Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), kim ngạch xuất khẩu vũ khí Nga giảm mạnh trong vài năm liên tiếp vì một số nguyên nhân quan trọng.Được biết doanh thu bán vũ khí và dịch vụ quốc phòng của 25 công ty lớn nhất trong ngành vào năm 2019 đạt khoảng 361 tỷ USD, tăng 8,5% so với năm 2018 (chưa có số liệu năm 2020) với việc mở rộng thị trường ra nhiều khu vực khác nhau.Theo báo cáo của SIPRI, doanh thu của hai công ty quốc phòng Nga nằm trong top 25 là Almaz-Antey và Tập đoàn đóng tàu thống nhất đều có dấu hiệu đi xuống trong hai năm 2018 và 2019, giá trị ước tính khoảng 634 triệu USD.Một công ty quốc phòng lớn khác của Nga là Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất có mức doanh thu sụt giảm mạnh trong năm 2018 và không còn nằm trong top 25 doanh nghiệp xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.Ngoài ra sự đi xuống của các công ty Nga lại giúp những doanh nghiệp quốc phòng Trung Quốc đi lên, tổng doanh thu của 4 đơn vị Trung Quốc trong top 25 tăng 4,8% từ năm 2018 đến năm 2019.Ban đầu có nhận định cho rằng lệnh trừng phạt của Mỹ theo Đạo luật CAATSA đóng một vai trò khá lớn trong việc này, khiến nhiều quốc gia khác sợ hãi không dám mua vũ khí của Nga vì lo ngại bị Mỹ cấm vận.Nhưng thực tế cho thấy rất nhiều quốc gia khác, điển hình như Thổ Nhĩ Kỳ hay Ấn Độ vẫn phớt lờ hạn chế của Mỹ để tiếp tục đặt mua vũ khí Nga với giá trị rất cao, khẳng định lệnh trừng phạt không phải điều kiện có ý nghĩa cốt lõi.Việc tiếp tục giảm xuất khẩu vũ khí của Nga có thể là do những trận không kích thành công của Israel và Thổ Nhĩ Kỳ vào lãnh thổ Syria, đặc biệt là cuộc xung đột vũ trang xảy ra tại chiến trường Nagorno-Karabakh.Theo các chuyên gia, hiện nay nhu cầu đối với vũ khí Nga khá thấp là do một số quốc gia trước đây là bạn hàng quen thuộc của Moskva đang cảm thấy e ngại trước màn thể hiện nghèo nàn của sản phẩm quốc phòng nước này.Điển hình như tên lửa phòng không Nga được quảng cáo rất rầm rộ và giá thành ở mức rất cao nhưng chưa từng giúp cho bất kỳ quốc gia sử dụng nào đẩy lui được cuộc tấn công đường không của đối phương.Theo thông tin từ trang Reporter thì xuất khẩu vũ khí của Nga thậm chí đã giảm năm thứ ba liên tiếp. Trước đây, họ kỳ vọng sẽ bán được cho các quốc gia khác hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S, S-400 Triumf, xe tăng T-14 Armata, máy bay chiến đấu Su-57...Những vũ khí trên lẽ ra phải đảm bảo sự tăng trưởng ổn định trong xuất khẩu, tuy nhiên điều này đã không xảy ra. Các chuyên gia nhấn mạnh rằng thực tế chiến trường luôn là yếu tố quan trọng nhất và Nga đang bị thất thế trên lĩnh vực này.“Ở đây có lẽ nên hiểu rằng các quốc gia khác không quan tâm đến việc mua vũ khí của Nga, bởi vì ở Syria, Libya và Karabakh cũng đã chứng minh rằng các hệ thống phòng không chẳng thể cung cấp khả năng bảo vệ tin cậy trước máy bay không người lái của đối phương"."Đối với xe tăng Armata, hiện nay triển vọng xuất khẩu cũng đang bị nghi ngờ, vì việc bắt đầu sản xuất hàng loạt đã bị trì hoãn trong vài năm, nhân tiện, điều này cũng được quan sát thấy với tiêm kích tàng hình Su-57”, trang Reporter lưu ý.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), kim ngạch xuất khẩu vũ khí Nga giảm mạnh trong vài năm liên tiếp vì một số nguyên nhân quan trọng.
