Belarus là một quốc gia may mắn được kế thừa rất nhiều tinh hoa quân sự Liên Xô, từ tăng - thiết giáp cho đến không quân và nhiều công nghệ cũng như công nghiệp điện tử tiên tiến. Ảnh: Một cuộc diễu binh của quân đội Belarus.Một trong những lĩnh vực mà Belarus được thừa hưởng nhiều nhất đó là hàng không, khi nước này nhận được số lượng lớn máy bay tiêm kích thế hệ 3 như MiG-21, MiG-23, cường kích Su-24, Su-25, tiêm kích tiệm cận thế hệ 4 như MiG-25 và cả các tiêm kích thế hệ 4 như MiG-29 và Su-27.Trong số này, nổi bật nhất phải kể đến các máy bay chiến đấu hạng nặng thế hệ 4 hàng đầu của không quân Xô Viết thời điểm đó là Su-27. Không quân Belarus được biên chế 22 chiếc Su-27, là tiêm kích có năng lực tốt nhất của lực lượng này trong một thời gian dài. Ảnh: Hai tiêm kích Su-27 của không quân Belarus.Tuy nhiên là một quốc gia nhỏ, không hề giáp biển, với dân số chưa đến 10 triệu người và GDP chỉ bằng 1/5 GDP Việt Nam không cho phép Belarus có thể duy trì một lực lượng không quân hùng hậu với nhiều loại tiêm kích có số lượng đông đảo như vậy. Ảnh: Hai tiêm kích Su-27 của không quân Belarus cất cánh.Kết quả là các tiêm kích thế hệ 3 như MiG-21 và MiG-23 đã lập tức được cho nghỉ hưu, loại tiêm kích MiG-25 tốn kém cũng được cho nghỉ. Các máy bay MiG-29 và Su-24 cũng được bán tháo cho Sudan. Như vậy, không quân Belarus chỉ còn duy trì một số lượng nhỏ các máy bay Su-25, MiG-29 và Su-27. Ảnh: Máy bay MiG-29 của Belarus.Đáng nói nhất là đến nay, phi đội 22 chiếc tiêm kích hạng nặng Su-27 của Belarus cũng đã được cho nghỉ hưu. Đây là một dấu hỏi lớn khi mà nước này có năng lực sửa chữa đại tu và nâng cấp máy bay Su-27 rất tốt, họ đã từng nâng cấp hàng loạt Su-27 cho bản thân, không quân Kazakhstan và mới đây là cả không quân Việt Nam. Ảnh: Một chiếc Su-27 của Belarus.Và lý do mà các máy bay Su-27 của Belarus được rút lui vào hậu trường không gì khác ngoài vấn đề chi phí vận hành quá cao. Một tiêm kích như Su-27 phải yêu cầu tiêu thụ lượng nhiên liệu rất lớn, cùng công tác bảo dưỡng kỹ càng. Một chuyến bay của Su-27 sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ nhưng các phi công vẫn phải bay tiếp trong gần 1.5 tiếng đồng hồ chỉ để tiêu thụ hết 2-3 tấn dầu còn thừa của máy bay không cho mục đích gì cả. Đối với các nước có điều kiện hơn như Việt Nam, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, tiêm kích sẽ xả hết dầu thừa và hạ cánh để đảm bảo an toàn. Ảnh: Một chiếc Su-27 của Belarus trên đường băng.Cộng với đó là việc Su-27 hiện nay cũng đã hoạt động được gần 30 năm, các linh kiện hàng không đã là công nghệ của thập niên 1980, để nó có thể tiếp tục hoạt động hiệu quả nhất yêu cầu một quá trình nâng cấp lớn trong khi điều kiện kinh tế của Belarus không cho phép. Những lí do đó đã khiến cho Belarus quyết định cho nghỉ hưu toàn bộ phi đội Su-27 của mình và chỉ duy trì các tiêm kích MiG-29 vốn có chi phí hoạt động thấp hơn đáng kể nhưng bù lại cũng là năng lực tác chiến kém hơn Su-27 rất nhiều. Ảnh: Phi đội MiG-29 của Belarus.Mặc dù vậy, đứng trước các áp lực từ không quân NATO cũng như láng giềng Ukraine, Belarus đã phải bỏ tiền túi ra mua một phi đội 12 chiếc tiêm kích Su-30SM hiện đại từ Nga cho thấy một nỗ lực lớn nhằm hiện đại hóa lực lượng không quân của mình cũng như nâng cao khả năng đáp trả đối với những tấn công từ bên ngoài. Được biết đây cũng là lần đầu tiên Nga xuất khẩu các chiến đấu cơ Su-30SM của mình, và đồng minh thân cận Belarus đã may mắn sử dụng lọa hàng thửa vốn dĩ được sản xuất dành riêng cho không quân Nga này. Ảnh: Một trong hai tiêm kích Su-30SM đầu tiên của Belarus.Có thể sau khi tiếp nhận các máy bay Su-30SM thế hệ mới, Belarus sẽ xem xét lại đến việc tái biên chế những chiến đấu cơ Su-27 của mình để tăng thêm năng lực tác chiến đường không. Nếu kịch bản đó xảy ra thì một lần nữa, không quân Belarus sẽ lại là một lực lượng vô cùng đáng gờm trong khu vực. Ảnh: Chiếc Su-30SM đầu tiên của Belarus. Video Vì sao Su-27 Việt Nam được nâng cấp ở Belarus mà không phải ở Nga?
