Cuộc xung đột Nga và Ukraine ở chiến tuyến đã lâm vào thế bế tắc, song cả hai bên đều thiếu biện pháp khả thi để phá vỡ cục diện. Ukraine mặc dù đã nhận được rất nhiều vũ khí tiên tiến của phương Tây, nhưng phần lớn đều là vũ khí phòng thủ. Hiện tại, Ukraine có một số lượng tương đối lớn pháo binh, để ổn định chiến tuyến, còn phương tiện bọc thép mặt đất thì vẫn còn thiếu.Quân đội Nga cũng được cho là đã tổn thất một lượng lớn sức chiến đấu bọc thép, đặc biệt là xe tăng. Nhưng Nga dù sao cũng hơn Ukraine về công nghệ và nguồn lực, truyền thông Nga vừa cho biết, quân đội nước này sẽ sớm đưa T-14 Armata, xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ tư đầu tiên trên thế giới vào chiến trường Ukraine.Hiện tại loại xe tăng T-14 có số lượng không lớn, thậm chí còn chưa hoàn thành thử nghiệm cấp nhà nước và chưa hề thử nghiệm trong thực chiến. Nếu T-14 hoạt động tốt, quân đội Nga cũng có lý do để trang bị với số lượng lớn; thậm chí Nga còn có thể kiếm bộn tiền khi xuất khẩu T-14. Tất nhiên, T-14 dường như không có khả năng thay đổi cục diện cuộc chiến.Xe tăng T-14 Armata xuất hiện lần đầu trong Lễ duyệt binh mừng ngày Chiến thắng của Nga vào ngày 9/5/2015. Đây là xe tăng bánh xích hạng nặng, khung gầm được tiêu chuẩn hóa để làm cơ sở chế tạo các loại xe bọc thép khác. Nó được trang bị đầy đủ thiết bị kỹ thuật số, tháp pháo không người lái và khoang bọc thép riêng cho kíp xe.Nga coi T-14 Armata là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ tư đầu tiên và tuyên bố sẽ mua 2.400 chiếc, để thay thế những chiếc xe tăng T-72 và T-80 đã lạc hậu. Tuy nhiên, do công nghệ chưa hoàn thiện, nên T-14 chưa được đưa vào sản xuất hàng loạt; Quân đội Nga sau đó đã quyết định nâng cấp, cải tiến T-72 và T-80 để bù đắp cho sự chậm trễ trong thời gian chờ hoàn thiện T-14. Tháng 4/2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nga Denis Manturov khẳng định, động cơ, hệ thống điều khiển hỏa lực và thiết bị quan sát ảnh nhiệt của xe tăng T-14 cần được cải tiến; do vậy tiến độ đưa T-14 vào biên chế chiến đấu vẫn còn rất xa.Theo trang "Oryx", chuyên thống kê thiệt hại các cuộc xung đột trên thế giới, tổn thất thiết bị quân sự của Nga ở Ukraine, dựa trên các bức ảnh từ tiền tuyến; kể từ khi cuộc xung đột nổ ra đến nay, Quân đội Nga mất ít nhất 1.577 xe tăng chiến đấu chủ lực, chủ yếu là T-72, tiếp theo là T-80; trong đó có 7 chiếc T-90M hiện đại hơn.Do đó, Quân đội Nga đưa xe tăng T-14 tới chiến trường Ukraine lần này vì hai lý do, thứ nhất tìm mục tiêu thực chiến phù hợp, để loại xe tăng mới này hoàn thiện, để có thể đưa vào trang bị loạt; thứ hai là rất có thể, Quân đội Nga cần T-14 cũng sẽ khích lệ tinh thần của binh sĩ. Người dẫn chương trình truyền hình Nga Vladimir Solovyov đã chia sẻ một số hình ảnh và video về xe tăng T-14 Armata trên mạng xã hội. Theo một số nguồn tin của truyền thông Nga, những chiếc xe tăng này đang chuẩn bị được triển khai ở chiến trường Donbass.Xe tăng T-14 Armata được trang bị công nghệ kỹ thuật số và chia làm ba khoang, bao gồm thân xe với kíp xe ba người ở phía trước, tháp pháo không người lái, được điều khiển từ xa ở chính giữa và động cơ ở phía sau. Vũ khí chính hiện nay của xe tăng T-14 là pháo 125mm 2A82, có thể được thay thế trong tương lai bằng pháo 152mm 2A83, được cho là có thể bắn loại đạn xuyên giáp mới, có khả năng xuyên thủng lớp giáp dày gấp đôi lớp giáp hiện nay, trên xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 Abrams của Mỹ.Về khả năng bảo vệ, T-14 được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động (APS) để phá hủy các tên lửa bay tới. Theo