Trong khoảng thời gian hơn một năm vừa qua, rất nhiều xe tăng Nga đã được ứng dụng một 'cải tiến kỹ thuật' cực kỳ đặc biệt, khi nó đơn giản và rất dễ nhận biết.Cụ thể, phía trên tháp pháo xe tăng xuất hiện một "mái che" rất đặc biệt, được cấu tạo từ các thanh thép kết nối với nhau nhằm hình thành nên lớp giáp phụ tương tự như phần giáp lồng bố trí phía đuôi xe.Phần bổ sung này có tên gọi "Mái che Javelin", được cho là sẽ phát huy tác dụng khi chống lại cú đánh kiểu "đột nóc" từ tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin, khi liều nổ lõm theo quan niệm sẽ mất sức xuyên nếu nổ xa giáp chính.Mặc dù vậy cần nhấn mạnh rằng "sáng kiến" nói trên đã hứng chịu không ít nghi ngờ ngay từ khi được triển khai, thậm chí phần lớn ý kiến cho rằng nó sẽ không có tác dụng nào khác ngoài yếu tố tâm lý.Thực tế những gì diễn ra đã chứng minh quan điểm này, khi rất nhiều xe tăng trang bị "mái che Javelin" vẫn bị tên lửa chống tăng sử dụng phương thức đánh từ trên cao xuống dễ dàng tiêu diệt.Chiếc lồng thép này không thể cản được luồng xuyên rất mạnh kể cả khi quả đạn nổ ở một khoảng cách nhất định so với giáp chính, thậm chí có trường hợp tên lửa còn xuyên qua cả "mái che" trước khi phát nổ.Không chỉ có vậy, chi tiết này còn gây ra nhiều phiền toái khác như làm xe tăng dễ lộ diện, hạn chế sức cơ động khi gây vướng trong lúc di chuyển, làm chập điện khi dính vào ăng ten liên lạc, hay hạn chế góc bắn của súng máy...Trước thực tế trên, đã có một thời gian gần như toàn bộ xe tăng Nga đã tháo bỏ cấu kiện này, nhưng gần đây chiếc lồng thép đã được lắp đặt trở lại và còn kèm theo cải tiến khác rất đáng chú ý.Cụ thể chúng ta đang nói về các khối giáp phản ứng nổ Kontakt-1 gắn trên lồng thép, hình ảnh về những chiếc xe tăng "nâng cấp" nói trên vừa được Bộ Quốc phòng Liên bang Nga công bố trong một phóng sự.Các module giáp phản ứng nổ (ERA) loại Kontakt-1 có dạng những khối thép hình hộp, được gắn bổ sung vào mái che phía trên tháp pháo xe tăng, chi tiết này rất dễ nhận biết.Theo Bộ Quốc phòng Nga, thực tiễn sử dụng T-72B3 hay bất cứ loại xe tăng chiến đấu chủ lực nào khác đều cho thấy điểm yếu nhất của chúng chính là phần trên nóc, nơi bọc thép mỏng nhất.Khi một tên lửa chống tăng loại Javelin hoặc NLAW, hoặc đạn xuyên giáp phóng từ máy bay không người lái trúng khu vực này, xe tăng sẽ bị phá hủy trong hầu hết các trường hợp và kíp chiến đấu rất khó lòng sống sót.Để tăng cường mức độ vững chắc cho "mái che Javelin", chiếc lồng thép đã được bổ sung 40 phiến giáp phản ứng nổ Kontakt-1 ở phía trên, tổng trọng lượng tăng thêm là 200 kg.Bên trong những hộp thép của giáp Kontakt-1 có chứa chất nổ, khi gặp phải luồng xuyên lõm từ đạn chống tăng sẽ phát nổ với hiệu ứng hướng ra ngoài, từ đó làm giảm sức sát thương của đạn.Ngoài chống lại tên lửa, những chiếc "mái che Javelin" lắp bổ sung giáp phản ứng nổ Kontakt-1 còn được nhận xét là sẽ dễ dàng vô hiệu hóa tất cả các loại máy bay không người lái tấn công cảm tử.
