Ấn Độ đã tiếp tục ký thoả thuận tăng thời gian được tự sản xuất xe tăng T-90 trong nước cho tới năm 2020. Phiên bản xe tăng được Ấn Độ lựa chọn vẫn là T-90S. Nguồn ảnh: Flickr,Trong thời gian từ nay tới năm 2028, Ấn Độ dự kiến sẽ sản xuất 464 xe tăng chủ lực T-90S theo chuyển giao công nghệ và dưới sự giám sát của các chuyên gia Nga. Nguồn ảnh: Flickr,Theo truyền thông Ấn Độ, phía Nga tỏ ra rất hợp tác và có thái độ cởi mở trong việc chuyển giao công nghệ không những của xe tăng chủ lực T-90 mà còn của cả các loại thiết giáp khác. Nguồn ảnh: Indianarm.Cụ thể, phía Nga rất sẵn lòng nếu Ấn Độ muốn hợp tác sản xuất các loại thiết giáp chở quân BTR-82A hoặc xe chiến đấu bộ binh BMP-3. Nguồn ảnh: Indianarm.Ngoài ra, Nga cũng sẵn sàng chuyển giao công nghệ sản xuất pháo tự hành 2S25 Sprut-SD cho phía Ấn Độ nếu nước này có nhu cầu. Nguồn ảnh: Indianarm.Mặc dù vậy, chất lượng của các xe tăng T-90 do Ấn Độ tự sản xuất trong nước từ trước tới nay vẫn được coi là không thể so sánh được với những xe tăng T-90 được nhập khẩu trực tiếp từ Nga dù cho tất cả đều cùng một phiên bản. Nguồn ảnh: Indianarm.Ấn Độ hiện tại là quốc gia sở hữu nhiều xe tăng T-90 nhất thế giới - vượt cả số lượng T-90 mà Nga đang sử dụng khi mà Moscow vẫn sử dụng T-72 như phiên bản xe tăng chủ lực chính. Nguồn ảnh: Rumil.Tính tới thời điểm hiện tại, Ấn Độ đã có khả năng tự sản xuất được đạn pháo 125mm nội địa để sử dụng với các xe tăng T-90 và T-72 của quốc gia này, tuy nhiên vẫn phải nhập khẩu đầu đạn xuyên từ Nga. Nguồn ảnh: Rumil.Hàng năm, Ấn Độ nhập khẩu khoảng 70 triệu USD tiền đầu đạn từ Nga để phục vụ sản xuất đạn dược cho 3257 xe tăng T-90 và T-72 mà nước này đang sử dụng trong biên chế. Nguồn ảnh: Rumil.Việt Nam - một bạn hàng khá thân thiết của Nga cũng từng được Moscow chuyển giao nhiều công nghệ sản xuất vũ khí trong đó có các loại tàu hộ vệ hạm, tên lửa phòng không hay thậm chí là tên lửa hành trình diệt hạm... đồng thời hiện cũng là một bạn hàng mua xe tăng chủ lực T-90S/SK từ Nga.Tuy nhiên, rất khó để Việt Nam có thể được Nga chuyển giao công nghệ sản xuất xe tăng T-90S/SK. Lý do đơn giản nhất là do chúng ta không có nhu cầu trang bị và sử dụng quá nhiều xe tăng T-90 trong biên chế.Ngoài ra, năng lực sản xuất của Việt Nam hiện tại cũng chưa đủ sức để có thể sản xuất được T-90 nội địa trong nước do loại xe tăng này quá hiện đại.Trong tương lai, khả dĩ nhất là Việt Nam sẽ mua dây chuyền hoặc công nghệ từ Nga để tự sản xuất được đạn pháo 125mm trong nước. Loại đạn pháo 125mm được sử dụng trên xe tăng T-90 là độc nhất, không một loại xe tăng hay pháo nào khác của Việt Nam đang sử dụng cỡ đạn này.Mời độc giả xem Video: T-90M - phiên bản xe tăng hiện đại nhất trong dòng T-90 hiện nay của Nga.
