Theo trang web Forbes của Mỹ, về quan hệ ngoại giao, chính Mỹ mới là kẻ thù lớn nhất của họ. Các nhà lãnh đạo Mỹ thường làm những việc, dường như để xa lánh các đồng minh và các đối tác nước ngoài khác của họ.Tổng thống Mỹ Biden hiện phải đối mặt với một bài kiểm tra, là liệu ông có thể làm tốt hơn những người tiền nhiệm của mình, trong việc duy trì quan hệ hữu nghị với các quốc gia quan trọng đối với an ninh quốc gia của Mỹ hay không?.Bài kiểm tra liên quan đến việc chính phủ Mỹ nên xử lý như thế nào, với quyết định của Ấn Độ, khi nước này mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga; khi hệ thống phòng không này được đánh giá cao nhất thế giới, vượt xa hệ thống Patriot của Mỹ.Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với việc đồng minh NATO là Thổ Nhĩ Kỳ, vì đã mua hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất, theo “Đạo luật chống đối thủ của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt (CAATSA)” ban hành năm 2017; trục xuất Thổ khỏi chương trình tiêm kích F-35.Tổng thống Trump khi ký dự luật CAATSA vào thời điểm đó, bản thân ông cho rằng, dự luật CAATSA vẫn còn một số sai sót nghiêm trọng, khi cả hai bên đều mong muốn trừng phạt Nga; nhưng dự luật đã được Quốc hội thông qua với lợi thế rõ ràng.Nếu luật này bây giờ được viện dẫn để trừng phạt Ấn Độ, nó sẽ chứng minh suy nghĩ của Trump vào thời điểm đó là đúng đắn như thế nào. Bởi Mỹ đã nỗ lực trong nhiều năm, để mời Ấn Độ gia nhập liên minh các quốc gia, nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Liên minh này được gọi là Đối thoại An ninh bốn bên (hay Bộ Tứ kim cương), và các thành viên của nó bao gồm Mỹ, Ấn Độ, Australia và Nhật Bản. Ngày 24/9, Tổng thống Biden chủ trì hội nghị thượng đỉnh trực tuyến giữa lãnh đạo 4 nước tại Nhà Trắng.Australia và Nhật Bản đã là đồng minh của Mỹ từ lâu, nhưng Ấn Độ đóng vai trò quan trọng đối với vai trò của liên minh bốn quốc gia, và Ấn Độ có thể đang bị chính phủ Mỹ cân nhắc các biện pháp trừng phạt, khi tiếp tục mua vũ khí của Nga; đây là điều “tiền hậu bất nhất”.Trên thực tế, chính quyền Biden lẽ ra đã báo hiệu từ lâu rằng, Mỹ có ý định từ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Ấn Độ. Nhưng ngược lại, phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Tony Blinken không miễn trừ Ấn Độ; do đó, nhiều người dân Ấn Độ lo lắng rằng, Mỹ sẽ bị trừng phạt vì Ấn Độ mua vũ khí của Nga.Ấn Độ giáp biên giới với hai cường quốc hạt nhân là Trung Quốc và Pakistan, nên chắc chắn họ sẽ mua các hệ thống phòng không tiên tiến, có khả năng đánh chặn máy bay và tên lửa đạn đạo mà nước này chưa tự sản xuất được.Trên thực tế, trước khi ban hành Đạo luật CAATSA, Ấn Độ đã bắt đầu đàm phán với Nga về việc mua hệ thống S-400. Vào thời điểm đó, các loại vũ khí, trang thiết bị quân sự mà Ấn Độ có thể mua từ Mỹ, bị hạn chế rất nhiều.Bây giờ chính phủ Mỹ cần Ấn Độ, cũng như Ấn Độ cũng cần Mỹ để đối phó với Trung Quốc ngày càng hung hăng. Mỹ ngay từ bây giờ nên coi Ấn Độ là một quốc gia lớn chứ, không chỉ là một quốc gia đang phát triển lớn nhất trên thế giới.Ngoài việc là một trong những quốc gia đông dân nhất thế giới (chỉ sau Trung Quốc), Ấn Độ còn được xếp hạng là nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới, nếu tính về sức mua (PPP); thậm chí Ấn Độ vượt xa Nhật Bản và Đức.Ngoài ra, Ấn Độ là một trong số ít các cường quốc hạt nhân, một trung tâm dịch vụ công nghệ thông tin toàn cầu, một quốc gia có ảnh hưởng ngày càng quan trọng đến văn hóa toàn cầu, và thậm chí còn có chương trình vũ trụ của riêng.