Tại triển lãm vũ khí quốc phòng Army 2022, quân đội Nga đã giới thiệu phiên bản nâng cấp mới nhất của xe tăng chủ lực T-62.Theo thông tin được phía Nga công bố, phiên bản mới của T-62 được trang bị pháo 115mm 2A20, bổ sung thêm hệ thống đo xa KTD-2 và tăng cường hệ thống bảo vệ thụ động.Phía Nga quảng cáo, giờ đây hệ thống đo xa của xe tăng T-62 sẽ dễ sử dụng hơn trước, thông số từ hệ thống đo khoảng cách sẽ được chuyển thẳng vào kính ngắm của xạ thủ, cho phép rút ngắn thời gian xác định mục tiêu.Đây không phải là lần đầu tiên Nga giới thiệu một phiên bản nâng cấp của dòng xe tăng T-62. Trước đó vào năm 2021, Nga cũng đã cho ra mắt một bản nâng cấp tương tự.Được ra đời từ những năm 60 và trở nên phổ biến vào thập niên 70 của thế kỷ trước, loại xe tăng này đã xuất hiện trong gần như mọi lực lượng vũ trang thân Liên Xô cũ.Chính vì sự phổ biến của xe tăng T-62 mà tới nay, nhiều quốc gia trong đó có Nga vẫn đang cần mẫn nâng cấp loại xe tăng này, để tiếp tục sử dụng.Thực tế, dù là loại xe tăng khá phổ biến, nhưng T-62 lại không nhận được quá nhiều sự quan tâm, do nó không có quá nhiều chiến tích như phiên bản tiền nhiệm T-55 và cũng không hiện đại vượt bậc như T-64 ra đời sau đó.Xe tăng chủ lực T-62 chưa được trang bị hệ thống nạp đạn tự động, xe vẫn cần nạp đạn viên. Tuy nhiên, so với T-55, xe tăng T-62 thấp hơn và có giáp tháp pháo dày hơn.Mặc dù vậy, do có tới hơn 22.000 chiếc xe tăng T-62 từng được sản xuất, loại xe tăng này tới nay vẫn tiếp tục được hàng chục quốc gia trên thế giới sử dụng.Thậm chí trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, loại xe tăng này cũng xuất hiện và tham chiến. Với một cường quốc quân sự đang sở hữu nhiều loại xe tăng hiện đại như Nga, động thái này khiến không ít quốc gia phải bất ngờ.Tuy nhiên, dù không đủ sức đối đầu với các loại xe tăng chủ lực hiện đại ngày nay, xe tăng T-62 vẫn đủ khả năng làm nhiệm vụ che chắn cho bộ binh và yểm trợ, tấn công các cụm hỏa lực kiên cố của đối phương với khẩu pháo 115mm của nó.Theo thông tin được tạp chí 19fortyfive của Mỹ đăng tải, tới nay ít nhất Nga đã thiệt hại khoảng 800 xe tăng trên chiến trường Ukraine, phần lớn trong số đó là các xe tăng chủ lực từ thời Liên Xô.Hiện tại, trên thế giới còn ít nhất 20 quốc gia sử dụng xe tăng T-62. Bản thân Nga đã từng rút loại xe tăng này ra khỏi biên chế từ đầu những năm 2000, nhưng vẫn cất trong kho chứa và có thể tái bổ sung bất cứ lúc nào.
Tại triển lãm vũ khí quốc phòng Army 2022, quân đội Nga đã giới thiệu phiên bản nâng cấp mới nhất của xe tăng chủ lực T-62.
Theo thông tin được phía Nga công bố, phiên bản mới của T-62 được trang bị pháo 115mm 2A20, bổ sung thêm hệ thống đo xa KTD-2 và tăng cường hệ thống bảo vệ thụ động.
Phía Nga quảng cáo, giờ đây hệ thống đo xa của xe tăng T-62 sẽ dễ sử dụng hơn trước, thông số từ hệ thống đo khoảng cách sẽ được chuyển thẳng vào kính ngắm của xạ thủ, cho phép rút ngắn thời gian xác định mục tiêu.
Đây không phải là lần đầu tiên Nga giới thiệu một phiên bản nâng cấp của dòng xe tăng T-62. Trước đó vào năm 2021, Nga cũng đã cho ra mắt một bản nâng cấp tương tự.
Được ra đời từ những năm 60 và trở nên phổ biến vào thập niên 70 của thế kỷ trước, loại xe tăng này đã xuất hiện trong gần như mọi lực lượng vũ trang thân Liên Xô cũ.
Chính vì sự phổ biến của xe tăng T-62 mà tới nay, nhiều quốc gia trong đó có Nga vẫn đang cần mẫn nâng cấp loại xe tăng này, để tiếp tục sử dụng.
Thực tế, dù là loại xe tăng khá phổ biến, nhưng T-62 lại không nhận được quá nhiều sự quan tâm, do nó không có quá nhiều chiến tích như phiên bản tiền nhiệm T-55 và cũng không hiện đại vượt bậc như T-64 ra đời sau đó.
Xe tăng chủ lực T-62 chưa được trang bị hệ thống nạp đạn tự động, xe vẫn cần nạp đạn viên. Tuy nhiên, so với T-55, xe tăng T-62 thấp hơn và có giáp tháp pháo dày hơn.
Mặc dù vậy, do có tới hơn 22.000 chiếc xe tăng T-62 từng được sản xuất, loại xe tăng này tới nay vẫn tiếp tục được hàng chục quốc gia trên thế giới sử dụng.
Thậm chí trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, loại xe tăng này cũng xuất hiện và tham chiến. Với một cường quốc quân sự đang sở hữu nhiều loại xe tăng hiện đại như Nga, động thái này khiến không ít quốc gia phải bất ngờ.
Tuy nhiên, dù không đủ sức đối đầu với các loại xe tăng chủ lực hiện đại ngày nay, xe tăng T-62 vẫn đủ khả năng làm nhiệm vụ che chắn cho bộ binh và yểm trợ, tấn công các cụm hỏa lực kiên cố của đối phương với khẩu pháo 115mm của nó.
Theo thông tin được tạp chí 19fortyfive của Mỹ đăng tải, tới nay ít nhất Nga đã thiệt hại khoảng 800 xe tăng trên chiến trường Ukraine, phần lớn trong số đó là các xe tăng chủ lực từ thời Liên Xô.
Hiện tại, trên thế giới còn ít nhất 20 quốc gia sử dụng xe tăng T-62. Bản thân Nga đã từng rút loại xe tăng này ra khỏi biên chế từ đầu những năm 2000, nhưng vẫn cất trong kho chứa và có thể tái bổ sung bất cứ lúc nào.