktar TB2, tiêm kích F-16 cũng như quân nhân để tổ chức một cuộc tập trận chung.
Ngoài sự tương đồng giữa “những người anh em Hồi giáo”, hành động của Thổ Nhĩ Kỳ còn nhằm củng cố vị thế trong khu vực và rõ ràng thách thức trực tiếp lợi ích của Nga.
Tình hình tại khu vực Nagorno - Karabakh hiện có rất nhiều nét tương đồng với những gì đang diễn ra ở Libya, khi có những thế lực bên ngoài trợ giúp cho các phe nhóm xung đột.
Vấn đề đáng quan tâm nữa ở đây đó là mặc dù cùng thuộc Hiệp ước phòng thủ tập thể (CSTO) nhưng rõ ràng Nga đang nghiêng hẳn về phía Armenia trong cuộc xung đột này.
Điều đó đã dẫn tới nhiều ý kiến phản đối ngay trong nội bộ nước Nga, khi cho rằng Moskva phải có chính sách trung lập hơn để ngăn chặn nguy cơ chiến tranh lan rộng.
Một trong những đề xuất đáng chú ý đó là quân đội Nga cần được triển khai trong vai trò lính gìn giữ hòa bình, nhưng bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng đây là cơ hội lớn để Moskva có thể gia tăng khối lượng xuất khẩu vũ khí của mình.