Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), có trụ sở tại Thụy Điển vừa công bố báo cáo doanh số mua bán vũ khí thế giới giai đoạn 2016-2020. Theo đó, Mỹ tiếp tục duy trì vị thế là nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, chiếm 37% tổng kim ngạch toàn cầu, tăng 15% so với giai đoạn 2010-2015.Đứng thứ hai sau Mỹ vẫn là Nga, nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 2 thế giới, chiếm 22% tổng kim ngạch toàn cầu. Những khách hàng chính là Algeria, Venezuela, Ấn Độ và Trung Quốc. Ngoài ra, Nga đang hợp tác quân sự với hơn 80 nước trên thế giới, trong đó xuất khẩu vũ khí và sản phẩm quốc phòng tới 62 quốc gia.Tiếp theo là Pháp và Đức, với sự tăng trưởng mạnh cả về doanh số và doanh thu. Theo sau lần lượt là Israel và Hàn Quốc, cả hai quốc gia này đều có sự tăng trưởng mạnh trong thời gian qua, tuy nhiên so với tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí toàn cầu thì vẫn còn thấp.Thị trường xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc giảm tới 7,8%, mặc dù kim ngạch của Trung Quốc vẫn chiếm tới 5,2% toàn cầu và là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 5 thế giới. Chịu sức ép từ thương chiến Mỹ - Trung, các khách hàng quen thuộc của Trung Quốc, đã chuyển sang mua vũ khí Mỹ.Giới chuyên gia đưa ra nhận xét rằng, đây là nỗ lực của cựu Tổng thống Donald Trump nhằm đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí của Mỹ, trong bối cảnh ngày càng có nhiều nhận thức về mối đe dọa của Trung Quốc trong khu vực, và điều này vẫn tiếp diễn.Ngoài ra theo một số nhà phân tích cho rằng, ngoài nguyên nhân thương chiến Mỹ - Trung, khiến các đồng minh trong khu vực mua vũ khí của Mỹ, thì một lí do khác là đại dịch Covid-19, cũng ảnh hưởng lớn đến sự sụt giảm giá trị xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc.Ngoài ra Mỹ cũng ra sức tuyên truyền vũ khí Trung Quốc là mỗi đe dọa trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cũng như lên án những hành động phi lý tranh chấp chủ quyền trên biển của Trung Quốc, để các nước trong khu vực từ chối mua vũ khí của Bắc Kinh.Báo cáo của SIPRI cho biết nhập khẩu vũ khí của Nhật Bản đã tăng 124% trong 5 năm qua. Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã lên kế hoạch chi 240 tỷ USD từ tháng 4/2019 đến tháng 3/2024, để tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa và không quân, để bảo vệ đảo quốc trước những mỗi đe dọa.Những gia tăng căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc gần đây, cũng như mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, đã khiến Nhật Bản phải hành động. Tháng 7/2020, Tokyo đã công bố kế hoạch mua 105 tiêm kích tàng hình F-35, trị giá 23 tỷ USD.Sau Nhật Bản, đảo Đài Loan cũng tăng cường mua vũ khí Mỹ dưới thời Tổng thống Trump. Đài Bắc đã ký hợp đồng mua 66 tiêm kích F-16 nâng cấp, 400 tên lửa chống hạm Harpoon, 100 phương tiện mang phóng, radar và thiết bị hỗ trợ khác.Mặc dù vẫn là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thế hai thế giới, chiếm tới 22% kim nghạch toàn cầu, nhưng trong giai đoạn 2016-2020, giá trị vũ khí Nga giảm tới 22% so với 5 năm trước đó. Nguyên nhân chính của sự thụt giảm này là do sự cạnh tranh của Mỹ trên khắp thế giới.Ngoài ra, khách hàng lớn nhất của Nga là Ấn Độ, trong giai đoạn 2016-2020, xuất khẩu vũ khí Nga cho thị trường Ấn Độ giảm tới 33%, kéo theo xuất khẩu của Moscow giảm. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng, nhập khẩu vũ khí của Ấn Độ dự kiến tăng trở lại trong 5 năm tới, khi nước này nhận thức các mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc và Pakistan.Ấn Độ cũng đang cố gắng đa dạng hóa nguồn cung vũ khí. Quân đội Ấn Độ chủ yếu nhập vũ khí từ Nga, Mỹ, Pháp và một số quốc gia khác. Nhưng xu hướng mới là tập trung phát triển vũ khí trong nước và đổi mới công nghệ. Các hợp đồng mua vũ khí gần đây nhất của Ấn Độ đều đến từ Mỹ và một số nước phương Tây.Mối đe dọa từ Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác ở Châu Á và Châu Đại Dương, đó là động lực cho việc đẩy mạnh nhập khẩu vũ khí. Các hoạt động nhập khẩu lớn hơn đã được lên kế hoạch. Nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã tích cực sắm vũ khí và còn tự sản xuất những vũ khí trong nước.Chính những chính sách và hành động ngang ngược gần đây của Trung Quốc đang chống lại Trung Quốc. Khi mối đe dọa Trung Quốc ngày càng tăng, các quốc gia khác đang tích cực hành động để ứng phó, thông qua mua sắm vũ khí và chắc chắn họ sẽ không bao giờ lựa chọn hàng “made in China”. Nguồn ảnh: Pinterest. Trung Quốc dần vươn lên trở thành quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới, cạnh tranh với một loạt các "ông lớn" khác như Mỹ và Nga. Nguồn: Aljazeera.
