Tờ Sina của Trung Quốc cho biết, cuộc phản công mùa hè của quân đội Ukraine gần như đi vào bế tắc. Theo đánh giá của giới phân tích độc lập, quân đội Ukraine chỉ có thể “tiến lên từng mét”. Cùng với tốc độ tiến quân chậm chạp, thì tốc độ tổn thất về vũ khí trang bị và quân số của quân đội Ukraine còn kinh khủng hơn.Theo Oryx, chỉ trong khoảng thời gian từ ngày 23 đến ngày 24/7, 15 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 và 20 xe chiến đấu bộ binh Bradley đã bị phá hủy trên hướng Orekhiv. Đến nỗi Tổng thống Nga Vladimir Putin phải kinh ngạc: “Chúng ta chưa bao giờ phá hủy nhiều vũ khí như vậy của Ukraine trong một ngày”.Trên thực tế, cho dù đó là xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 hay xe chiến đấu bộ binh Bradley, thì hiệu suất chiến đấu toàn diện của nó đều vượt trội. Trong số đó, xe tăng Leopard 2 đã phát triển từ mẫu Leopard 2A1 ban đầu thành Leopard 2A7. Mặc dù Leopard 2A4 của Thổ Nhĩ Kỳ bị thiệt hại trong cuộc chiến ở Syria, nhưng không vì thế mà làm mất đi danh tiếng của xe tăng Đức.Còn xe chiến đấu bộ binh Bradley của Mỹ đã tạo nên “kỳ tích hiếm có” trên chiến trường. Trong chiến dịch "Hướng Đông 73" của Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, 2 trung đội xe Bradley của quân đội Mỹ, bị 13 xe tăng T-72 của Iraq bao vây, không những chống trả được vòng vây của quân Iraq, mà còn tiêu diệt được 5 xe tăng trong số đó.Nhưng trên chiến trường Nga-Ukraine, những vũ khí phương Tây trên, lại “đối mặt” với chính những “bại tướng” của mình trước đây, đó là những vũ khí do Nga sản xuất nhưng đã bị đánh tơi tả.Thất bại của lực lượng thiết giáp Ukraine có hai nguyên nhân, thứ nhất là phương thức tác chiến của các cuộc xung đột hiện đại đã trải qua những thay đổi to lớn; thứ hai là uy lực của những loại vũ khí này đã giảm đi rất nhiều, sau khi thoát ly khỏi hệ thống chiến đấu của NATO. Sở dĩ xe tăng Leopard 2 và xe chiến đấu bộ binh Bradley khi đó có thể một mình tiêu diệt nhiều mục tiêu, là do xung đột vẫn đang trong thời đại cơ giới hóa. Mặc dù các loại vũ khí mới như tên lửa chống tăng, trực thăng vũ trang đã ra đời, nhưng công nghệ thông tin chưa được hoàn thiện. Lúc này hệ thống thông tin liên lạc trên các loại vũ khí bọc thép đang trong giai đoạn chuyển đổi từ hệ thống vô tuyến đàm thoại, sang hệ thống C3I (chỉ huy – kiểm soát – tình báo). Do đó, quân đội của các quốc gia khác nhau vẫn chưa hình thành một hệ thống chiến đấu hoàn chỉnh; do đó vũ khí chống tăng hoặc chống thiết giáp tốt nhất vẫn là pháo tăng.Vì vậy, xe tăng các nước phương Tây hoàn toàn có thể trông cậy vào sự vượt trội của trang bị trên những chiếc xe đó, theo triết lý “tự làm, tự ăn”. Đặc biệt là sự khác biệt thế hệ về hệ thống điều khiển hỏa lực, trình độ huấn luyện của kíp lái. Do đó, khi đối mặt với xe tăng của Liên Xô/Nga sản xuất trên chiến trường, xe tăng phương Tây đã đạt được kết quả tốt. Cuộc chiến Nga-Ukraina nổ ra vào thập kỷ thứ ba của thế kỷ 21. So với những năm 1990, mức độ tin học hóa ở thời điểm này rất khác. Tất cả các loại nền tảng ngày càng trở nên phong phú, vì vậy, hệ thống vũ khí đã tạo thành một hệ thống khép kín hoàn chỉnh. Chiến thuật cũng đã thay đổi từ một cuộc đấu xe tăng đơn giản hồi đó, sang một cuộc bao vây các phương tiện bọc thép bằng nhiều hệ thống vũ khí khác nhau.Theo tình hình hiện tại trên chiến trường Nga-Ukraine, quân đội Nga trước tiên sử dụng mìn truyền thống, hào chống tăng và chướng ngại vật như các khối bê tông “răng rồng” làm vật cản làm chậm bước tiến của quân đội Ukraine. Ngoài ra, pháo binh, UAV và các máy bay chiến đấu khác cũng thực hiện các nhiệm vụ chống tăng và tiêu diệt bộ binh đi kèm.