Được biết doanh thu bán vũ khí và dịch vụ quốc phòng của 25 công ty lớn nhất trong ngành vào năm 2019 đạt khoảng 361 tỷ USD, tăng 8,5% so với năm 2018 (chưa có số liệu năm 2020) với việc mở rộng thị trường ra nhiều khu vực khác nhau.
Theo báo cáo của SIPRI, doanh thu của hai công ty quốc phòng Nga nằm trong top 25 là Almaz-Antey và Tập đoàn đóng tàu thống nhất đều có dấu hiệu đi xuống trong hai năm 2018 và 2019, giá trị ước tính khoảng 634 triệu USD.
Một công ty quốc phòng lớn khác của Nga là Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất có mức doanh thu sụt giảm mạnh trong năm 2018 và không còn nằm trong top 25 doanh nghiệp xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.
Ngoài ra sự đi xuống của các công ty Nga lại giúp những doanh nghiệp quốc phòng Trung Quốc đi lên, tổng doanh thu của 4 đơn vị Trung Quốc trong top 25 tăng 4,8% từ năm 2018 đến năm 2019.
Ban đầu có nhận định cho rằng lệnh trừng phạt của Mỹ theo Đạo luật CAATSA đóng một vai trò khá lớn trong việc này, khiến nhiều quốc gia khác sợ hãi không dám mua vũ khí của Nga vì lo ngại bị Mỹ cấm vận.
Nhưng thực tế cho thấy rất nhiều quốc gia khác, điển hình như Thổ Nhĩ Kỳ hay Ấn Độ vẫn phớt lờ hạn chế của Mỹ để tiếp tục đặt mua vũ khí Nga với giá trị rất cao, khẳng định lệnh trừng phạt không phải điều kiện có ý nghĩa cốt lõi.
Việc tiếp tục giảm xuất khẩu vũ khí của Nga có thể là do những trận không kích thành công của Israel và Thổ Nhĩ Kỳ vào lãnh thổ Syria, đặc biệt là cuộc xung đột vũ trang xảy ra tại chiến trường Nagorno-Karabakh.
Theo các chuyên gia, hiện nay nhu cầu đối với vũ khí Nga khá thấp là do một số quốc gia trước đây là bạn hàng quen thuộc của Moskva đang cảm thấy e ngại trước màn thể hiện nghèo nàn của sản phẩm quốc phòng nước này.
Điển hình như tên lửa phòng không Nga được quảng cáo rất rầm rộ và giá thành ở mức rất cao nhưng chưa từng giúp cho bất kỳ quốc gia sử dụng nào đẩy lui được cuộc tấn công đường không của đối phương.
Theo thông tin từ trang Reporter thì xuất khẩu vũ khí của Nga thậm chí đã giảm năm thứ ba liên tiếp. Trước đây, họ kỳ vọng sẽ bán được cho các quốc gia khác hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S, S-400 Triumf, xe tăng T-14 Armata, máy bay chiến đấu Su-57...
Những vũ khí trên lẽ ra phải đảm bảo sự tăng trưởng ổn định trong xuất khẩu, tuy nhiên điều này đã không xảy ra. Các chuyên gia nhấn mạnh rằng thực tế chiến trường luôn là yếu tố quan trọng nhất và Nga đang bị thất thế trên lĩnh vực này.
“Ở đây có lẽ nên hiểu rằng các quốc gia khác không quan tâm đến việc mua vũ khí của Nga, bởi vì ở Syria, Libya và Karabakh cũng đã chứng minh rằng các hệ thống phòng không chẳng thể cung cấp khả năng bảo vệ tin cậy trước máy bay không người lái của đối phương".
"Đối với xe tăng Armata, hiện nay triển vọng xuất khẩu cũng đang bị nghi ngờ, vì việc bắt đầu sản xuất hàng loạt đã bị trì hoãn trong vài năm, nhân tiện, điều này cũng được quan sát thấy với tiêm kích tàng hình Su-57”, trang Reporter lưu ý.