Ấn Độ đã tiếp tục ký thoả thuận tăng thời gian được tự sản xuất xe tăng T-90 trong nước cho tới năm 2020. Phiên bản xe tăng được Ấn Độ lựa chọn vẫn là T-90S. Nguồn ảnh: Flickr,
Trong thời gian từ nay tới năm 2028, Ấn Độ dự kiến sẽ sản xuất 464 xe tăng chủ lực T-90S theo chuyển giao công nghệ và dưới sự giám sát của các chuyên gia Nga. Nguồn ảnh: Flickr,
Theo truyền thông Ấn Độ, phía Nga tỏ ra rất hợp tác và có thái độ cởi mở trong việc chuyển giao công nghệ không những của xe tăng chủ lực T-90 mà còn của cả các loại thiết giáp khác. Nguồn ảnh: Indianarm.
Cụ thể, phía Nga rất sẵn lòng nếu Ấn Độ muốn hợp tác sản xuất các loại thiết giáp chở quân BTR-82A hoặc xe chiến đấu bộ binh BMP-3. Nguồn ảnh: Indianarm.
Ngoài ra, Nga cũng sẵn sàng chuyển giao công nghệ sản xuất pháo tự hành 2S25 Sprut-SD cho phía Ấn Độ nếu nước này có nhu cầu. Nguồn ảnh: Indianarm.
Mặc dù vậy, chất lượng của các xe tăng T-90 do Ấn Độ tự sản xuất trong nước từ trước tới nay vẫn được coi là không thể so sánh được với những xe tăng T-90 được nhập khẩu trực tiếp từ Nga dù cho tất cả đều cùng một phiên bản. Nguồn ảnh: Indianarm.
Ấn Độ hiện tại là quốc gia sở hữu nhiều xe tăng T-90 nhất thế giới - vượt cả số lượng T-90 mà Nga đang sử dụng khi mà Moscow vẫn sử dụng T-72 như phiên bản xe tăng chủ lực chính. Nguồn ảnh: Rumil.
Tính tới thời điểm hiện tại, Ấn Độ đã có khả năng tự sản xuất được đạn pháo 125mm nội địa để sử dụng với các xe tăng T-90 và T-72 của quốc gia này, tuy nhiên vẫn phải nhập khẩu đầu đạn xuyên từ Nga. Nguồn ảnh: Rumil.
Hàng năm, Ấn Độ nhập khẩu khoảng 70 triệu USD tiền đầu đạn từ Nga để phục vụ sản xuất đạn dược cho 3257 xe tăng T-90 và T-72 mà nước này đang sử dụng trong biên chế. Nguồn ảnh: Rumil.
Việt Nam - một bạn hàng khá thân thiết của Nga cũng từng được Moscow chuyển giao nhiều công nghệ sản xuất vũ khí trong đó có các loại tàu hộ vệ hạm, tên lửa phòng không hay thậm chí là tên lửa hành trình diệt hạm... đồng thời hiện cũng là một bạn hàng mua xe tăng chủ lực T-90S/SK từ Nga.
Tuy nhiên, rất khó để Việt Nam có thể được Nga chuyển giao công nghệ sản xuất xe tăng T-90S/SK. Lý do đơn giản nhất là do chúng ta không có nhu cầu trang bị và sử dụng quá nhiều xe tăng T-90 trong biên chế.
Ngoài ra, năng lực sản xuất của Việt Nam hiện tại cũng chưa đủ sức để có thể sản xuất được T-90 nội địa trong nước do loại xe tăng này quá hiện đại.
Trong tương lai, khả dĩ nhất là Việt Nam sẽ mua dây chuyền hoặc công nghệ từ Nga để tự sản xuất được đạn pháo 125mm trong nước. Loại đạn pháo 125mm được sử dụng trên xe tăng T-90 là độc nhất, không một loại xe tăng hay pháo nào khác của Việt Nam đang sử dụng cỡ đạn này.
Mời độc giả xem Video: T-90M - phiên bản xe tăng hiện đại nhất trong dòng T-90 hiện nay của Nga.