Để nâng cao hiệu quả chiến đấu, những vệ tinh trinh sát tình báo điện tử như Lotos-S1 và UAV trinh sát cung cấp thông tin tình báo kịp thời cho quân đội Nga; hệ thống vệ tinh và các phương tiện thông tin liên lạc khác, đảm bảo thông tin liên lạc chiến trường của quân đội Nga.Cùng với đó là các hệ thống tác chiến điện tử cực mạnh của Nga, được sử dụng để chế áp điện từ và phá hủy hệ thống thông tin liên lạc chiến trường của quân đội Ukraine, khiến thông tin chiến thuật bị tê liệt; khiến việc hiệp đồng tác chiến trên chiến trường không được thông suốt. Mặc dù trinh sát không gian, tác chiến điện tử của quân đội Nga kém hơn so với Quân đội Mỹ, cũng như hệ thống truyền tin vẫn còn hơi chậm và cũng thiếu các phương tiện như UAV tích hợp, vừa đảm nhiệm trinh sát, giám sát và chiến đấu; nhưng cũng đủ để đối phó với một cuộc xung đột cục bộ quy mô lớn. Mặt khác, quân đội Ukraine không có vệ tinh, máy bay trinh sát điện tử và các thiết bị khác; đồng thời hệ thống UAV bị quân đội Nga chế áp điện tử mạnh, nên không thể giám sát chiến trường theo thời gian thực. Ngoài ra, quân đội Ukraine thiếu sức mạnh không quân, nên khó có thể yểm trợ hiệu quả cho quân tấn công. Mặc dù vậy, quân đội Ukraine vẫn dựa vào xe tăng làm vũ khí đột kích, pháo binh yểm trợ hỏa lực và bộ binh cùng xe bọc thép đi cùng để tác chiến để mở cuộc tấn công vào quân đội Nga. Lý do khiến quân đội Ukraine dám tấn công bằng “phiên bản rút gọn” của hệ thống chiến đấu phương Tây, là do thông tin tình báo chiến trường, được NATO hỗ trợ. Nhưng khi đối mặt với khả năng áp chế điện từ mạnh mẽ của quân đội Nga, năng lực nhận thức tình huống ưu việt ban đầu của quân đội Ukraine cũng khó phát huy hiệu quả, vì năng lực thông tin chiến trường của họ bị tác chiến điện tử của Nga can thiệp. Hơn nữa, do khả năng liên lạc chiến trường bị tê liệt, nên xe tăng và xe chiến đấu bộ binh trong quân đội Ukraine lúc này không còn tính hiệp đồng, chỉ huy chiến đấu và do khả năng liên lạc chiến trường suy yếu, nên rơi vào tình trạng "chiến đấu cá nhân tự phát", “mạnh ai nấy đánh”… Trong bối cảnh như vậy, đương nhiên quân đội Nga có thể tùy ý triển khai kế hoạch chiến đấu của họ. Tuy nhiên Quân đội Nga lại thiếu nghiêm trọng vũ khí dẫn đường chính xác, nên hiệu quả chiến đấu không cao. Mặc dù họ đã chế áp hiệu quả hệ thống thông tin liên lạc của quân đội Ukraine trên chiến trường và thiết lập hoàn chỉnh hệ thống tác chiến chống tăng.Trên thực tế, kể từ khi Nga chuyển sang hệ thống sản xuất thời chiến vào năm 2022, đặc biệt là sau khi khắc phục được vấn đề cung cấp linh kiện điện tử, việc sản xuất các loại vũ khí dẫn đường chính xác của quân đội Nga đã tăng lên nhanh chóng.