Trong bài viết “Phân xưởng 6 (Nhà máy A32) khắc phục khó khăn, làm chủ khoa học, công nghệ”, báo Phòng không – Không quân đăng tải hình ảnh cho thấy một chiếc tiêm kích Su-27SK (loạt Su-27SK thường dùng số hiệu 600x) đang trải qua quá trình đại tu, nâng cấp tăng hạn sử dụng tại nhà máy A32. Nguồn ảnh: Báo Phòng không – Không quânNhư vậy, sau khi hoàn thành việc đại tu các máy bay tiêm kích – huấn luyện hai chỗ ngồi Su-27UBK thì nay chúng ta đang tiếp tục tăng hạn các máy bay Su-27SK một chỗ ngồi. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt NamTheo tài liệu Nga, các máy bay chiến đấu Su-27 có tuổi thọ khung thân khoảng 2.000 giờ bay trước khi phải tiến hành đại tu, tăng hạn sử dụng. Tính từ khi đưa vào phục vụ (giữa những năm 1990), đến nay đã được 20 năm vì vậy việc đại tu Su-27 là điều cần thiết. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt NamMặc dù sau đại tu tăng hạn, các máy bay tiêm kích Su-27SK hay là UBK của Việt Nam vẫn giữ tính năng chiến đấu trước tăng hạn chứ không phải là mạnh hay hiện đại hơn như Su-27SM của Nga. Tuy nhiên, trong điều kiện nước ta thì việc đại tu được một chiếc tiêm kích thế hệ 4 là thành công ngoài sức tưởng tượng. Không có nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay làm được điều này. Ví dụ như Malaysia – nước láng giềng Đông Nam Á phải loay hoay tìm nhà sửa chữa, tăng hạn các tiêm kích MiG-29N. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt NamTheo báo Phòng không - Không quân, tính tới thời điểm này, nhà máy A32 đã tăng hạn sử dụng cho 10 lượt máy bay Su-27, sửa chữa tăng cường cho hệ thống nhiên liệu trên 4 máy bay Su-30MK2 và khắc phục nhiều hỏng hóc các loại máy bay khác. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt NamCác thành công bước đầu này là cơ sở để nhà máy A32 tự chủ hoàn toàn về dây chuyển công nghệ sửa chữa và tăng tổng niên hạn cho các dòng máy bay Su sau này. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt NamCác máy bay tiêm kích Su-27 sau đại tu đạt đủ hệ số kỹ thuật, đảm bảo phục vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu lâu dài. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt NamNăm 1995, Việt Nam đã nhập khẩu 12 chiếc máy bay tiêm kích Su-27, trong đó có: 7 Su-27SK một chỗ ngồi và 5 Su-27UBK 2 chỗ ngồi dùng cho huấn luyện bên cạnh vai trò chiến đấu. Các máy bay Su-27SK được đánh số hiệu 600x còn Su-27UBK đánh số hiệu 852x… Nguồn ảnh: Airlines.netDù được thiết kế từ những năm 1970, thế nhưng tới hôm nay Su-27 vẫn là dòng tiêm kích siêu cơ động thế hệ 4 đáng gờm trên thế giới. Nó hoàn toàn có khả năng chiến đấu hiệu quả trước các phiên bản tiêm kích mới nhất F-15, F-16 của Mỹ. Thậm chí, nếu được nâng cấp lên chuẩn "SM", Su-27 có thể đối phó với cả F-22. Nguồn ảnh: Airlines.netNguyên bản Su-27 nói chung và dòng Su-27SK nói riêng được trang bị cặp động cơ phản lực AL-31F cung cấp tốc độ tối đa đến Mach 2,35 (2.500km/h), tầm bay 3.500km trên mọi độ cao, trần bay tối đa đến 19.000m, tốc độ leo cao 300m/s. Nguồn ảnh: WikipediaTrong nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, hộ tống, đánh chặn, Su-27SK có thể mang đến 8 tên lửa không đối không loại R-27 (tầm trung, dẫn đường radar bán chủ động) và R-73 (tầm ngắn, dẫn đường hồng ngoại). Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong bài viết “Phân xưởng 6 (Nhà máy A32) khắc phục khó khăn, làm chủ khoa học, công nghệ”, báo Phòng không – Không quân đăng tải hình ảnh cho thấy một chiếc tiêm kích Su-27SK (loạt Su-27SK thường dùng số hiệu 600x) đang trải qua quá trình đại tu, nâng cấp tăng hạn sử dụng tại nhà máy A32. Nguồn ảnh: Báo Phòng không – Không quân
