Trong một bài viết mới đây trên báo Quân đội Nhân dân có tựa đề “Thi đua cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới” về nhiệm vụ sửa chữa tổng hợp vũ khí trang bị kỹ thuật, sản xuất vật tư kỹ thuật quân sự tại Xí nghiệp Liên hợp (XNLH) Z751 đã cho thấy khả năng ứng dụng công nghệ mới trong chế tạo và cải tiến khí tài của cán bộ, nhân viên tại Z751. Nguồn ảnh: QPVN.Và một trong số ứng dụng đó chính là việc thử nghiệm pháo chống tăng 85mm D-44 lên trên xe quân sự bánh lốp của Ban Nghiên cứu và Phát triển, Phòng Kỹ thuật Công nghệ tại Xí nghiệp Liên hợp Z751, mở ra một hướng đi mới trong việc cải tiến và nâng cao năng lực chiến đấu của loại vũ khí chống tăng đã hơn 70 tuổi này. Trước đó Z751 cũng đã tích hợp thành công lựu pháo 105mm lên trên xe quân sự bánh lốp Ural. Nguồn ảnh: QPVN.Việc cải tiến và cơ giới hóa các loại vũ khí pháo binh trong Quân đội ta đã được thực hiện trong nhiều năm nay như một xu thế tất yếu, nhằm đảm bảo các loại vũ khí này có thể đáp ứng được các yêu cầu tác chiến trong tình hình mới, bên cạnh đó nâng cao năng lực tác chiến của lực lượng pháo binh theo hướng tinh nhuệ, hiện đại. Nguồn ảnh: QPVN.Điển hình có thể kể đến các đề tài cơ giới hóa lựu pháo 105mm M101 lên trên lên trên xe quân sự bánh lốp Ural hay khung gầm bánh xích M548, hay pháo phòng không ZU-23-2 trên các nền tảng tương tự. Nguồn ảnh: QPVN.Do đó trong trường hợp của pháo chống tăng D-44 có thể được xem là kết quả tất yếu khi lực lượng pháo binh Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cơ giới và hiện đại hóa cao hơn bao giờ hết. Mặt khác việc D-44 được lựa chọn để cơ giới hóa thành pháo tự hành chống tăng 85mm cũng xuất phát từ việc đây là mẫu pháo chống tăng chủ lực của quân đội ta hiện nay và có số lượng đông đảo nhất. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.Nhìn chung việc cải tiến D-44 trở thành pháo tự hành chống tăng không phải là việc quá khó khăn đối với công nghệ quốc phòng trong nước hiện tại, nhất là khi chúng ta mà ở đây cụ thể là Xí nghiệp Liên hợp Z751 đã có nhiều kinh nghiệm trong việc cơ giới hóa nhiều nhiều dòng vũ khí pháo binh như M101 hay ZU-23-2. Tuy nhiên với thiết kế có phần “quá khổ” của D-44 cũng sẽ phát sinh nhiều vấn đề cho các kỹ sư ở Z751 trong việc đưa nó lên trên khung gầm xe quân sự bánh lốp. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.Nếu so sánh với pháo M101, D-44 có trọng lượng thấp hơn chỉ 1.7 tấn so với 4.9 tấn, tuy nhiên chiều dài nòng của nó lại lên đến 4.7 mét rất khó để tích hợp lên trên các khung gầm bánh lốp 4x4 và phải sử dụng khung gầm 6x6 trở lên, khiến mẫu pháo chống tăng này khó cơ giới hóa hơn so với lựu pháo. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.Nhìn chung nếu giải được bài toán chiều dài nòng của pháo D-44 thì bài toán cơ giới hóa và biến nó thành pháo tự hành chống tăng là điều hoàn toàn khả thi. Cũng cần nhắc lại là trong quá khứ Liên Xô cũng từng có ý định cơ giới hóa D-44 với mẫu pháo chống tăng dành cho lực lượng đổ bộ đường không có tên mã là SD-44 nhưng không mấy thành công. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.Về D-44 đây là là loại pháo dã chiến cấp sư đoàn do Liên Xô thiết kế và chế tạo từ năm 1943 và từng được sử dụng trong nhiều cuộc chiến trên thế giới trong đó có Chiến tranh Việt Nam. Dù có thể được sử dụng như một loại vũ khí đa năng thế nhưng D-44 vẫn được biết tới nhiều nhất vẫn trong vai trò như một mẫu pháo chống tăng. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân.Pháo D-44 85mm có trọng lượng chiến đấu 1,7 tấn, dài 8,34m, rộng 1,78m và cao 1,42m với kíp chiến đấu 8 người. Hiện nay, D-44 đang được biên chế rộng rãi trong lực lượng pháo binh lục quân, hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân.Chức năng của pháo D-44 85mm trên mặt đất là chống các loại xe tăng với tầm bắn tối đa 15,65km, tốc độ bắn 20 phát/phút, góc nâng hạ nòng -7 đến +35 độ. Tuy sức mạnh hiện nay của D-44 85mm khó có thể xuyên phá tăng hiện đại, nhưng sức mạnh của nó vẫn có thể hủy diệt các loại xe tăng hạng nhẹ, các phương tiện đổ bộ đường biển và thậm chí là cả tàu đổ bộ nhỏ, cao tốc. Chính vì thế, không lạ khi nó được trang bị cho các đơn vị phòng thủ bờ biển, đảo. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân.Mặc dù có quy định tổ đội pháo thủ lên đến 8 người, nhưng trong nhiều trường hợp chỉ cần tới 5 binh sĩ để vận hành D-44, thậm chí là di chuyển pháo qua nhiều loại địa hình mà không cần tới phương tiện cơ giới khi pháo có trọng lượng chỉ 1.7 tấn. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân.Dù tầm bắn hạn chế và có độ chính xác không cao bằng các loại tên lửa chống tăng hiện đại, tuy nhiên với ưu thế số lượng tạo nên mật độ hỏa lực lớn, pháo D-44 vẫn được quân đội nhiều nước trong đó có Việt Nam sử dụng trong nhiều nhiệm vụ khác nhau như phòng thủ, chống tăng và chi viện hỏa lực mặt đất. Đây cũng là một trong những loại pháo chống tăng mạnh nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn được sử dụng rộng rãi. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân.Mời độc giả xem video: Việt Nam đưa hàng loạt pháo tự hành 105mm vào huấn luyện chiến đấu. (nguồn QPVN)
Trong một bài viết mới đây trên báo Quân đội Nhân dân có tựa đề “Thi đua cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới” về nhiệm vụ sửa chữa tổng hợp vũ khí trang bị kỹ thuật, sản xuất vật tư kỹ thuật quân sự tại Xí nghiệp Liên hợp (XNLH) Z751 đã cho thấy khả năng ứng dụng công nghệ mới trong chế tạo và cải tiến khí tài của cán bộ, nhân viên tại Z751. Nguồn ảnh: QPVN.
Và một trong số ứng dụng đó chính là việc thử nghiệm pháo chống tăng 85mm D-44 lên trên xe quân sự bánh lốp của Ban Nghiên cứu và Phát triển, Phòng Kỹ thuật Công nghệ tại Xí nghiệp Liên hợp Z751, mở ra một hướng đi mới trong việc cải tiến và nâng cao năng lực chiến đấu của loại vũ khí chống tăng đã hơn 70 tuổi này. Trước đó Z751 cũng đã tích hợp thành công lựu pháo 105mm lên trên xe quân sự bánh lốp Ural. Nguồn ảnh: QPVN.
Việc cải tiến và cơ giới hóa các loại vũ khí pháo binh trong Quân đội ta đã được thực hiện trong nhiều năm nay như một xu thế tất yếu, nhằm đảm bảo các loại vũ khí này có thể đáp ứng được các yêu cầu tác chiến trong tình hình mới, bên cạnh đó nâng cao năng lực tác chiến của lực lượng pháo binh theo hướng tinh nhuệ, hiện đại. Nguồn ảnh: QPVN.
Điển hình có thể kể đến các đề tài cơ giới hóa lựu pháo 105mm M101 lên trên lên trên xe quân sự bánh lốp Ural hay khung gầm bánh xích M548, hay pháo phòng không ZU-23-2 trên các nền tảng tương tự. Nguồn ảnh: QPVN.
Do đó trong trường hợp của pháo chống tăng D-44 có thể được xem là kết quả tất yếu khi lực lượng pháo binh Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cơ giới và hiện đại hóa cao hơn bao giờ hết. Mặt khác việc D-44 được lựa chọn để cơ giới hóa thành pháo tự hành chống tăng 85mm cũng xuất phát từ việc đây là mẫu pháo chống tăng chủ lực của quân đội ta hiện nay và có số lượng đông đảo nhất. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.
