Theo tờ Bulgarian Military, xe tăng Leopard 2 - một “tuyệt phẩm” do người Đức chế tạo (như quảng cáo của truyền thông phương Tây), được dự đoán là vũ khí quan trọng của quân đội Ukraine; hiện được cho là không được tham gia chiến đấu ở chiến trường. Chỉ cách đây không lâu, người Ukraine và phương Tây còn hy vọng rằng, những vũ khí hiện đại bậc nhất này của phương Tây, sẽ góp phần tạo thế cân bằng trước quân Nga ở miền Nam Ukraine; nhưng những kỳ vọng đó dường như không được đáp ứng.Tờ nhật báo quốc gia của Đức, Die Welt viết: “Số xe tăng chiến đấu Leopard 2 của Đức, được cho là hiện diện rõ ràng ở tiền tuyến phía Tây, nhưng hầu như “vô hình”. Trước đó, các chuyên gia phương Tây còn tự tin, những chiếc xe tăng với lớp giáp vượt trội, hỏa lực chính xác và khả năng cơ động cao, sẽ dẫn đầu lực lượng đột phá qua hệ thống phòng thủ của Nga ở miền Nam Ukraine”.Tờ Die Welt còn đề cập thêm rằng, Leopard 2, vốn được mệnh danh là “kẻ thay đổi cuộc chơi”, đã bất ngờ “mất hút” trên chiến trường. Ngoài ra, hy vọng của các quốc gia NATO về một bước đột phá của Ukraine thông qua việc sử dụng công nghệ châu Âu đã không thành hiện thực. Do thiếu sự yểm trợ trên không, đã biến những xe tăng chiến đấu hiện đại thành những khẩu pháo cơ động. Những phân tích sâu sắc của tờ Die Welt, mấu chốt của vấn đề đã được nêu rõ; tuy nhiên vấn đề này đã được các nhà phân tích quân sự Nga chỉ rõ từ trước, ngay cả trước khi xe tăng phương Tây tràn vào Ukraine: chiến thắng trong các trận đánh không phụ thuộc vào xe tăng mà phụ thuộc vào chiến thuật. Tờ Die Welt lưu ý: “Leopard 2, được trang bị hỏa lực và khả năng cơ động vượt trội, được hình dung là mũi nhọn trong bước đột phá của Ukraine. Đó là dự đoán của các nước NATO. Tuy nhiên, sau bốn tháng phản công, rõ ràng là chỉ có cách tiếp cận chiến thuật thay đổi, mới thành công”.Trước đó, nhà quan sát quân sự, nguyên là một đại tá Quân đội Nga đã nghỉ hưu, ông Victor Litovkin đã dự đoán khả năng xe tăng phương Tây dễ bị thất bại vào mùa thu, khẳng định rằng chúng có thể bị sa lầy trong các thảo nguyên đất đen của Ukraine. Chuyên gia Litovkin chỉ ra rằng, xe tăng châu Âu nặng hơn đáng kể so với xe tăng Nga gần 20 tấn; và do đó, chúng dễ bị sa lầy hơn, trở thành mục tiêu bất động cho pháo binh, tên lửa chống tăng dẫn đường và súng phóng lựu của Nga. Trên thực tế, những vùng đất đen (chernozem) của Ukraine một lần nữa được cho là sẽ đóng vai trò là những cái bẫy, với những chiếc xe tăng hạng nặng đối với cuộc phản công của Ukraine. Những chiếc xe tăng phương Tây, có thể bị sa lầy trong vùng đất đen của Ukraine trong mùa mưa.Khu vực đất đen của Ukraine là vùng đất rất màu mỡ, giàu chất hữu cơ và khoáng chất; nhưng nó lại chứa tỷ lệ đất sét cao, có xu hướng co lại và giãn nở khi có sự thay đổi về độ ẩm. Vào mùa khô, đất có thể co lại và hình thành những vết nứt sâu. Khi mùa mưa đến, những vết nứt này có thể bị nước lấp đầy, tạo thành những túi đất mềm ẩn sâu, khó phát hiện. Ngoài ra, thiết kế của những chiếc xe tăng phương Tây cũng có thể góp phần khiến chúng dễ bị bùn lầy đất đen nhấn chìm trong mùa mưa. Xe tăng phương Tây thường có trọng lượng nặng và có bánh xích hoặc bánh xe trải trọng lượng trên một diện tích bề mặt tương đối nhỏ. Bùn đen Ukraine có thể tác động đáng kể đến khả năng di chuyển của xe tăng Leopard 2 của Đức. Bùn lọt vào nhiều bộ phận khác nhau của xe tăng, bao gồm xích xe, bánh xe và các bộ phận cơ khí khác. Điều này có thể khiến xe tăng mất lực kéo và khó di chuyển về phía trước hoặc cơ động hiệu quả. Việc loại bỏ bùn khỏi xe tăng, có thể là một công việc khó khăn