Điều đáng chú ý là trong hoạt động buôn bán vũ khí quốc tế, hàng năm, Ấn Độ nhập khẩu một lượng lớn vũ khí và trang thiết bị khác nhau, khiến Ấn Độ trở thành thị trường quan trọng của các nhà buôn vũ khí Mỹ.Do những nỗ lực trước đây của Mỹ nhằm giành chiến thắng trước Ấn Độ, thị phần nhập khẩu vũ khí từ Nga của Ấn Độ đã giảm từ 74% vào năm 2015, xuống còn 56% vào năm 2019. Một phần lớn của sự sụt giảm của vũ khí Nga, là do vũ khí từ Mỹ, chẳng hạn như máy bay tuần tra hàng hải P-8, trực thăng vũ trang AH-64, v.v.Các đại gia vũ khí của Mỹ hiện đang cạnh tranh để có được các đơn đặt hàng máy bay chiến đấu từ Không quân và Hải quân Ấn Độ. Do đó, ý tưởng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Ấn Độ là “tối kiến”, bởi vì quyết định mua vũ khí của Nga đã được thực hiện từ vài năm trước. Và các lệnh trừng phạt sẽ làm suy yếu quan hệ Ấn Độ - Mỹ. Nhưng những người thực sự cần phải hành động lúc này là Tổng thống Biden và Ngoại trưởng của ông. Họ nên hứa từ bỏ các lệnh trừng phạt đối với việc Ấn Độ mua vũ khí của Nga và tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Ấn Độ. Điều này rất quan trọng đối với an ninh của Mỹ.Chừng nào quan hệ Ấn-Mỹ còn duy trì đà phát triển như hiện nay, thì Ấn Độ sẽ sớm thấy rằng, tốt hơn hết là có được công nghệ quân sự và thương mại từ Mỹ hơn là từ Nga. Nhưng nếu Mỹ tiếp tục xúc phạm chủ quyền và phẩm giá của Ấn Độ một cách không cần thiết, thì điều này cuối cùng sẽ phản tác dụng?Việc này sẽ chỉ có lợi cho Trung Quốc, chứ chưa nói đến Nga (và dĩ nhiên là Nga mong muốn điều đó). Và điều này cũng sẽ khiến Mỹ phải trả giá và khiến nhiệm vụ xây dựng liên minh kiềm chế Trung Quốc trở nên khó khăn hơn.
Theo trang web Forbes của Mỹ, về quan hệ ngoại giao, chính Mỹ mới là kẻ thù lớn nhất của họ. Các nhà lãnh đạo Mỹ thường làm những việc, dường như để xa lánh các đồng minh và các đối tác nước ngoài khác của họ.
Tổng thống Mỹ Biden hiện phải đối mặt với một bài kiểm tra, là liệu ông có thể làm tốt hơn những người tiền nhiệm của mình, trong việc duy trì quan hệ hữu nghị với các quốc gia quan trọng đối với an ninh quốc gia của Mỹ hay không?.
Bài kiểm tra liên quan đến việc chính phủ Mỹ nên xử lý như thế nào, với quyết định của Ấn Độ, khi nước này mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga; khi hệ thống phòng không này được đánh giá cao nhất thế giới, vượt xa hệ thống Patriot của Mỹ.
Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với việc đồng minh NATO là Thổ Nhĩ Kỳ, vì đã mua hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất, theo “Đạo luật chống đối thủ của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt (CAATSA)” ban hành năm 2017; trục xuất Thổ khỏi chương trình tiêm kích F-35.
Tổng thống Trump khi ký dự luật CAATSA vào thời điểm đó, bản thân ông cho rằng, dự luật CAATSA vẫn còn một số sai sót nghiêm trọng, khi cả hai bên đều mong muốn trừng phạt Nga; nhưng dự luật đã được Quốc hội thông qua với lợi thế rõ ràng.
Nếu luật này bây giờ được viện dẫn để trừng phạt Ấn Độ, nó sẽ chứng minh suy nghĩ của Trump vào thời điểm đó là đúng đắn như thế nào. Bởi Mỹ đã nỗ lực trong nhiều năm, để mời Ấn Độ gia nhập liên minh các quốc gia, nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Liên minh này được gọi là Đối thoại An ninh bốn bên (hay Bộ Tứ kim cương), và các thành viên của nó bao gồm Mỹ, Ấn Độ, Australia và Nhật Bản. Ngày 24/9, Tổng thống Biden chủ trì hội nghị thượng đỉnh trực tuyến giữa lãnh đạo 4 nước tại Nhà Trắng.