Belarus là một quốc gia may mắn được kế thừa rất nhiều tinh hoa quân sự Liên Xô, từ tăng - thiết giáp cho đến không quân và nhiều công nghệ cũng như công nghiệp điện tử tiên tiến. Ảnh: Một cuộc diễu binh của quân đội Belarus.
Một trong những lĩnh vực mà Belarus được thừa hưởng nhiều nhất đó là hàng không, khi nước này nhận được số lượng lớn máy bay tiêm kích thế hệ 3 như MiG-21, MiG-23, cường kích Su-24, Su-25, tiêm kích tiệm cận thế hệ 4 như MiG-25 và cả các tiêm kích thế hệ 4 như MiG-29 và Su-27.
Trong số này, nổi bật nhất phải kể đến các máy bay chiến đấu hạng nặng thế hệ 4 hàng đầu của không quân Xô Viết thời điểm đó là Su-27. Không quân Belarus được biên chế 22 chiếc Su-27, là tiêm kích có năng lực tốt nhất của lực lượng này trong một thời gian dài. Ảnh: Hai tiêm kích Su-27 của không quân Belarus.
Tuy nhiên là một quốc gia nhỏ, không hề giáp biển, với dân số chưa đến 10 triệu người và GDP chỉ bằng 1/5 GDP Việt Nam không cho phép Belarus có thể duy trì một lực lượng không quân hùng hậu với nhiều loại tiêm kích có số lượng đông đảo như vậy. Ảnh: Hai tiêm kích Su-27 của không quân Belarus cất cánh.
Kết quả là các tiêm kích thế hệ 3 như MiG-21 và MiG-23 đã lập tức được cho nghỉ hưu, loại tiêm kích MiG-25 tốn kém cũng được cho nghỉ. Các máy bay MiG-29 và Su-24 cũng được bán tháo cho Sudan. Như vậy, không quân Belarus chỉ còn duy trì một số lượng nhỏ các máy bay Su-25, MiG-29 và Su-27. Ảnh: Máy bay MiG-29 của Belarus.
Đáng nói nhất là đến nay, phi đội 22 chiếc tiêm kích hạng nặng Su-27 của Belarus cũng đã được cho nghỉ hưu. Đây là một dấu hỏi lớn khi mà nước này có năng lực sửa chữa đại tu và nâng cấp máy bay Su-27 rất tốt, họ đã từng nâng cấp hàng loạt Su-27 cho bản thân, không quân Kazakhstan và mới đây là cả không quân Việt Nam. Ảnh: Một chiếc Su-27 của Belarus.
Và lý do mà các máy bay Su-27 của Belarus được rút lui vào hậu trường không gì khác ngoài vấn đề chi phí vận hành quá cao. Một tiêm kích như Su-27 phải yêu cầu tiêu thụ lượng nhiên liệu rất lớn, cùng công tác bảo dưỡng kỹ càng. Một chuyến bay của Su-27 sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ nhưng các phi công vẫn phải bay tiếp trong gần 1.5 tiếng đồng hồ chỉ để tiêu thụ hết 2-3 tấn dầu còn thừa của máy bay không cho mục đích gì cả. Đối với các nước có điều kiện hơn như Việt Nam, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, tiêm kích sẽ xả hết dầu thừa và hạ cánh để đảm bảo an toàn. Ảnh: Một chiếc Su-27 của Belarus trên đường băng.
Cộng với đó là việc Su-27 hiện nay cũng đã hoạt động được gần 30 năm, các linh kiện hàng không đã là công nghệ của thập niên 1980, để nó có thể tiếp tục hoạt động hiệu quả nhất yêu cầu một quá trình nâng cấp lớn trong khi điều kiện kinh tế của Belarus không cho phép. Những lí do đó đã khiến cho Belarus quyết định cho nghỉ hưu toàn bộ phi đội Su-27 của mình và chỉ duy trì các tiêm kích MiG-29 vốn có chi phí hoạt động thấp hơn đáng kể nhưng bù lại cũng là năng lực tác chiến kém hơn Su-27 rất nhiều. Ảnh: Phi đội MiG-29 của Belarus.
Mặc dù vậy, đứng trước các áp lực từ không quân NATO cũng như láng giềng Ukraine, Belarus đã phải bỏ tiền túi ra mua một phi đội 12 chiếc tiêm kích Su-30SM hiện đại từ Nga cho thấy một nỗ lực lớn nhằm hiện đại hóa lực lượng không quân của mình cũng như nâng cao khả năng đáp trả đối với những tấn công từ bên ngoài. Được biết đây cũng là lần đầu tiên Nga xuất khẩu các chiến đấu cơ Su-30SM của mình, và đồng minh thân cận Belarus đã may mắn sử dụng lọa hàng thửa vốn dĩ được sản xuất dành riêng cho không quân Nga này. Ảnh: Một trong hai tiêm kích Su-30SM đầu tiên của Belarus.
Có thể sau khi tiếp nhận các máy bay Su-30SM thế hệ mới, Belarus sẽ xem xét lại đến việc tái biên chế những chiến đấu cơ Su-27 của mình để tăng thêm năng lực tác chiến đường không. Nếu kịch bản đó xảy ra thì một lần nữa, không quân Belarus sẽ lại là một lực lượng vô cùng đáng gờm trong khu vực. Ảnh: Chiếc Su-30SM đầu tiên của Belarus.
Video Vì sao Su-27 Việt Nam được nâng cấp ở Belarus mà không phải ở Nga?