thông tin, APS của T-14 có thể chống lại tất cả các loại tên lửa chống tăng. Ngoài ra, T-14 có giáp phản ứng nổ (ERA) ở phía trước và giáp phụ ở phía sau, để bổ sung khả năng bảo vệ, chống tên lửa chống tăng. Tháp pháo không người lái trên xe tăng T-14 được trang bị pháo nòng trơn 125 mm 2A82-1M với cơ cấu nạp đạn tự động. Cơ số đạn trong tháp pháo là 45 viên, trong đó có 32 viên sẵn sàng sử dụng. Pháo chính cũng có thể phóng tên lửa dẫn đường bằng laser với tầm bắn từ 7-12 km. Nhưng do quân đội Nga dường như không có nhiều xe tăng T-14, nên không rõ tổng cộng có bao nhiêu xe tăng loại này có thể được đưa vào chiến trường. Đoạn video cho thấy, có ít nhất hai chiếc xe tăng T-14 đang di chuyển dọc theo con đường đất; một trong số đó đã quay cảnh sương mù dày đặc trên đường đi. Vào tháng 11/2021, hãng thông tấn TASS của Nga đưa tin, lô 20 xe tăng T-14 thử nghiệm, sẽ được chuyển giao cho các đơn vị chiến đấu của Quân đội Nga vào cuối năm 2021. Khoảng một tháng sau (vào tháng 12/2021), công ty nhà nước Nga Rostec tuyên bố bắt đầu sản xuất số lượng nhỏ xe tăng T-14 Armata. Cách đây không lâu, ông Andrei Yelchaninov, Phó Chủ tịch thứ nhất của hội đồng quản trị Ủy ban Công nghiệp Quân sự Nga, trong một cuộc phỏng vấn với Interfax cho biết, cuộc thử nghiệm xe tăng T-14 đang được tiến hành; dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2022 và sẽ được bàn giao cho quân đội sau năm 2023.Như vậy có khả năng, Quân đội Nga có thể đưa vào biên chế một số lượng nhỏ T-14 từ các lô thử nghiệm, để kiểm tra khả năng kỹ chiến thuật trong thực chiến, nhằm kết hợp kinh nghiệm thực chiến vào quá trình phát triển lớp xe tăng tiếp theo. Cho đến nay, loại xe tăng mạnh nhất, được Quân đội Nga triển khai tham chiến ở Ukraine chính là T-90M được sản xuất hàng loạt.
Cuộc xung đột Nga và Ukraine ở chiến tuyến đã lâm vào thế bế tắc, song cả hai bên đều thiếu biện pháp khả thi để phá vỡ cục diện. Ukraine mặc dù đã nhận được rất nhiều vũ khí tiên tiến của phương Tây, nhưng phần lớn đều là vũ khí phòng thủ. Hiện tại, Ukraine có một số lượng tương đối lớn pháo binh, để ổn định chiến tuyến, còn phương tiện bọc thép mặt đất thì vẫn còn thiếu.
Quân đội Nga cũng được cho là đã tổn thất một lượng lớn sức chiến đấu bọc thép, đặc biệt là xe tăng. Nhưng Nga dù sao cũng hơn Ukraine về công nghệ và nguồn lực, truyền thông Nga vừa cho biết, quân đội nước này sẽ sớm đưa T-14 Armata, xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ tư đầu tiên trên thế giới vào chiến trường Ukraine.
Hiện tại loại xe tăng T-14 có số lượng không lớn, thậm chí còn chưa hoàn thành thử nghiệm cấp nhà nước và chưa hề thử nghiệm trong thực chiến. Nếu T-14 hoạt động tốt, quân đội Nga cũng có lý do để trang bị với số lượng lớn; thậm chí Nga còn có thể kiếm bộn tiền khi xuất khẩu T-14. Tất nhiên, T-14 dường như không có khả năng thay đổi cục diện cuộc chiến.
Xe tăng T-14 Armata xuất hiện lần đầu trong Lễ duyệt binh mừng ngày Chiến thắng của Nga vào ngày 9/5/2015. Đây là xe tăng bánh xích hạng nặng, khung gầm được tiêu chuẩn hóa để làm cơ sở chế tạo các loại xe bọc thép khác. Nó được trang bị đầy đủ thiết bị kỹ thuật số, tháp pháo không người lái và khoang bọc thép riêng cho kíp xe.
Nga coi T-14 Armata là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ tư đầu tiên và tuyên bố sẽ mua 2.400 chiếc, để thay thế những chiếc xe tăng T-72 và T-80 đã lạc hậu. Tuy nhiên, do công nghệ chưa hoàn thiện, nên T-14 chưa được đưa vào sản xuất hàng loạt; Quân đội Nga sau đó đã quyết định nâng cấp, cải tiến T-72 và T-80 để bù đắp cho sự chậm trễ trong thời gian chờ hoàn thiện T-14.
