Thứ vũ khí hiệu quả và cực kỳ dễ sử dụng đã phá tan chiến thuật thiết xa vận của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam được Quân giải phóng sử sụng chính là súng phóng lựu chống tăng RPG-2 hay còn được gọi là B40. Nguồn ảnh: Pinterest.Bắt đầu từ năm 1964, quân đội Mỹ và chư hầu đã bắt đầu sử dụng các thiết giáp M113 như một loại lá chắn di động cho bộ binh thoát khỏi hỏa lực đại liên 12,7mm và 14,5mm của ta. Thì bộ đội của ta cũng bắt đầu được trang bị các loại vũ khí chống tăng cá nhân, nổi bật trong số đó là súng B40. Nguồn ảnh:QPVNVà sự xuất hiện của súng chống tăng B40 trên chiến trường Việt Nam đã khiến xe thiết giáp M113 trở thành "phế vật", cùng với đó là thất bại trong việc thực hiện chiến thuật thiết xa vận của quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: QPVN.Đầu tiên, phải nói tới cấu tạo của những chiếc M113, dòng xe thiết giáp chở quân này có vỏ làm bằng hợp kim nhôm với nhiệt độ nòng chảy khoảng 800 độ C (nhôm nguyên chất nóng chảy ở 660 độ) thì mỗi quả đạn nổ lõm của B40 có nhiệt độ tập trung ở mũi là... 2500 độ C. Nguồn ảnh: Fiveprime.Với việc nhiệt độ nóng chảy của đầu đạn B40 cao gấp 4 lần nhiệt độ nóng chảy của vỏ xe thiết giáp M113, không khó để nhận ra số phận của những chiếc thiết giáp này trong chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Vietnamwar.Tầm bắn hiệu quả của B40 chỉ vào khoảng 100 tới 150 mét. Với tầm bắn ngắn như vậy, súng chống tăng không giật B40 hoàn toàn không cần phải trang bị kính ngắm quang học mà chỉ cần sử dụng thước ngắm cơ khí, khá phù hợp với đánh cận chiến hay chiến tranh du kích. Nguồn ảnh: Wiki.Tuy nhiên, súng chống tăng B-40 chỉ có thể tiêu diệt được một số dòng xe bọc thép và xe tăng hạng nhẹ của Mỹ trên chiến trường miền nam, trong khi đó đối với các xe tăng hạng nặng như M48 lại không thể bởi lớp giáp dày tới hơ n 200mm của chúng. Nguồn ảnh: Pinterest.Vậy nên, gần như toàn bộ hỏa lực B-40 của Quân giải phóng chỉ tập trung vào những chiếc thiết giáp M113 hay xe tăng M41. Điều này khiến cho lính Mỹ và lính ngụy Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam phải gọi M113 là "Quan tài hỏa thiêu di động". Nguồn ảnh: Flickr.Trong mỗi trận chiến, đáng lẽ ra M113 phải luôn đi trước, làm nhiệm vụ che chắn hỏa lực cho bộ binh tuy nhiên khi phải đối đầu với B40 chúng lại trở thành loại phương tiện di chuyển phía sau các đơn vị bộ binh và chỉ có thể hỗ trợ hỏa lực từ khoảng cách an toàn trong giao chiến. Nguồn ảnh: Armor.Đáng lẽ ra, Mỹ đã tiết kiệm được hàng nghìn sinh mạng lính Mỹ và lính chư hầu nếu như họ chịu cải tiến chiếc thiết giáp M113 ngay khi nhận ra mối nguy hiểm mà B-40 mang lại. Tuy nhiên mẫu cải tiến M113A1 và M113A2 phải chờ tới tận năm 1979 và 1987 mới ra đời sau khi cuộc chiến đã kết thúc. Nguồn ảnh: Pinterest.Để sống sót trước hỏa lực của B40, lính Mỹ và lính ngụy Sài Gòn đã chế ra nhiều cách thức sử dụng xe thiết giáp M113 như buộc bao cát xung quanh xe để che thân xe khỏi tiếp xúc trực tiếp với nguồn nóng 2500 độ phát ra khi viên đạn chống tăng nổ. Nguồn ảnh: Vietnamgear.Thậm chí, nhiều lính ngụy Sài Gòn còn buộc gậy nối dài vào cần điều khiển của xe M113 và ngồi trên nóc xe điều khiển. Khi này, nếu xe bị dính đạn chống tăng, thì họ chỉ bị hất văng xuống đất chứ không bị nướng chín trong xe. Tất cả những sáng kiến này, cũng chỉ để khắc phục nhược điểm chết người mà chiếc M113 mang lại. Nguồn ảnh: Pinterest. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh xe thiết giáp M113 của Mỹ tác chiến tại Chu Lai, Quảng Nam, Việt Nam.
