Theo các tài liệu vừa được Belarus tiết lộ, Mỹ khẳng định rằng trong trường hợp có chiến tranh tổng lực giữa Moscow và Washington, Belarus sẽ trở thành chiến trường đầu tiên.Theo đó, tài liệu được Belarus tiết lộ, có nêu chi tiết những tình huống chiến đấu có thể sẽ xảy ra giữa Mỹ và Minsk. Theo đó, Mỹ sẽ lên sẵn phương án, sẵn sàng tuyên bố chiến tranh với Belarus bất cứ lúc nào.Truyền thông Nga tỏ ra không bất ngờ với thông tin trên, phía Moscow luôn tin rằng, nếu có một cuộc chiến tranh tổng lực giữa Nga và Mỹ, Belarus sẽ là chiến trường ác liệt nhất.Đây cũng là lý do, Belarus luôn duy trì lực lượng quân sự thường trực ở quy mô lớn, sẵn sàng tham gia nhiều cuộc tập trận chung với Nga để tăng cường khả năng phòng thủ.Tính tới năm 2020, quân đội Belarus đang có quân số thường trực 62.000 quân, kèm theo đó là 344.000 lính dự bị, luôn trong tình trạng sẵn sàng có thể tái nhập ngũ bất cứ lúc nào.Ngoại trừ một số lực lượng quân đội của Belarus đã được hiện đại hóa, phần lớn quân đội nước này sở hữu các loại vũ khí từ thời Liên Xô, trong đó bao gồm nhiều loại xe tăng chủ lực, pháo tự hành hay pháo kéo.Theo truyền thông nước này đăng tải năm 2018, mỗi năm, quân đội Belarus sẽ nhận khoảng 100 trang thiết bị mới, hoặc nâng cấp mới mỗi năm, trong nỗ lực hiện đại hóa toàn diện lực lượng.Tới nay, quân đội nước này vẫn còn sở hữu nhiều loại vũ khí cũ, như xe tăng chủ lực T-62, T-55; xe chiến đấu bộ binh BMP-1, BMP-1 hay BMD-1.Nếu xét một cách sòng phẳng, Belarus sẽ không thể đủ tiềm lực và quân số để có thể đối đầu với quân đội NATO trong một cuộc chiến tranh tổng lực. Tuy nhiên trên thực tế, Nga luôn song hành cùng quốc gia này.Kể từ trước khi Cách mạng Tháng 10 Nga thành công, mối quan hệ giữa Belarus và Moscow đã rất khăng khít. Quốc gia Đông Âu này, từ hàng trăm năm nay đã là vùng đệm không thể thiếu, trong mọi chiến lược phòng thủ của Nga.Trong trường hợp xảy ra chiến tranh tổng lực, quân đội Nga sẽ sớm được triển khai tới Belarus, sẵn sàng tham chiến tổng lực tại vùng đệm này, để tránh chiến tranh lan tới lãnh thổ Nga.Bản thân NATO cũng hiểu rằng, rất có thể họ sẽ bị sa lầy ở Belarus nếu tiến hành chiến tranh với quốc gia nhỏ bé này. Trong trường hợp đó, quân đội Belarus sẽ không phải là vấn đề quá đáng lo ngại, điều khiến NATO phải sợ đó là Nga sẽ sẵn sàng kéo quân chủ lực tới hỗ trợ quốc gia này. Nguồn ảnh: YanD. Ngoài việc mua thêm vũ khí mới từ Nga, Belarus vẫn "cần mẫn" nâng cấp các loại vũ khí cũ từ thời Liên Xô theo cách của riêng mình. Nguồn: QPVN.
Theo các tài liệu vừa được Belarus tiết lộ, Mỹ khẳng định rằng trong trường hợp có chiến tranh tổng lực giữa Moscow và Washington, Belarus sẽ trở thành chiến trường đầu tiên.
Theo đó, tài liệu được Belarus tiết lộ, có nêu chi tiết những tình huống chiến đấu có thể sẽ xảy ra giữa Mỹ và Minsk. Theo đó, Mỹ sẽ lên sẵn phương án, sẵn sàng tuyên bố chiến tranh với Belarus bất cứ lúc nào.
Truyền thông Nga tỏ ra không bất ngờ với thông tin trên, phía Moscow luôn tin rằng, nếu có một cuộc chiến tranh tổng lực giữa Nga và Mỹ, Belarus sẽ là chiến trường ác liệt nhất.
Đây cũng là lý do, Belarus luôn duy trì lực lượng quân sự thường trực ở quy mô lớn, sẵn sàng tham gia nhiều cuộc tập trận chung với Nga để tăng cường khả năng phòng thủ.
Tính tới năm 2020, quân đội Belarus đang có quân số thường trực 62.000 quân, kèm theo đó là 344.000 lính dự bị, luôn trong tình trạng sẵn sàng có thể tái nhập ngũ bất cứ lúc nào.
Ngoại trừ một số lực lượng quân đội của Belarus đã được hiện đại hóa, phần lớn quân đội nước này sở hữu các loại vũ khí từ thời Liên Xô, trong đó bao gồm nhiều loại xe tăng chủ lực, pháo tự hành hay pháo kéo.
Theo truyền thông nước này đăng tải năm 2018, mỗi năm, quân đội Belarus sẽ nhận khoảng 100 trang thiết bị mới, hoặc nâng cấp mới mỗi năm, trong nỗ lực hiện đại hóa toàn diện lực lượng.
Tới nay, quân đội nước này vẫn còn sở hữu nhiều loại vũ khí cũ, như xe tăng chủ lực T-62, T-55; xe chiến đấu bộ binh BMP-1, BMP-1 hay BMD-1.
Nếu xét một cách sòng phẳng, Belarus sẽ không thể đủ tiềm lực và quân số để có thể đối đầu với quân đội NATO trong một cuộc chiến tranh tổng lực. Tuy nhiên trên thực tế, Nga luôn song hành cùng quốc gia này.
Kể từ trước khi Cách mạng Tháng 10 Nga thành công, mối quan hệ giữa Belarus và Moscow đã rất khăng khít. Quốc gia Đông Âu này, từ hàng trăm năm nay đã là vùng đệm không thể thiếu, trong mọi chiến lược phòng thủ của Nga.
Trong trường hợp xảy ra chiến tranh tổng lực, quân đội Nga sẽ sớm được triển khai tới Belarus, sẵn sàng tham chiến tổng lực tại vùng đệm này, để tránh chiến tranh lan tới lãnh thổ Nga.
Bản thân NATO cũng hiểu rằng, rất có thể họ sẽ bị sa lầy ở Belarus nếu tiến hành chiến tranh với quốc gia nhỏ bé này. Trong trường hợp đó, quân đội Belarus sẽ không phải là vấn đề quá đáng lo ngại, điều khiến NATO phải sợ đó là Nga sẽ sẵn sàng kéo quân chủ lực tới hỗ trợ quốc gia này. Nguồn ảnh: YanD.
Ngoài việc mua thêm vũ khí mới từ Nga, Belarus vẫn "cần mẫn" nâng cấp các loại vũ khí cũ từ thời Liên Xô theo cách của riêng mình. Nguồn: QPVN.