Dù tầm bắn hạn chế và có độ chính xác không cao bằng các loại tên lửa chống tăng hiện đại, tuy nhiên với ưu thế số lượng tạo nên mật độ hỏa lực lớn, pháo chống tăng vẫn được quân đội nhiều nước trong đó có Việt Nam sử dụng trong nhiều nhiệm vụ khác nhau như phòng thủ, chống tăng và chi viện hỏa lực mặt đất. Hiện nay, một trong những loại pháo chống tăng mạnh nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn được sử dụng rộng rãi là D-44 85mm. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.Pháo D-44 85mm là loại pháo dã chiến cấp sư đoàn do Liên Xô thiết kế và chế tạo từ năm 1943 và từng được sử dụng trong nhiều cuộc chiến trên thế giới trong đó có Chiến tranh Việt Nam. Dù có thể được sử dụng như một loại vũ khí đa năng thế nhưng D-44 vẫn được biết tới nhiều nhất vẫn trong vai trò như một mẫu pháo chống tăng. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.Về thiết kế, pháo D-44 85mm có trọng lượng chiến đấu 1,7 tấn, dài 8,34m, rộng 1,78m và cao 1,42m với kíp chiến đấu 8 người. Hiện nay, D-44 đang được biên chế rộng rãi trong lực lượng pháo binh lục quân, hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.Trên pháo có thể lắp nhiều loại kính ngắm khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là loại kính ngắm OP-2-7 với độ phóng đại 5,5 lần. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.Chức năng của pháo D-44 85mm trên mặt đất là chống các loại xe tăng hạng trung, hạng nhẹ với tầm bắn tối đa 15,65km, hiệu quả (chống xe tăng) là 1,15km, tốc độ bắn 20 phát/phút, góc nâng hạ nòng -7 đến +35 độ. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.Theo tài liệu của Liên Xô đã được công bố, D-44 85mm trang bị đạn xuyên giáp sơ tốc lớn HVAP BR-365P có thể xuyên giáp dày 100mm ở cự ly bắn 1.000m với góc chạm 90 độ hoặc BR-367P xuyên giáp dày 180mm ở cự ly 1.000m, góc chạm 90 độ… Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.…đạn nổ mạnh chống tăng có cánh ổn định HEAT-FS BK-2M xuyên giáp dày tới 300mm. Ngoài ra, nó có thể bắn đạn nổ phá O-365K nặng 9,5kg (chứa 714gr TNT). Ảnh: Đạn pháo 85mm được nạp vào trong nòng pháo D-44 85mm trong một đợt diễn tập bắn đạn thật của pháo binh Việt Nam năm 2016. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.Mặc dù có quy định tổ đội pháo thủ lên đến 8 người, nhưng trong nhiều trường hợp chỉ cần tới 5 binh sĩ để vận hành D-44, thậm chí là di chuyển pháo qua nhiều loại địa hình mà không cần tới phương tiện cơ giới khi pháo có trọng lượng chỉ 1.7 tấn. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.Cận cảnh pháo D-44 85mm của pháo binh Việt Nam khai hỏa. Ở thời điểm hiện tại, dù Việt Nam không thể sản xuất mới D-44 nhưng chúng ta vẫn có thể sửa chữa lớn hoặc tự chủ trong việc chế tạo các bộ phận thay thế cho mẫu pháo này giúp duy trì hệ số kỹ thuật của pháo ở mức cao nhất. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.Tuy sức mạnh hiện nay của D-44 85mm khó có thể xuyên phá tăng hiện đại, nhưng sức mạnh của nó vẫn có thể hủy diệt các loại xe tăng hạng nhẹ, các phương tiện đổ bộ đường biển và thậm chí là cả tàu đổ bộ nhỏ, cao tốc. Chính vì thế, không lạ khi nó được trang bị cho các đơn vị phòng thủ bờ biển, đảo. Tốc độ bắn rất nhanh của D-44 85mm cũng là một ưu thế để chế áp đối phương. Nguồn ảnh: Quân khu 7.Tính đến năm 1953, Liên Xô và một số quốc gia trên thế giới đã sản xuất được hơn 10.000 đơn vị pháo D-44 85mm, trong đó Trung Quốc cũng có một biến thể nội địa của D-44 là Type 56 với các tính năng kỹ chiến thuật tương đương. Nguồn ảnh: Quân đội Ba Lan.Với sức mạnh hỏa lực vượt trội, đa năng, và có độ tin cậy cao D-44 và các biến thể của nó vẫn đang phục vụ trong quân đội hơn 20 nước trên thế giới, trong đó có cả các nước thuộc khối quân sự NATO. Nguồn ảnh: Quân đội Ba Lan.Mời độc giả xem video: Pháo dã chiến D-44 trong Quân đội Ba Lan. (nguồn Quân đội Ba Lan)
Dù tầm bắn hạn chế và có độ chính xác không cao bằng các loại tên lửa chống tăng hiện đại, tuy nhiên với ưu thế số lượng tạo nên mật độ hỏa lực lớn, pháo chống tăng vẫn được quân đội nhiều nước trong đó có Việt Nam sử dụng trong nhiều nhiệm vụ khác nhau như phòng thủ, chống tăng và chi viện hỏa lực mặt đất. Hiện nay, một trong những loại pháo chống tăng mạnh nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn được sử dụng rộng rãi là D-44 85mm. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.