Thứ vũ khí hiệu quả và cực kỳ dễ sử dụng đã phá tan chiến thuật thiết xa vận của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam được Quân giải phóng sử sụng chính là súng phóng lựu chống tăng RPG-2 hay còn được gọi là B40. Nguồn ảnh: Pinterest.
Bắt đầu từ năm 1964, quân đội Mỹ và chư hầu đã bắt đầu sử dụng các thiết giáp M113 như một loại lá chắn di động cho bộ binh thoát khỏi hỏa lực đại liên 12,7mm và 14,5mm của ta. Thì bộ đội của ta cũng bắt đầu được trang bị các loại vũ khí chống tăng cá nhân, nổi bật trong số đó là súng B40. Nguồn ảnh:QPVN
Và sự xuất hiện của súng chống tăng B40 trên chiến trường Việt Nam đã khiến xe thiết giáp M113 trở thành "phế vật", cùng với đó là thất bại trong việc thực hiện chiến thuật thiết xa vận của quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: QPVN.
Đầu tiên, phải nói tới cấu tạo của những chiếc M113, dòng xe thiết giáp chở quân này có vỏ làm bằng hợp kim nhôm với nhiệt độ nòng chảy khoảng 800 độ C (nhôm nguyên chất nóng chảy ở 660 độ) thì mỗi quả đạn nổ lõm của B40 có nhiệt độ tập trung ở mũi là... 2500 độ C. Nguồn ảnh: Fiveprime.
Với việc nhiệt độ nóng chảy của đầu đạn B40 cao gấp 4 lần nhiệt độ nóng chảy của vỏ xe thiết giáp M113, không khó để nhận ra số phận của những chiếc thiết giáp này trong chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Vietnamwar.
Tầm bắn hiệu quả của B40 chỉ vào khoảng 100 tới 150 mét. Với tầm bắn ngắn như vậy, súng chống tăng không giật B40 hoàn toàn không cần phải trang bị kính ngắm quang học mà chỉ cần sử dụng thước ngắm cơ khí, khá phù hợp với đánh cận chiến hay chiến tranh du kích. Nguồn ảnh: Wiki.
Tuy nhiên, súng chống tăng B-40 chỉ có thể tiêu diệt được một số dòng xe bọc thép và xe tăng hạng nhẹ của Mỹ trên chiến trường miền nam, trong khi đó đối với các xe tăng hạng nặng như M48 lại không thể bởi lớp giáp dày tới hơ n 200mm của chúng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Vậy nên, gần như toàn bộ hỏa lực B-40 của Quân giải phóng chỉ tập trung vào những chiếc thiết giáp M113 hay xe tăng M41. Điều này khiến cho lính Mỹ và lính ngụy Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam phải gọi M113 là "Quan tài hỏa thiêu di động". Nguồn ảnh: Flickr.
Trong mỗi trận chiến, đáng lẽ ra M113 phải luôn đi trước, làm nhiệm vụ che chắn hỏa lực cho bộ binh tuy nhiên khi phải đối đầu với B40 chúng lại trở thành loại phương tiện di chuyển phía sau các đơn vị bộ binh và chỉ có thể hỗ trợ hỏa lực từ khoảng cách an toàn trong giao chiến. Nguồn ảnh: Armor.
Đáng lẽ ra, Mỹ đã tiết kiệm được hàng nghìn sinh mạng lính Mỹ và lính chư hầu nếu như họ chịu cải tiến chiếc thiết giáp M113 ngay khi nhận ra mối nguy hiểm mà B-40 mang lại. Tuy nhiên mẫu cải tiến M113A1 và M113A2 phải chờ tới tận năm 1979 và 1987 mới ra đời sau khi cuộc chiến đã kết thúc. Nguồn ảnh: Pinterest.
Để sống sót trước hỏa lực của B40, lính Mỹ và lính ngụy Sài Gòn đã chế ra nhiều cách thức sử dụng xe thiết giáp M113 như buộc bao cát xung quanh xe để che thân xe khỏi tiếp xúc trực tiếp với nguồn nóng 2500 độ phát ra khi viên đạn chống tăng nổ. Nguồn ảnh: Vietnamgear.
Thậm chí, nhiều lính ngụy Sài Gòn còn buộc gậy nối dài vào cần điều khiển của xe M113 và ngồi trên nóc xe điều khiển. Khi này, nếu xe bị dính đạn chống tăng, thì họ chỉ bị hất văng xuống đất chứ không bị nướng chín trong xe. Tất cả những sáng kiến này, cũng chỉ để khắc phục nhược điểm chết người mà chiếc M113 mang lại. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh xe thiết giáp M113 của Mỹ tác chiến tại Chu Lai, Quảng Nam, Việt Nam.