Tháng 4/2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nga Denis Manturov khẳng định, động cơ, hệ thống điều khiển hỏa lực và thiết bị quan sát ảnh nhiệt của xe tăng T-14 cần được cải tiến; do vậy tiến độ đưa T-14 vào biên chế chiến đấu vẫn còn rất xa.
Theo trang "Oryx", chuyên thống kê thiệt hại các cuộc xung đột trên thế giới, tổn thất thiết bị quân sự của Nga ở Ukraine, dựa trên các bức ảnh từ tiền tuyến; kể từ khi cuộc xung đột nổ ra đến nay, Quân đội Nga mất ít nhất 1.577 xe tăng chiến đấu chủ lực, chủ yếu là T-72, tiếp theo là T-80; trong đó có 7 chiếc T-90M hiện đại hơn.
Do đó, Quân đội Nga đưa xe tăng T-14 tới chiến trường Ukraine lần này vì hai lý do, thứ nhất tìm mục tiêu thực chiến phù hợp, để loại xe tăng mới này hoàn thiện, để có thể đưa vào trang bị loạt; thứ hai là rất có thể, Quân đội Nga cần T-14 cũng sẽ khích lệ tinh thần của binh sĩ.
Người dẫn chương trình truyền hình Nga Vladimir Solovyov đã chia sẻ một số hình ảnh và video về xe tăng T-14 Armata trên mạng xã hội. Theo một số nguồn tin của truyền thông Nga, những chiếc xe tăng này đang chuẩn bị được triển khai ở chiến trường Donbass.
Xe tăng T-14 Armata được trang bị công nghệ kỹ thuật số và chia làm ba khoang, bao gồm thân xe với kíp xe ba người ở phía trước, tháp pháo không người lái, được điều khiển từ xa ở chính giữa và động cơ ở phía sau.
Vũ khí chính hiện nay của xe tăng T-14 là pháo 125mm 2A82, có thể được thay thế trong tương lai bằng pháo 152mm 2A83, được cho là có thể bắn loại đạn xuyên giáp mới, có khả năng xuyên thủng lớp giáp dày gấp đôi lớp giáp hiện nay, trên xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 Abrams của Mỹ.
Về khả năng bảo vệ, T-14 được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động (APS) để phá hủy các tên lửa bay tới. Theo thông tin, APS của T-14 có thể chống lại tất cả các loại tên lửa chống tăng. Ngoài ra, T-14 có giáp phản ứng nổ (ERA) ở phía trước và giáp phụ ở phía sau, để bổ sung khả năng bảo vệ, chống tên lửa chống tăng.
Tháp pháo không người lái trên xe tăng T-14 được trang bị pháo nòng trơn 125 mm 2A82-1M với cơ cấu nạp đạn tự động. Cơ số đạn trong tháp pháo là 45 viên, trong đó có 32 viên sẵn sàng sử dụng. Pháo chính cũng có thể phóng tên lửa dẫn đường bằng laser với tầm bắn từ 7-12 km.
Nhưng do quân đội Nga dường như không có nhiều xe tăng T-14, nên không rõ tổng cộng có bao nhiêu xe tăng loại này có thể được đưa vào chiến trường. Đoạn video cho thấy, có ít nhất hai chiếc xe tăng T-14 đang di chuyển dọc theo con đường đất; một trong số đó đã quay cảnh sương mù dày đặc trên đường đi.
Vào tháng 11/2021, hãng thông tấn TASS của Nga đưa tin, lô 20 xe tăng T-14 thử nghiệm, sẽ được chuyển giao cho các đơn vị chiến đấu của Quân đội Nga vào cuối năm 2021. Khoảng một tháng sau (vào tháng 12/2021), công ty nhà nước Nga Rostec tuyên bố bắt đầu sản xuất số lượng nhỏ xe tăng T-14 Armata.
Cách đây không lâu, ông Andrei Yelchaninov, Phó Chủ tịch thứ nhất của hội đồng quản trị Ủy ban Công nghiệp Quân sự Nga, trong một cuộc phỏng vấn với Interfax cho biết, cuộc thử nghiệm xe tăng T-14 đang được tiến hành; dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2022 và sẽ được bàn giao cho quân đội sau năm 2023.
Như vậy có khả năng, Quân đội Nga có thể đưa vào biên chế một số lượng nhỏ T-14 từ các lô thử nghiệm, để kiểm tra khả năng kỹ chiến thuật trong thực chiến, nhằm kết hợp kinh nghiệm thực chiến vào quá trình phát triển lớp xe tăng tiếp theo. Cho đến nay, loại xe tăng mạnh nhất, được Quân đội Nga triển khai tham chiến ở Ukraine chính là T-90M được sản xuất hàng loạt.