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), có trụ sở tại Thụy Điển vừa công bố báo cáo doanh số mua bán vũ khí thế giới giai đoạn 2016-2020. Theo đó, Mỹ tiếp tục duy trì vị thế là nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, chiếm 37% tổng kim ngạch toàn cầu, tăng 15% so với giai đoạn 2010-2015.
Đứng thứ hai sau Mỹ vẫn là Nga, nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 2 thế giới, chiếm 22% tổng kim ngạch toàn cầu. Những khách hàng chính là Algeria, Venezuela, Ấn Độ và Trung Quốc. Ngoài ra, Nga đang hợp tác quân sự với hơn 80 nước trên thế giới, trong đó xuất khẩu vũ khí và sản phẩm quốc phòng tới 62 quốc gia.
Tiếp theo là Pháp và Đức, với sự tăng trưởng mạnh cả về doanh số và doanh thu. Theo sau lần lượt là Israel và Hàn Quốc, cả hai quốc gia này đều có sự tăng trưởng mạnh trong thời gian qua, tuy nhiên so với tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí toàn cầu thì vẫn còn thấp.
Thị trường xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc giảm tới 7,8%, mặc dù kim ngạch của Trung Quốc vẫn chiếm tới 5,2% toàn cầu và là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 5 thế giới. Chịu sức ép từ thương chiến Mỹ - Trung, các khách hàng quen thuộc của Trung Quốc, đã chuyển sang mua vũ khí Mỹ.
Giới chuyên gia đưa ra nhận xét rằng, đây là nỗ lực của cựu Tổng thống Donald Trump nhằm đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí của Mỹ, trong bối cảnh ngày càng có nhiều nhận thức về mối đe dọa của Trung Quốc trong khu vực, và điều này vẫn tiếp diễn.
Ngoài ra theo một số nhà phân tích cho rằng, ngoài nguyên nhân thương chiến Mỹ - Trung, khiến các đồng minh trong khu vực mua vũ khí của Mỹ, thì một lí do khác là đại dịch Covid-19, cũng ảnh hưởng lớn đến sự sụt giảm giá trị xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc.
Ngoài ra Mỹ cũng ra sức tuyên truyền vũ khí Trung Quốc là mỗi đe dọa trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cũng như lên án những hành động phi lý tranh chấp chủ quyền trên biển của Trung Quốc, để các nước trong khu vực từ chối mua vũ khí của Bắc Kinh.
Báo cáo của SIPRI cho biết nhập khẩu vũ khí của Nhật Bản đã tăng 124% trong 5 năm qua. Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã lên kế hoạch chi 240 tỷ USD từ tháng 4/2019 đến tháng 3/2024, để tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa và không quân, để bảo vệ đảo quốc trước những mỗi đe dọa.
Những gia tăng căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc gần đây, cũng như mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, đã khiến Nhật Bản phải hành động. Tháng 7/2020, Tokyo đã công bố kế hoạch mua 105 tiêm kích tàng hình F-35, trị giá 23 tỷ USD.
Sau Nhật Bản, đảo Đài Loan cũng tăng cường mua vũ khí Mỹ dưới thời Tổng thống Trump. Đài Bắc đã ký hợp đồng mua 66 tiêm kích F-16 nâng cấp, 400 tên lửa chống hạm Harpoon, 100 phương tiện mang phóng, radar và thiết bị hỗ trợ khác.
Mặc dù vẫn là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thế hai thế giới, chiếm tới 22% kim nghạch toàn cầu, nhưng trong giai đoạn 2016-2020, giá trị vũ khí Nga giảm tới 22% so với 5 năm trước đó. Nguyên nhân chính của sự thụt giảm này là do sự cạnh tranh của Mỹ trên khắp thế giới.
Ngoài ra, khách hàng lớn nhất của Nga là Ấn Độ, trong giai đoạn 2016-2020, xuất khẩu vũ khí Nga cho thị trường Ấn Độ giảm tới 33%, kéo theo xuất khẩu của Moscow giảm. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng, nhập khẩu vũ khí của Ấn Độ dự kiến tăng trở lại trong 5 năm tới, khi nước này nhận thức các mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc và Pakistan.
Ấn Độ cũng đang cố gắng đa dạng hóa nguồn cung vũ khí. Quân đội Ấn Độ chủ yếu nhập vũ khí từ Nga, Mỹ, Pháp và một số quốc gia khác. Nhưng xu hướng mới là tập trung phát triển vũ khí trong nước và đổi mới công nghệ. Các hợp đồng mua vũ khí gần đây nhất của Ấn Độ đều đến từ Mỹ và một số nước phương Tây.
Mối đe dọa từ Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác ở Châu Á và Châu Đại Dương, đó là động lực cho việc đẩy mạnh nhập khẩu vũ khí. Các hoạt động nhập khẩu lớn hơn đã được lên kế hoạch. Nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã tích cực sắm vũ khí và còn tự sản xuất những vũ khí trong nước.
Chính những chính sách và hành động ngang ngược gần đây của Trung Quốc đang chống lại Trung Quốc. Khi mối đe dọa Trung Quốc ngày càng tăng, các quốc gia khác đang tích cực hành động để ứng phó, thông qua mua sắm vũ khí và chắc chắn họ sẽ không bao giờ lựa chọn hàng “made in China”. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trung Quốc dần vươn lên trở thành quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới, cạnh tranh với một loạt các "ông lớn" khác như Mỹ và Nga. Nguồn: Aljazeera.