Đồng thời, các cải tiến phù hợp cũng được Nga thực hiện theo thực tế chiến trường. Ví dụ như đạn pháo dẫn đường Krasnopol-M2 đã được chế tạo thành mẫu, có thể lắp trên UAV đa trục và có thể tấn công theo kiểu “bầy đàn”; UAV tự sát Lancet cũng được cải tiến tương tự. Trong khi quân đội Nga đã có những thay đổi lớn, thì chiến thuật của quân đội Ukraine không thay đổi theo. Ngược lại, do năng lực tác chiến điện tử của quân đội Nga được tăng cường, lợi thế trước đây về UAV của Ukraine đã biến mất. Điều này trực tiếp dẫn đến việc Quân đội Ukraine suy giảm khả năng trinh sát trên chiến trường.Đồng thời, một lượng lớn tân binh và trang bị mới tràn vào, khiến quân đội Ukraine thực sự là một quân đội hoàn toàn mới, khả năng thích ứng chiến trường kém, khó có thể điều chỉnh kịp thời theo tình hình cuộc chiến. Vì vậy, trên chiến trường, tập đoàn thiết giáp của quân đội Ukraine giống như một “con bò tót”, xông vào bãi mìn của Nga, mà không tìm được phương pháp thích hợp.Thậm chí, quân đội Ukraine còn áp dụng chiến thuật chia quân, tấn công nhiều hướng vào quân đội Nga, tưởng như lợi dụng ưu thế về sức mạnh, thực chất do thiếu hỏa lực, nên đã sử dụng chiến thuật biển người chống lại hỏa lực. Rốt cuộc, một chiếc xe bọc thép trên mặt đất nhanh đến đâu, cũng không nhanh bằng trực thăng hoặc UAV bay trên bầu trời.Hiện nay, khi quân đội Nga mở cuộc phản công quy mô lớn ở Kupyansk trên khu vực mặt trận phía bắc, thì quân đội Ukraine gần như giữ nguyên chiến thuật cũ, nhưng các phương tiện bọc thép đã bị tiêu hao gần hết. Còn ở phía nam, trên “cửa tử” Rabotino, hơn hai tháng nay, hơn 10 lữ đoàn của Ukraine, chưa thể tiếp cận được tuyến phòng ngự chính của quân Nga.Quân đội Ukraine đang đột kích vào làng Rabotino trên hướng Zaporizhia. Nguồn Telegram
Tờ Sina của Trung Quốc cho biết, cuộc phản công mùa hè của quân đội Ukraine gần như đi vào bế tắc. Theo đánh giá của giới phân tích độc lập, quân đội Ukraine chỉ có thể “tiến lên từng mét”. Cùng với tốc độ tiến quân chậm chạp, thì tốc độ tổn thất về vũ khí trang bị và quân số của quân đội Ukraine còn kinh khủng hơn.
Theo Oryx, chỉ trong khoảng thời gian từ ngày 23 đến ngày 24/7, 15 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 và 20 xe chiến đấu bộ binh Bradley đã bị phá hủy trên hướng Orekhiv. Đến nỗi Tổng thống Nga Vladimir Putin phải kinh ngạc: “Chúng ta chưa bao giờ phá hủy nhiều vũ khí như vậy của Ukraine trong một ngày”.
Trên thực tế, cho dù đó là xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 hay xe chiến đấu bộ binh Bradley, thì hiệu suất chiến đấu toàn diện của nó đều vượt trội. Trong số đó, xe tăng Leopard 2 đã phát triển từ mẫu Leopard 2A1 ban đầu thành Leopard 2A7. Mặc dù Leopard 2A4 của Thổ Nhĩ Kỳ bị thiệt hại trong cuộc chiến ở Syria, nhưng không vì thế mà làm mất đi danh tiếng của xe tăng Đức.
Còn xe chiến đấu bộ binh Bradley của Mỹ đã tạo nên “kỳ tích hiếm có” trên chiến trường. Trong chiến dịch "Hướng Đông 73" của Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, 2 trung đội xe Bradley của quân đội Mỹ, bị 13 xe tăng T-72 của Iraq bao vây, không những chống trả được vòng vây của quân Iraq, mà còn tiêu diệt được 5 xe tăng trong số đó.
Nhưng trên chiến trường Nga-Ukraine, những vũ khí phương Tây trên, lại “đối mặt” với chính những “bại tướng” của mình trước đây, đó là những vũ khí do Nga sản xuất nhưng đã bị đánh tơi tả.