Australia và Nhật Bản đã là đồng minh của Mỹ từ lâu, nhưng Ấn Độ đóng vai trò quan trọng đối với vai trò của liên minh bốn quốc gia, và Ấn Độ có thể đang bị chính phủ Mỹ cân nhắc các biện pháp trừng phạt, khi tiếp tục mua vũ khí của Nga; đây là điều “tiền hậu bất nhất”.
Trên thực tế, chính quyền Biden lẽ ra đã báo hiệu từ lâu rằng, Mỹ có ý định từ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Ấn Độ. Nhưng ngược lại, phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Tony Blinken không miễn trừ Ấn Độ; do đó, nhiều người dân Ấn Độ lo lắng rằng, Mỹ sẽ bị trừng phạt vì Ấn Độ mua vũ khí của Nga.
Ấn Độ giáp biên giới với hai cường quốc hạt nhân là Trung Quốc và Pakistan, nên chắc chắn họ sẽ mua các hệ thống phòng không tiên tiến, có khả năng đánh chặn máy bay và tên lửa đạn đạo mà nước này chưa tự sản xuất được.
Trên thực tế, trước khi ban hành Đạo luật CAATSA, Ấn Độ đã bắt đầu đàm phán với Nga về việc mua hệ thống S-400. Vào thời điểm đó, các loại vũ khí, trang thiết bị quân sự mà Ấn Độ có thể mua từ Mỹ, bị hạn chế rất nhiều.
Bây giờ chính phủ Mỹ cần Ấn Độ, cũng như Ấn Độ cũng cần Mỹ để đối phó với Trung Quốc ngày càng hung hăng. Mỹ ngay từ bây giờ nên coi Ấn Độ là một quốc gia lớn chứ, không chỉ là một quốc gia đang phát triển lớn nhất trên thế giới.
Ngoài việc là một trong những quốc gia đông dân nhất thế giới (chỉ sau Trung Quốc), Ấn Độ còn được xếp hạng là nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới, nếu tính về sức mua (PPP); thậm chí Ấn Độ vượt xa Nhật Bản và Đức.
Ngoài ra, Ấn Độ là một trong số ít các cường quốc hạt nhân, một trung tâm dịch vụ công nghệ thông tin toàn cầu, một quốc gia có ảnh hưởng ngày càng quan trọng đến văn hóa toàn cầu, và thậm chí còn có chương trình vũ trụ của riêng.
Điều đáng chú ý là trong hoạt động buôn bán vũ khí quốc tế, hàng năm, Ấn Độ nhập khẩu một lượng lớn vũ khí và trang thiết bị khác nhau, khiến Ấn Độ trở thành thị trường quan trọng của các nhà buôn vũ khí Mỹ.
Do những nỗ lực trước đây của Mỹ nhằm giành chiến thắng trước Ấn Độ, thị phần nhập khẩu vũ khí từ Nga của Ấn Độ đã giảm từ 74% vào năm 2015, xuống còn 56% vào năm 2019. Một phần lớn của sự sụt giảm của vũ khí Nga, là do vũ khí từ Mỹ, chẳng hạn như máy bay tuần tra hàng hải P-8, trực thăng vũ trang AH-64, v.v.
Các đại gia vũ khí của Mỹ hiện đang cạnh tranh để có được các đơn đặt hàng máy bay chiến đấu từ Không quân và Hải quân Ấn Độ. Do đó, ý tưởng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Ấn Độ là “tối kiến”, bởi vì quyết định mua vũ khí của Nga đã được thực hiện từ vài năm trước. Và các lệnh trừng phạt sẽ làm suy yếu quan hệ Ấn Độ - Mỹ.
Nhưng những người thực sự cần phải hành động lúc này là Tổng thống Biden và Ngoại trưởng của ông. Họ nên hứa từ bỏ các lệnh trừng phạt đối với việc Ấn Độ mua vũ khí của Nga và tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Ấn Độ. Điều này rất quan trọng đối với an ninh của Mỹ.
Chừng nào quan hệ Ấn-Mỹ còn duy trì đà phát triển như hiện nay, thì Ấn Độ sẽ sớm thấy rằng, tốt hơn hết là có được công nghệ quân sự và thương mại từ Mỹ hơn là từ Nga. Nhưng nếu Mỹ tiếp tục xúc phạm chủ quyền và phẩm giá của Ấn Độ một cách không cần thiết, thì điều này cuối cùng sẽ phản tác dụng?
Việc này sẽ chỉ có lợi cho Trung Quốc, chứ chưa nói đến Nga (và dĩ nhiên là Nga mong muốn điều đó). Và điều này cũng sẽ khiến Mỹ phải trả giá và khiến nhiệm vụ xây dựng liên minh kiềm chế Trung Quốc trở nên khó khăn hơn.