Nhìn chung việc cải tiến D-44 trở thành pháo tự hành chống tăng không phải là việc quá khó khăn đối với công nghệ quốc phòng trong nước hiện tại, nhất là khi chúng ta mà ở đây cụ thể là Xí nghiệp Liên hợp Z751 đã có nhiều kinh nghiệm trong việc cơ giới hóa nhiều nhiều dòng vũ khí pháo binh như M101 hay ZU-23-2. Tuy nhiên với thiết kế có phần “quá khổ” của D-44 cũng sẽ phát sinh nhiều vấn đề cho các kỹ sư ở Z751 trong việc đưa nó lên trên khung gầm xe quân sự bánh lốp. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.
Nếu so sánh với pháo M101, D-44 có trọng lượng thấp hơn chỉ 1.7 tấn so với 4.9 tấn, tuy nhiên chiều dài nòng của nó lại lên đến 4.7 mét rất khó để tích hợp lên trên các khung gầm bánh lốp 4x4 và phải sử dụng khung gầm 6x6 trở lên, khiến mẫu pháo chống tăng này khó cơ giới hóa hơn so với lựu pháo. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.
Nhìn chung nếu giải được bài toán chiều dài nòng của pháo D-44 thì bài toán cơ giới hóa và biến nó thành pháo tự hành chống tăng là điều hoàn toàn khả thi. Cũng cần nhắc lại là trong quá khứ Liên Xô cũng từng có ý định cơ giới hóa D-44 với mẫu pháo chống tăng dành cho lực lượng đổ bộ đường không có tên mã là SD-44 nhưng không mấy thành công. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.
Về D-44 đây là là loại pháo dã chiến cấp sư đoàn do Liên Xô thiết kế và chế tạo từ năm 1943 và từng được sử dụng trong nhiều cuộc chiến trên thế giới trong đó có Chiến tranh Việt Nam. Dù có thể được sử dụng như một loại vũ khí đa năng thế nhưng D-44 vẫn được biết tới nhiều nhất vẫn trong vai trò như một mẫu pháo chống tăng. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân.
Pháo D-44 85mm có trọng lượng chiến đấu 1,7 tấn, dài 8,34m, rộng 1,78m và cao 1,42m với kíp chiến đấu 8 người. Hiện nay, D-44 đang được biên chế rộng rãi trong lực lượng pháo binh lục quân, hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân.
Chức năng của pháo D-44 85mm trên mặt đất là chống các loại xe tăng với tầm bắn tối đa 15,65km, tốc độ bắn 20 phát/phút, góc nâng hạ nòng -7 đến +35 độ. Tuy sức mạnh hiện nay của D-44 85mm khó có thể xuyên phá tăng hiện đại, nhưng sức mạnh của nó vẫn có thể hủy diệt các loại xe tăng hạng nhẹ, các phương tiện đổ bộ đường biển và thậm chí là cả tàu đổ bộ nhỏ, cao tốc. Chính vì thế, không lạ khi nó được trang bị cho các đơn vị phòng thủ bờ biển, đảo. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân.
Mặc dù có quy định tổ đội pháo thủ lên đến 8 người, nhưng trong nhiều trường hợp chỉ cần tới 5 binh sĩ để vận hành D-44, thậm chí là di chuyển pháo qua nhiều loại địa hình mà không cần tới phương tiện cơ giới khi pháo có trọng lượng chỉ 1.7 tấn. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân.
Dù tầm bắn hạn chế và có độ chính xác không cao bằng các loại tên lửa chống tăng hiện đại, tuy nhiên với ưu thế số lượng tạo nên mật độ hỏa lực lớn, pháo D-44 vẫn được quân đội nhiều nước trong đó có Việt Nam sử dụng trong nhiều nhiệm vụ khác nhau như phòng thủ, chống tăng và chi viện hỏa lực mặt đất. Đây cũng là một trong những loại pháo chống tăng mạnh nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn được sử dụng rộng rãi. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân.
Mời độc giả xem video: Việt Nam đưa hàng loạt pháo tự hành 105mm vào huấn luyện chiến đấu. (nguồn QPVN)