Thất bại của lực lượng thiết giáp Ukraine có hai nguyên nhân, thứ nhất là phương thức tác chiến của các cuộc xung đột hiện đại đã trải qua những thay đổi to lớn; thứ hai là uy lực của những loại vũ khí này đã giảm đi rất nhiều, sau khi thoát ly khỏi hệ thống chiến đấu của NATO.
Sở dĩ xe tăng Leopard 2 và xe chiến đấu bộ binh Bradley khi đó có thể một mình tiêu diệt nhiều mục tiêu, là do xung đột vẫn đang trong thời đại cơ giới hóa. Mặc dù các loại vũ khí mới như tên lửa chống tăng, trực thăng vũ trang đã ra đời, nhưng công nghệ thông tin chưa được hoàn thiện.
Lúc này hệ thống thông tin liên lạc trên các loại vũ khí bọc thép đang trong giai đoạn chuyển đổi từ hệ thống vô tuyến đàm thoại, sang hệ thống C3I (chỉ huy – kiểm soát – tình báo). Do đó, quân đội của các quốc gia khác nhau vẫn chưa hình thành một hệ thống chiến đấu hoàn chỉnh; do đó vũ khí chống tăng hoặc chống thiết giáp tốt nhất vẫn là pháo tăng.
Vì vậy, xe tăng các nước phương Tây hoàn toàn có thể trông cậy vào sự vượt trội của trang bị trên những chiếc xe đó, theo triết lý “tự làm, tự ăn”. Đặc biệt là sự khác biệt thế hệ về hệ thống điều khiển hỏa lực, trình độ huấn luyện của kíp lái. Do đó, khi đối mặt với xe tăng của Liên Xô/Nga sản xuất trên chiến trường, xe tăng phương Tây đã đạt được kết quả tốt.
Cuộc chiến Nga-Ukraina nổ ra vào thập kỷ thứ ba của thế kỷ 21. So với những năm 1990, mức độ tin học hóa ở thời điểm này rất khác. Tất cả các loại nền tảng ngày càng trở nên phong phú, vì vậy, hệ thống vũ khí đã tạo thành một hệ thống khép kín hoàn chỉnh. Chiến thuật cũng đã thay đổi từ một cuộc đấu xe tăng đơn giản hồi đó, sang một cuộc bao vây các phương tiện bọc thép bằng nhiều hệ thống vũ khí khác nhau.
Theo tình hình hiện tại trên chiến trường Nga-Ukraine, quân đội Nga trước tiên sử dụng mìn truyền thống, hào chống tăng và chướng ngại vật như các khối bê tông “răng rồng” làm vật cản làm chậm bước tiến của quân đội Ukraine. Ngoài ra, pháo binh, UAV và các máy bay chiến đấu khác cũng thực hiện các nhiệm vụ chống tăng và tiêu diệt bộ binh đi kèm.
Để nâng cao hiệu quả chiến đấu, những vệ tinh trinh sát tình báo điện tử như Lotos-S1 và UAV trinh sát cung cấp thông tin tình báo kịp thời cho quân đội Nga; hệ thống vệ tinh và các phương tiện thông tin liên lạc khác, đảm bảo thông tin liên lạc chiến trường của quân đội Nga.
Cùng với đó là các hệ thống tác chiến điện tử cực mạnh của Nga, được sử dụng để chế áp điện từ và phá hủy hệ thống thông tin liên lạc chiến trường của quân đội Ukraine, khiến thông tin chiến thuật bị tê liệt; khiến việc hiệp đồng tác chiến trên chiến trường không được thông suốt.
Mặc dù trinh sát không gian, tác chiến điện tử của quân đội Nga kém hơn so với Quân đội Mỹ, cũng như hệ thống truyền tin vẫn còn hơi chậm và cũng thiếu các phương tiện như UAV tích hợp, vừa đảm nhiệm trinh sát, giám sát và chiến đấu; nhưng cũng đủ để đối phó với một cuộc xung đột cục bộ quy mô lớn.
Mặt khác, quân đội Ukraine không có vệ tinh, máy bay trinh sát điện tử và các thiết bị khác; đồng thời hệ thống UAV bị quân đội Nga chế áp điện tử mạnh, nên không thể giám sát chiến trường theo thời gian thực. Ngoài ra, quân đội Ukraine thiếu sức mạnh không quân, nên khó có thể yểm trợ hiệu quả cho quân tấn công.