và tốn thời gian. Thường phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng như máy rửa áp lực hoặc vòi phun nước mạnh để loại bỏ bùn khỏi những khu vực khó tiếp cận. Trong một số trường hợp, có thể cần phải lao động chân tay để cạo bùn khỏi xích xe và những bánh xe.Quá trình loại bỏ bùn có thể phức tạp hơn nếu xe tăng bị sa lầy trong bùn sâu hoặc nếu bùn đã khô và cứng lại. Trong những trường hợp như vậy, có thể cần phải sử dụng xe cứu kéo hạng nặng hoặc sự hỗ trợ bổ sung, để chống lầy và vệ sinh xe. Trái ngược với suy nghĩ thông thường, động cơ của phương Tây, đặc biệt là trên xe tăng Leopard 2 rất “khó tính” với thời tiết. Ví dụ, dưới cái nóng 35 độ, xe rà phá bom mìn dựa trên khung gầm xe tăng Leopard 2R của Đức, do Phần Lan cung cấp cho quân đội Ukraine đã gặp trục trặc. Nhiệt độ cao như vậy đòi hỏi phải làm mát động cơ bổ sung. Hồi tháng 7, cả ba xe rà phá bom mìn thuộc mẫu Leopard 2R còn sót lại trong Quân đội Ukraina đã ngừng hoạt động trên hướng mặt trận Orekhiv thuộc tỉnh Zaporizhia. Điều đáng chú ý là bất chấp hiệu suất đáng thất vọng của các xe rà phá bom mìn dựa trên xe tăng Leopard ở Ukraine, quân đội Phần Lan vẫn kiên trì sử dụng các xe phá mìn tin cậy, sử dụng khung gầm xe tăng T-55 của Liên Xô.Xe phá mìn Leopard 2R, cỗ máy nặng 56 tấn ban đầu được Phần Lan mua từ Đức, trên xe trang bị thiết bị phá mìn hạng nặng KMT-5M, nhằm biến chúng thành thiết bị kỹ thuật rà phá bom mìn. Tuy nhiên, chúng hoạt động không hiệu quả. Cuối cùng cả 6 chiếc Leopard 2R đã được bàn giao cho quân đội Ukraine. Nhưng ngay trong trận ra quân đầu tiên ở trước làng Rabotino, thuộc phía nam thị trấn Orekhiv, 3 chiếc Leopard 2R đã bị mìn và hỏa lực của Nga phá hủy; 3 chiếc còn lại hư hỏng như đã miêu tả ở trên.
Theo tờ Bulgarian Military, xe tăng Leopard 2 - một “tuyệt phẩm” do người Đức chế tạo (như quảng cáo của truyền thông phương Tây), được dự đoán là vũ khí quan trọng của quân đội Ukraine; hiện được cho là không được tham gia chiến đấu ở chiến trường.
Chỉ cách đây không lâu, người Ukraine và phương Tây còn hy vọng rằng, những vũ khí hiện đại bậc nhất này của phương Tây, sẽ góp phần tạo thế cân bằng trước quân Nga ở miền Nam Ukraine; nhưng những kỳ vọng đó dường như không được đáp ứng.
Tờ nhật báo quốc gia của Đức, Die Welt viết: “Số xe tăng chiến đấu Leopard 2 của Đức, được cho là hiện diện rõ ràng ở tiền tuyến phía Tây, nhưng hầu như “vô hình”. Trước đó, các chuyên gia phương Tây còn tự tin, những chiếc xe tăng với lớp giáp vượt trội, hỏa lực chính xác và khả năng cơ động cao, sẽ dẫn đầu lực lượng đột phá qua hệ thống phòng thủ của Nga ở miền Nam Ukraine”.
Tờ Die Welt còn đề cập thêm rằng, Leopard 2, vốn được mệnh danh là “kẻ thay đổi cuộc chơi”, đã bất ngờ “mất hút” trên chiến trường. Ngoài ra, hy vọng của các quốc gia NATO về một bước đột phá của Ukraine thông qua việc sử dụng công nghệ châu Âu đã không thành hiện thực. Do thiếu sự yểm trợ trên không, đã biến những xe tăng chiến đấu hiện đại thành những khẩu pháo cơ động.
Những phân tích sâu sắc của tờ Die Welt, mấu chốt của vấn đề đã được nêu rõ; tuy nhiên vấn đề này đã được các nhà phân tích quân sự Nga chỉ rõ từ trước, ngay cả trước khi xe tăng phương Tây tràn vào Ukraine: chiến thắng trong các trận đánh không phụ thuộc vào xe tăng mà phụ thuộc vào chiến thuật.
Tờ Die Welt lưu ý: “Leopard 2, được trang bị hỏa lực và khả năng cơ động vượt trội, được hình dung là mũi nhọn trong bước đột phá của Ukraine. Đó là dự đoán của các nước NATO. Tuy nhiên, sau bốn tháng phản công, rõ ràng là chỉ có cách tiếp cận chiến thuật thay đổi, mới thành công”.
