Theo số liệu thống kê của Oryx - một tổ chứng độc lập chuyên kiểm chứng số liệu xe tăng, thiết giáp bị thiệt hại tại Ukraine với hình ảnh hoặc video xác minh - quân đội Nga đã mất khoảng 2000 xe tăng, thiết giáp các loại tại Ukraine.Thiệt hại của Nga vượt trội hoàn toàn so với Ukraine, do quân đội Nga sử dụng số lượng xe tăng cực lớn, nhưng lại phải đối đầu với vũ khí chống tăng hiện đại từ phương Tây.Cho tới nay, gần như mọi loại xe tăng trong biên chế của Nga đều đã xuất hiện và bị hạ gục tại Ukraine, từ những mẫu xe tăng cổ lỗ T-64, cho tới mẫu xe tăng hiện đại nhất của dòng T-90 là T-90M.Tuy nhiên, nhiều người không khỏi thắc mắc, tại sao Nga chưa mang xe tăng chủ lực T-14, cỗ xe tăng hiện đại nhất của lực lượng này tới tham chiến ở Ukraine.Tạp chí 19fortyfive của Mỹ cho rằng, một trong những lý do lớn nhất khiến Nga không thể mang xe tăng chủ lực T-14 Armata tới Ukraine, đó là vì số lượng của chúng quá ít.Theo nhiều nguồn tin của Nga, tính tới năm 2021 quốc gia này mới chỉ sản xuất được khoảng 20 xe tăng T-14 Armata - một con số quá nhỏ bé so với quy mô của lực lượng xe tăng Nga.Kể cả trong trường hợp khả quan nhất, nhiều nguồn tin cho rằng Nga đang có khoảng 130 xe tăng T-14 Armata, thì đây vẫn là con số rất nhỏ bé, so với lượng xe tăng Nga mang tới Ukraine.Học thuyết tác chiến với xe tăng của Nga đòi hỏi quân số lớn, áp đảo đối phương hoàn toàn về mặt số lượng, di chuyển theo kiểu càn quét và tận dụng tối đa hoả lực áp đảo.Với học thuyết này, số lượng xe tăng T-14 của Nga rõ ràng là không đủ để tạo nên sự khác biệt trên chiến trường. Chưa kể tới việc, xe tăng T-14 Armata có cái giá quá đắt đỏ, khiến Nga không dám mạo hiểm mang chúng tới "lò nướng thiết giáp Ukraine".Ước tính, mỗi chiếc xe tăng T-14 Armata có giá khoảng 4 triệu USD - con số này tương đương với giá thành sản xuất của các xe tăng T-90 phiên bản cải tiến. Tuy nhiên, dây chuyền lắp ráp T-14 của Nga còn quá mới, sẽ khó có thể đạt năng suất cao như các dây chuyền sản xuất T-90 vốn đã hoạt động từ cách đây 30 năm.T-14 Armata được xem là mẫu xe tăng đại diện cho thế hệ tiếp theo của loại vũ khí này, với thiết kế hoàn toàn khác biệt với mọi loại xe tăng trước đây, khi tháp pháo của chúng được tự động hoá hoàn toàn, kíp lái sẽ điều khiển tháp pháo từ trong thân xe.Nga từng rất lạc quan khi muốn trang bị tới 2300 xe tăng T-14 Armata vào biên chế trong giai đoạn 2015 - 2020. Tuy nhiên do vấn đề kinh phí, Nga đã phải rời bỏ kế hoạch này tới năm 2025. Mặc dù vậy, ở thời điểm năm 2023 đã cận kề, rất có thể ước mơ về 2300 xe tăng T-14 Armata của Nga sẽ tiếp tục bị trì hoãn.
Theo số liệu thống kê của Oryx - một tổ chứng độc lập chuyên kiểm chứng số liệu xe tăng, thiết giáp bị thiệt hại tại Ukraine với hình ảnh hoặc video xác minh - quân đội Nga đã mất khoảng 2000 xe tăng, thiết giáp các loại tại Ukraine.
Thiệt hại của Nga vượt trội hoàn toàn so với Ukraine, do quân đội Nga sử dụng số lượng xe tăng cực lớn, nhưng lại phải đối đầu với vũ khí chống tăng hiện đại từ phương Tây.
Cho tới nay, gần như mọi loại xe tăng trong biên chế của Nga đều đã xuất hiện và bị hạ gục tại Ukraine, từ những mẫu xe tăng cổ lỗ T-64, cho tới mẫu xe tăng hiện đại nhất của dòng T-90 là T-90M.
Tuy nhiên, nhiều người không khỏi thắc mắc, tại sao Nga chưa mang xe tăng chủ lực T-14, cỗ xe tăng hiện đại nhất của lực lượng này tới tham chiến ở Ukraine.
Tạp chí 19fortyfive của Mỹ cho rằng, một trong những lý do lớn nhất khiến Nga không thể mang xe tăng chủ lực T-14 Armata tới Ukraine, đó là vì số lượng của chúng quá ít.
Theo nhiều nguồn tin của Nga, tính tới năm 2021 quốc gia này mới chỉ sản xuất được khoảng 20 xe tăng T-14 Armata - một con số quá nhỏ bé so với quy mô của lực lượng xe tăng Nga.
Kể cả trong trường hợp khả quan nhất, nhiều nguồn tin cho rằng Nga đang có khoảng 130 xe tăng T-14 Armata, thì đây vẫn là con số rất nhỏ bé, so với lượng xe tăng Nga mang tới Ukraine.
Học thuyết tác chiến với xe tăng của Nga đòi hỏi quân số lớn, áp đảo đối phương hoàn toàn về mặt số lượng, di chuyển theo kiểu càn quét và tận dụng tối đa hoả lực áp đảo.
Với học thuyết này, số lượng xe tăng T-14 của Nga rõ ràng là không đủ để tạo nên sự khác biệt trên chiến trường. Chưa kể tới việc, xe tăng T-14 Armata có cái giá quá đắt đỏ, khiến Nga không dám mạo hiểm mang chúng tới "lò nướng thiết giáp Ukraine".
Ước tính, mỗi chiếc xe tăng T-14 Armata có giá khoảng 4 triệu USD - con số này tương đương với giá thành sản xuất của các xe tăng T-90 phiên bản cải tiến. Tuy nhiên, dây chuyền lắp ráp T-14 của Nga còn quá mới, sẽ khó có thể đạt năng suất cao như các dây chuyền sản xuất T-90 vốn đã hoạt động từ cách đây 30 năm.
T-14 Armata được xem là mẫu xe tăng đại diện cho thế hệ tiếp theo của loại vũ khí này, với thiết kế hoàn toàn khác biệt với mọi loại xe tăng trước đây, khi tháp pháo của chúng được tự động hoá hoàn toàn, kíp lái sẽ điều khiển tháp pháo từ trong thân xe.
Nga từng rất lạc quan khi muốn trang bị tới 2300 xe tăng T-14 Armata vào biên chế trong giai đoạn 2015 - 2020. Tuy nhiên do vấn đề kinh phí, Nga đã phải rời bỏ kế hoạch này tới năm 2025. Mặc dù vậy, ở thời điểm năm 2023 đã cận kề, rất có thể ước mơ về 2300 xe tăng T-14 Armata của Nga sẽ tiếp tục bị trì hoãn.