Mặc dù vậy, quân đội Ukraine vẫn dựa vào xe tăng làm vũ khí đột kích, pháo binh yểm trợ hỏa lực và bộ binh cùng xe bọc thép đi cùng để tác chiến để mở cuộc tấn công vào quân đội Nga. Lý do khiến quân đội Ukraine dám tấn công bằng “phiên bản rút gọn” của hệ thống chiến đấu phương Tây, là do thông tin tình báo chiến trường, được NATO hỗ trợ.
Nhưng khi đối mặt với khả năng áp chế điện từ mạnh mẽ của quân đội Nga, năng lực nhận thức tình huống ưu việt ban đầu của quân đội Ukraine cũng khó phát huy hiệu quả, vì năng lực thông tin chiến trường của họ bị tác chiến điện tử của Nga can thiệp.
Hơn nữa, do khả năng liên lạc chiến trường bị tê liệt, nên xe tăng và xe chiến đấu bộ binh trong quân đội Ukraine lúc này không còn tính hiệp đồng, chỉ huy chiến đấu và do khả năng liên lạc chiến trường suy yếu, nên rơi vào tình trạng "chiến đấu cá nhân tự phát", “mạnh ai nấy đánh”…
Trong bối cảnh như vậy, đương nhiên quân đội Nga có thể tùy ý triển khai kế hoạch chiến đấu của họ. Tuy nhiên Quân đội Nga lại thiếu nghiêm trọng vũ khí dẫn đường chính xác, nên hiệu quả chiến đấu không cao. Mặc dù họ đã chế áp hiệu quả hệ thống thông tin liên lạc của quân đội Ukraine trên chiến trường và thiết lập hoàn chỉnh hệ thống tác chiến chống tăng.
Trên thực tế, kể từ khi Nga chuyển sang hệ thống sản xuất thời chiến vào năm 2022, đặc biệt là sau khi khắc phục được vấn đề cung cấp linh kiện điện tử, việc sản xuất các loại vũ khí dẫn đường chính xác của quân đội Nga đã tăng lên nhanh chóng.
Đồng thời, các cải tiến phù hợp cũng được Nga thực hiện theo thực tế chiến trường. Ví dụ như đạn pháo dẫn đường Krasnopol-M2 đã được chế tạo thành mẫu, có thể lắp trên UAV đa trục và có thể tấn công theo kiểu “bầy đàn”; UAV tự sát Lancet cũng được cải tiến tương tự.
Trong khi quân đội Nga đã có những thay đổi lớn, thì chiến thuật của quân đội Ukraine không thay đổi theo. Ngược lại, do năng lực tác chiến điện tử của quân đội Nga được tăng cường, lợi thế trước đây về UAV của Ukraine đã biến mất. Điều này trực tiếp dẫn đến việc Quân đội Ukraine suy giảm khả năng trinh sát trên chiến trường.
Đồng thời, một lượng lớn tân binh và trang bị mới tràn vào, khiến quân đội Ukraine thực sự là một quân đội hoàn toàn mới, khả năng thích ứng chiến trường kém, khó có thể điều chỉnh kịp thời theo tình hình cuộc chiến. Vì vậy, trên chiến trường, tập đoàn thiết giáp của quân đội Ukraine giống như một “con bò tót”, xông vào bãi mìn của Nga, mà không tìm được phương pháp thích hợp.
Thậm chí, quân đội Ukraine còn áp dụng chiến thuật chia quân, tấn công nhiều hướng vào quân đội Nga, tưởng như lợi dụng ưu thế về sức mạnh, thực chất do thiếu hỏa lực, nên đã sử dụng chiến thuật biển người chống lại hỏa lực. Rốt cuộc, một chiếc xe bọc thép trên mặt đất nhanh đến đâu, cũng không nhanh bằng trực thăng hoặc UAV bay trên bầu trời.
Hiện nay, khi quân đội Nga mở cuộc phản công quy mô lớn ở Kupyansk trên khu vực mặt trận phía bắc, thì quân đội Ukraine gần như giữ nguyên chiến thuật cũ, nhưng các phương tiện bọc thép đã bị tiêu hao gần hết. Còn ở phía nam, trên “cửa tử” Rabotino, hơn hai tháng nay, hơn 10 lữ đoàn của Ukraine, chưa thể tiếp cận được tuyến phòng ngự chính của quân Nga.
Quân đội Ukraine đang đột kích vào làng Rabotino trên hướng Zaporizhia. Nguồn Telegram