Trước đó, nhà quan sát quân sự, nguyên là một đại tá Quân đội Nga đã nghỉ hưu, ông Victor Litovkin đã dự đoán khả năng xe tăng phương Tây dễ bị thất bại vào mùa thu, khẳng định rằng chúng có thể bị sa lầy trong các thảo nguyên đất đen của Ukraine.
Chuyên gia Litovkin chỉ ra rằng, xe tăng châu Âu nặng hơn đáng kể so với xe tăng Nga gần 20 tấn; và do đó, chúng dễ bị sa lầy hơn, trở thành mục tiêu bất động cho pháo binh, tên lửa chống tăng dẫn đường và súng phóng lựu của Nga.
Trên thực tế, những vùng đất đen (chernozem) của Ukraine một lần nữa được cho là sẽ đóng vai trò là những cái bẫy, với những chiếc xe tăng hạng nặng đối với cuộc phản công của Ukraine. Những chiếc xe tăng phương Tây, có thể bị sa lầy trong vùng đất đen của Ukraine trong mùa mưa.
Khu vực đất đen của Ukraine là vùng đất rất màu mỡ, giàu chất hữu cơ và khoáng chất; nhưng nó lại chứa tỷ lệ đất sét cao, có xu hướng co lại và giãn nở khi có sự thay đổi về độ ẩm. Vào mùa khô, đất có thể co lại và hình thành những vết nứt sâu. Khi mùa mưa đến, những vết nứt này có thể bị nước lấp đầy, tạo thành những túi đất mềm ẩn sâu, khó phát hiện.
Ngoài ra, thiết kế của những chiếc xe tăng phương Tây cũng có thể góp phần khiến chúng dễ bị bùn lầy đất đen nhấn chìm trong mùa mưa. Xe tăng phương Tây thường có trọng lượng nặng và có bánh xích hoặc bánh xe trải trọng lượng trên một diện tích bề mặt tương đối nhỏ.
Bùn đen Ukraine có thể tác động đáng kể đến khả năng di chuyển của xe tăng Leopard 2 của Đức. Bùn lọt vào nhiều bộ phận khác nhau của xe tăng, bao gồm xích xe, bánh xe và các bộ phận cơ khí khác. Điều này có thể khiến xe tăng mất lực kéo và khó di chuyển về phía trước hoặc cơ động hiệu quả.
Việc loại bỏ bùn khỏi xe tăng, có thể là một công việc khó khăn và tốn thời gian. Thường phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng như máy rửa áp lực hoặc vòi phun nước mạnh để loại bỏ bùn khỏi những khu vực khó tiếp cận. Trong một số trường hợp, có thể cần phải lao động chân tay để cạo bùn khỏi xích xe và những bánh xe.
Quá trình loại bỏ bùn có thể phức tạp hơn nếu xe tăng bị sa lầy trong bùn sâu hoặc nếu bùn đã khô và cứng lại. Trong những trường hợp như vậy, có thể cần phải sử dụng xe cứu kéo hạng nặng hoặc sự hỗ trợ bổ sung, để chống lầy và vệ sinh xe.
Trái ngược với suy nghĩ thông thường, động cơ của phương Tây, đặc biệt là trên xe tăng Leopard 2 rất “khó tính” với thời tiết. Ví dụ, dưới cái nóng 35 độ, xe rà phá bom mìn dựa trên khung gầm xe tăng Leopard 2R của Đức, do Phần Lan cung cấp cho quân đội Ukraine đã gặp trục trặc. Nhiệt độ cao như vậy đòi hỏi phải làm mát động cơ bổ sung.
Hồi tháng 7, cả ba xe rà phá bom mìn thuộc mẫu Leopard 2R còn sót lại trong Quân đội Ukraina đã ngừng hoạt động trên hướng mặt trận Orekhiv thuộc tỉnh Zaporizhia. Điều đáng chú ý là bất chấp hiệu suất đáng thất vọng của các xe rà phá bom mìn dựa trên xe tăng Leopard ở Ukraine, quân đội Phần Lan vẫn kiên trì sử dụng các xe phá mìn tin cậy, sử dụng khung gầm xe tăng T-55 của Liên Xô.
Xe phá mìn Leopard 2R, cỗ máy nặng 56 tấn ban đầu được Phần Lan mua từ Đức, trên xe trang bị thiết bị phá mìn hạng nặng KMT-5M, nhằm biến chúng thành thiết bị kỹ thuật rà phá bom mìn. Tuy nhiên, chúng hoạt động không hiệu quả.
Cuối cùng cả 6 chiếc Leopard 2R đã được bàn giao cho quân đội Ukraine. Nhưng ngay trong trận ra quân đầu tiên ở trước làng Rabotino, thuộc phía nam thị trấn Orekhiv, 3 chiếc Leopard 2R đã bị mìn và hỏa lực của Nga phá hủy; 3 chiếc còn lại hư hỏng như đã miêu tả ở trên.