Trong khoảng thời gian hơn một năm vừa qua, rất nhiều xe tăng Nga đã được ứng dụng một 'cải tiến kỹ thuật' cực kỳ đặc biệt, khi nó đơn giản và rất dễ nhận biết.
Cụ thể, phía trên tháp pháo xe tăng xuất hiện một "mái che" rất đặc biệt, được cấu tạo từ các thanh thép kết nối với nhau nhằm hình thành nên lớp giáp phụ tương tự như phần giáp lồng bố trí phía đuôi xe.
Phần bổ sung này có tên gọi "Mái che Javelin", được cho là sẽ phát huy tác dụng khi chống lại cú đánh kiểu "đột nóc" từ tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin, khi liều nổ lõm theo quan niệm sẽ mất sức xuyên nếu nổ xa giáp chính.
Mặc dù vậy cần nhấn mạnh rằng "sáng kiến" nói trên đã hứng chịu không ít nghi ngờ ngay từ khi được triển khai, thậm chí phần lớn ý kiến cho rằng nó sẽ không có tác dụng nào khác ngoài yếu tố tâm lý.
Thực tế những gì diễn ra đã chứng minh quan điểm này, khi rất nhiều xe tăng trang bị "mái che Javelin" vẫn bị tên lửa chống tăng sử dụng phương thức đánh từ trên cao xuống dễ dàng tiêu diệt.
Chiếc lồng thép này không thể cản được luồng xuyên rất mạnh kể cả khi quả đạn nổ ở một khoảng cách nhất định so với giáp chính, thậm chí có trường hợp tên lửa còn xuyên qua cả "mái che" trước khi phát nổ.
Không chỉ có vậy, chi tiết này còn gây ra nhiều phiền toái khác như làm xe tăng dễ lộ diện, hạn chế sức cơ động khi gây vướng trong lúc di chuyển, làm chập điện khi dính vào ăng ten liên lạc, hay hạn chế góc bắn của súng máy...
Trước thực tế trên, đã có một thời gian gần như toàn bộ xe tăng Nga đã tháo bỏ cấu kiện này, nhưng gần đây chiếc lồng thép đã được lắp đặt trở lại và còn kèm theo cải tiến khác rất đáng chú ý.
Cụ thể chúng ta đang nói về các khối giáp phản ứng nổ Kontakt-1 gắn trên lồng thép, hình ảnh về những chiếc xe tăng "nâng cấp" nói trên vừa được Bộ Quốc phòng Liên bang Nga công bố trong một phóng sự.
Các module giáp phản ứng nổ (ERA) loại Kontakt-1 có dạng những khối thép hình hộp, được gắn bổ sung vào mái che phía trên tháp pháo xe tăng, chi tiết này rất dễ nhận biết.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, thực tiễn sử dụng T-72B3 hay bất cứ loại xe tăng chiến đấu chủ lực nào khác đều cho thấy điểm yếu nhất của chúng chính là phần trên nóc, nơi bọc thép mỏng nhất.
Khi một tên lửa chống tăng loại Javelin hoặc NLAW, hoặc đạn xuyên giáp phóng từ máy bay không người lái trúng khu vực này, xe tăng sẽ bị phá hủy trong hầu hết các trường hợp và kíp chiến đấu rất khó lòng sống sót.
Để tăng cường mức độ vững chắc cho "mái che Javelin", chiếc lồng thép đã được bổ sung 40 phiến giáp phản ứng nổ Kontakt-1 ở phía trên, tổng trọng lượng tăng thêm là 200 kg.
Bên trong những hộp thép của giáp Kontakt-1 có chứa chất nổ, khi gặp phải luồng xuyên lõm từ đạn chống tăng sẽ phát nổ với hiệu ứng hướng ra ngoài, từ đó làm giảm sức sát thương của đạn.
Ngoài chống lại tên lửa, những chiếc "mái che Javelin" lắp bổ sung giáp phản ứng nổ Kontakt-1 còn được nhận xét là sẽ dễ dàng vô hiệu hóa tất cả các loại máy bay không người lái tấn công cảm tử.