Pháo D-44 85mm là loại pháo dã chiến cấp sư đoàn do Liên Xô thiết kế và chế tạo từ năm 1943 và từng được sử dụng trong nhiều cuộc chiến trên thế giới trong đó có Chiến tranh Việt Nam. Dù có thể được sử dụng như một loại vũ khí đa năng thế nhưng D-44 vẫn được biết tới nhiều nhất vẫn trong vai trò như một mẫu pháo chống tăng. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.
Về thiết kế, pháo D-44 85mm có trọng lượng chiến đấu 1,7 tấn, dài 8,34m, rộng 1,78m và cao 1,42m với kíp chiến đấu 8 người. Hiện nay, D-44 đang được biên chế rộng rãi trong lực lượng pháo binh lục quân, hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.
Trên pháo có thể lắp nhiều loại kính ngắm khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là loại kính ngắm OP-2-7 với độ phóng đại 5,5 lần. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.
Chức năng của pháo D-44 85mm trên mặt đất là chống các loại xe tăng hạng trung, hạng nhẹ với tầm bắn tối đa 15,65km, hiệu quả (chống xe tăng) là 1,15km, tốc độ bắn 20 phát/phút, góc nâng hạ nòng -7 đến +35 độ. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
Theo tài liệu của Liên Xô đã được công bố, D-44 85mm trang bị đạn xuyên giáp sơ tốc lớn HVAP BR-365P có thể xuyên giáp dày 100mm ở cự ly bắn 1.000m với góc chạm 90 độ hoặc BR-367P xuyên giáp dày 180mm ở cự ly 1.000m, góc chạm 90 độ… Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
…đạn nổ mạnh chống tăng có cánh ổn định HEAT-FS BK-2M xuyên giáp dày tới 300mm. Ngoài ra, nó có thể bắn đạn nổ phá O-365K nặng 9,5kg (chứa 714gr TNT). Ảnh: Đạn pháo 85mm được nạp vào trong nòng pháo D-44 85mm trong một đợt diễn tập bắn đạn thật của pháo binh Việt Nam năm 2016. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
Mặc dù có quy định tổ đội pháo thủ lên đến 8 người, nhưng trong nhiều trường hợp chỉ cần tới 5 binh sĩ để vận hành D-44, thậm chí là di chuyển pháo qua nhiều loại địa hình mà không cần tới phương tiện cơ giới khi pháo có trọng lượng chỉ 1.7 tấn. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
Cận cảnh pháo D-44 85mm của pháo binh Việt Nam khai hỏa. Ở thời điểm hiện tại, dù Việt Nam không thể sản xuất mới D-44 nhưng chúng ta vẫn có thể sửa chữa lớn hoặc tự chủ trong việc chế tạo các bộ phận thay thế cho mẫu pháo này giúp duy trì hệ số kỹ thuật của pháo ở mức cao nhất. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
Tuy sức mạnh hiện nay của D-44 85mm khó có thể xuyên phá tăng hiện đại, nhưng sức mạnh của nó vẫn có thể hủy diệt các loại xe tăng hạng nhẹ, các phương tiện đổ bộ đường biển và thậm chí là cả tàu đổ bộ nhỏ, cao tốc. Chính vì thế, không lạ khi nó được trang bị cho các đơn vị phòng thủ bờ biển, đảo. Tốc độ bắn rất nhanh của D-44 85mm cũng là một ưu thế để chế áp đối phương. Nguồn ảnh: Quân khu 7.
Tính đến năm 1953, Liên Xô và một số quốc gia trên thế giới đã sản xuất được hơn 10.000 đơn vị pháo D-44 85mm, trong đó Trung Quốc cũng có một biến thể nội địa của D-44 là Type 56 với các tính năng kỹ chiến thuật tương đương. Nguồn ảnh: Quân đội Ba Lan.
Với sức mạnh hỏa lực vượt trội, đa năng, và có độ tin cậy cao D-44 và các biến thể của nó vẫn đang phục vụ trong quân đội hơn 20 nước trên thế giới, trong đó có cả các nước thuộc khối quân sự NATO. Nguồn ảnh: Quân đội Ba Lan.
Mời độc giả xem video: Pháo dã chiến D-44 trong Quân đội Ba Lan. (nguồn Quân đội Ba Lan)