Như vậy, sau khi hoàn thành việc đại tu các máy bay tiêm kích – huấn luyện hai chỗ ngồi Su-27UBK thì nay chúng ta đang tiếp tục tăng hạn các máy bay Su-27SK một chỗ ngồi. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam
Theo tài liệu Nga, các máy bay chiến đấu Su-27 có tuổi thọ khung thân khoảng 2.000 giờ bay trước khi phải tiến hành đại tu, tăng hạn sử dụng. Tính từ khi đưa vào phục vụ (giữa những năm 1990), đến nay đã được 20 năm vì vậy việc đại tu Su-27 là điều cần thiết. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam
Mặc dù sau đại tu tăng hạn, các máy bay tiêm kích Su-27SK hay là UBK của Việt Nam vẫn giữ tính năng chiến đấu trước tăng hạn chứ không phải là mạnh hay hiện đại hơn như Su-27SM của Nga. Tuy nhiên, trong điều kiện nước ta thì việc đại tu được một chiếc tiêm kích thế hệ 4 là thành công ngoài sức tưởng tượng. Không có nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay làm được điều này. Ví dụ như Malaysia – nước láng giềng Đông Nam Á phải loay hoay tìm nhà sửa chữa, tăng hạn các tiêm kích MiG-29N. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam
Theo báo Phòng không - Không quân, tính tới thời điểm này, nhà máy A32 đã tăng hạn sử dụng cho 10 lượt máy bay Su-27, sửa chữa tăng cường cho hệ thống nhiên liệu trên 4 máy bay Su-30MK2 và khắc phục nhiều hỏng hóc các loại máy bay khác. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam
Các thành công bước đầu này là cơ sở để nhà máy A32 tự chủ hoàn toàn về dây chuyển công nghệ sửa chữa và tăng tổng niên hạn cho các dòng máy bay Su sau này. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam
Các máy bay tiêm kích Su-27 sau đại tu đạt đủ hệ số kỹ thuật, đảm bảo phục vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu lâu dài. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam
Năm 1995, Việt Nam đã nhập khẩu 12 chiếc máy bay tiêm kích Su-27, trong đó có: 7 Su-27SK một chỗ ngồi và 5 Su-27UBK 2 chỗ ngồi dùng cho huấn luyện bên cạnh vai trò chiến đấu. Các máy bay Su-27SK được đánh số hiệu 600x còn Su-27UBK đánh số hiệu 852x… Nguồn ảnh: Airlines.net
Dù được thiết kế từ những năm 1970, thế nhưng tới hôm nay Su-27 vẫn là dòng tiêm kích siêu cơ động thế hệ 4 đáng gờm trên thế giới. Nó hoàn toàn có khả năng chiến đấu hiệu quả trước các phiên bản tiêm kích mới nhất F-15, F-16 của Mỹ. Thậm chí, nếu được nâng cấp lên chuẩn "SM", Su-27 có thể đối phó với cả F-22. Nguồn ảnh: Airlines.net
Nguyên bản Su-27 nói chung và dòng Su-27SK nói riêng được trang bị cặp động cơ phản lực AL-31F cung cấp tốc độ tối đa đến Mach 2,35 (2.500km/h), tầm bay 3.500km trên mọi độ cao, trần bay tối đa đến 19.000m, tốc độ leo cao 300m/s. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, hộ tống, đánh chặn, Su-27SK có thể mang đến 8 tên lửa không đối không loại R-27 (tầm trung, dẫn đường radar bán chủ động) và R-73 (tầm ngắn, dẫn đường hồng ngoại). Nguồn ảnh: Wikipedia