Trận chung kết của Bảng 1 diễn ra hôm 5/9 tại thao trường Alabino, ngoại ô Moscow giữa 4 đội tuyển Nga, Belarus, Azerbaijan và Trung Quốc. Khi chặng đua bắt đầu, kíp xe tăng Nga 1 nhanh chóng tăng tốc bứt phá dẫn đầu. Đội tuyển Trung Quốc và Belarus cũng liên tục bám sát đối thủ.Đặc biệt trong vòng đua tốc độ, xe tăng T-72B3 của Nga có màn so tài trước Type-96B của Trung Quốc, không ngoài dự đoán, một lần nữa xe tăng quốc bảo của Trung Quốc lại thúc thủ trước đại diện của Nga.Với tốc độ đạt trên 80 km/h, xe tăng T-72B3 của Nga chiếm ưu thế và dễ dàng vượt qua đối thủ Type-96B của Trung Quốc. Đội tuyển Nga đã cán đích đầu tiên, với thành tích 1 giờ 28 phút 53 giây, chính chức giành Huy chương Vàng tại Army Games 2020.Xếp vị trí thứ hai là đội Trung Quốc, với thành tích 1 giờ 29 phút 30 giây, đội Belarus về thứ ba (1 giờ 37 phút 48 giây) và cuối cùng là Azerbaijan (1 giờ 54 phút 22 giây).Việc tuyển Trung quốc giành được vị trí nhì Bảng 1 được coi là khá bất ngờ bởi ở Tank Biatlon 2019, đội Trung Quốc đã thể hiện khả năng đáng thất vọng khi đã không lọt được vào vòng chung kết.Type-96B đã có đặc điểm kỹ thuật vượt trội so với T-72B3, loại xe tăng chủ lực dùng trong cuộc thi đấu tăng đang diễn ra tại Nga.Xe tăng Trung Quốc sử dụng động cơ diesel tăng áp 1.200 mã lực. Con số này mạnh hơn nhiều so T-72B3.Type-96B còn được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực số hóa hiện đại hơn hẳn so với T-72B3. Điều này thật dễ hiểu đối với xe tăng ra đời cuối thập kỷ 1990.Ngoài ra, dù có nhiều đặc điểm chung về kết cấu khung thân, nhưng Type-96B lại có nhiều ưu điểm hơn về thiết kế trong khoang, cơ cấu truyền động, hệ thống treo…Type-96B đã sử dụng cơ cấu quan sát trưởng xe và xạ thủ độc lập, vồn là công nghệ ứng dụng trên xe tăng thế hệ thứ 4 giúp mở rộng khả năng nhận biết tình huống chiến trường, cũng như tác chiến của kíp điều khiển.Dù là xe tăng do Trung Quốc tự phát triển, nhưng ngay từ cái nhìn bên ngoài có thể thấy rõ Type-96B vay mượn nhiều yếu tố từ xe tăng T-72 của Liên Xô và Nga.Kết cấu thân xe, pháo chính, hệ thống nạp đạn tự động, khả năng bắn tên lửa qua nòng pháo chính và nhiều thiết bị khác trên xe tăng Type-96B đã minh chứng rõ cho điều này.Type 96B là biến thể mạnh nhất với những cải tiến về động cơ và thiết bị điện tử, Trung Quốc rất tự tin vào chiến thắng khi đem những chiếc tăng này tiếp tục đọ sức trong giải đấu tăng năm nay, tuy vậy một lần nữa họ lại thúc thủ trước đối thủ Nga.Trong các cuộc thi trước đó, Type-96B đã có những màn thể hiện tệ hại như chết máy dọc đường, thậm chí bung bánh khi chạy đua nước rút. Với những sự cố kể trên, một lần nữa chất lượng vũ khí có nguồn gốc Trung Quốc lại được đem ra mổ xẻ.
Trận chung kết của Bảng 1 diễn ra hôm 5/9 tại thao trường Alabino, ngoại ô Moscow giữa 4 đội tuyển Nga, Belarus, Azerbaijan và Trung Quốc. Khi chặng đua bắt đầu, kíp xe tăng Nga 1 nhanh chóng tăng tốc bứt phá dẫn đầu. Đội tuyển Trung Quốc và Belarus cũng liên tục bám sát đối thủ.
Đặc biệt trong vòng đua tốc độ, xe tăng T-72B3 của Nga có màn so tài trước Type-96B của Trung Quốc, không ngoài dự đoán, một lần nữa xe tăng quốc bảo của Trung Quốc lại thúc thủ trước đại diện của Nga.
Với tốc độ đạt trên 80 km/h, xe tăng T-72B3 của Nga chiếm ưu thế và dễ dàng vượt qua đối thủ Type-96B của Trung Quốc. Đội tuyển Nga đã cán đích đầu tiên, với thành tích 1 giờ 28 phút 53 giây, chính chức giành Huy chương Vàng tại Army Games 2020.
Xếp vị trí thứ hai là đội Trung Quốc, với thành tích 1 giờ 29 phút 30 giây, đội Belarus về thứ ba (1 giờ 37 phút 48 giây) và cuối cùng là Azerbaijan (1 giờ 54 phút 22 giây).
Việc tuyển Trung quốc giành được vị trí nhì Bảng 1 được coi là khá bất ngờ bởi ở Tank Biatlon 2019, đội Trung Quốc đã thể hiện khả năng đáng thất vọng khi đã không lọt được vào vòng chung kết.
Type-96B đã có đặc điểm kỹ thuật vượt trội so với T-72B3, loại xe tăng chủ lực dùng trong cuộc thi đấu tăng đang diễn ra tại Nga.
Xe tăng Trung Quốc sử dụng động cơ diesel tăng áp 1.200 mã lực. Con số này mạnh hơn nhiều so T-72B3.
Type-96B còn được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực số hóa hiện đại hơn hẳn so với T-72B3. Điều này thật dễ hiểu đối với xe tăng ra đời cuối thập kỷ 1990.
Ngoài ra, dù có nhiều đặc điểm chung về kết cấu khung thân, nhưng Type-96B lại có nhiều ưu điểm hơn về thiết kế trong khoang, cơ cấu truyền động, hệ thống treo…
Type-96B đã sử dụng cơ cấu quan sát trưởng xe và xạ thủ độc lập, vồn là công nghệ ứng dụng trên xe tăng thế hệ thứ 4 giúp mở rộng khả năng nhận biết tình huống chiến trường, cũng như tác chiến của kíp điều khiển.
Dù là xe tăng do Trung Quốc tự phát triển, nhưng ngay từ cái nhìn bên ngoài có thể thấy rõ Type-96B vay mượn nhiều yếu tố từ xe tăng T-72 của Liên Xô và Nga.
Kết cấu thân xe, pháo chính, hệ thống nạp đạn tự động, khả năng bắn tên lửa qua nòng pháo chính và nhiều thiết bị khác trên xe tăng Type-96B đã minh chứng rõ cho điều này.
Type 96B là biến thể mạnh nhất với những cải tiến về động cơ và thiết bị điện tử, Trung Quốc rất tự tin vào chiến thắng khi đem những chiếc tăng này tiếp tục đọ sức trong giải đấu tăng năm nay, tuy vậy một lần nữa họ lại thúc thủ trước đối thủ Nga.
Trong các cuộc thi trước đó, Type-96B đã có những màn thể hiện tệ hại như chết máy dọc đường, thậm chí bung bánh khi chạy đua nước rút. Với những sự cố kể trên, một lần nữa chất lượng vũ khí có nguồn gốc Trung Quốc lại được đem ra mổ xẻ.