Thiết kế đồ họa tổ hợp vũ khí trông giống với cấu hình hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển được nhìn thấy trong phóng sự “Hiệu ứng từ những công trình trẻ” phát sóng trên kênh Quốc phòng Việt Nam hôm 11/8. Trong ảnh, đồ họa mô phỏng hệ thống vũ khí với bệ phóng tên lửa và cabin điều khiển đặt trên khung gầm xe bánh lốp. Ảnh: Kênh QPVNTừ các hình ảnh được giới thiệu, hiện rất khó xác định liệu Việt Nam thiết kế trên khung gầm nào, đó có khả năng là xe vận tải 6x6 bánh hiệu Ural hoặc Kamaz phổ biến trong quân đội ta hoặc cũng có thể chúng ta sử dụng một dòng xe khác. Ảnh: Kênh QPVNXe phóng tự hành có lắp chân trống thủy lực để cố định bệ phóng, giảm giật khi khai hỏa tên lửa. Ảnh: Kênh QPVNVề hệ thống tên lửa phòng thủ, căn cứ vào đồ họa ống phóng thì có thể xác định chúng ta phát triển một phiên bản của ống phóng KT-184 trang bị trên các tàu hải quân, và khả năng rất cao là sử dụng tên lửa hành trình Kh-35 Uran-E. Ảnh: VOVCận cảnh bệ phóng KT-184 trang bị trên các tàu tên lửa Molniya và Gepard 3.9. Ảnh: QĐNDVề tên lửa, cũng không loại trừ khả năng chúng ta sẽ sử dụng Kh-35 “Made in Vietnam” mang tên KCT-15. Phiên bản tên lửa Uran-E mà Nga cấp giấy phép sản xuất cho công nghiệp quốc phòng Việt Nam.Mặc dù từ thiết kế trên máy tính tới lúc tạo ra mẫu thử nghiệm, bắn thử nghiệm, nghiệm thu là hành trình rất dài, gian nan, phức tạp… nhưng có thể nói nếu thành công, đó thực sự là “bước nhảy vọt” của công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Chúc công nghiệp quốc phòng nội địa thành công với dự án tên lửa phòng thủ bờ biển! Ảnh: QPVNHiện nay, lực lượng tên lửa phòng thủ bờ biển của Việt Nam được trang bị nhiều tổ hợp vũ khí hiện đại như 4K51 Rubezh; 4K44 Redut; K-300P Bastion-P; EXTRA và ACCULAR. Tuy nhiên, chúng ta nếu có thể thì nên tiếp tục bổ sung cho lực lượng này vì số lượng bệ phóng do Liên Xô cung cấp trước đây không phải quá lớn. Các hệ thống vũ khí hiện đại như Bastion, EXTRA rất đắt đỏ nên số lượng mua sắm không nhiều. Ảnh: TTXVNVới một đường bờ biển kéo dài từ Bắc vào Nam, lực lượng phòng thủ bờ biển cần được bố trí rộng khắp, nhiều tầng nhiều lớp. Trong ảnh, tổ hợp tên lửa bờ 4K51 Rubezh khai hỏa, loại vũ khí này được đánh giá là đã lạc hậu khi sử dụng phiên bản cải tiến tên lửa hành P-15 Termit có từ những năm 1960. Việc phát triển thành công tên lửa bờ KCT-15 Uran sẽ giúp thay thế một phần vai trò của Rubezh trong việc phòng thủ bờ cự ly 100km đổ lại. Ảnh: QĐNDỞ ngoài 100-300km, chúng ta hiện đã có hệ thống phòng thủ K-300P Bastion-P đảm nhiệm. Tổ hợp này trang bị tên lửa hành trình siêu âm P-800 Yakhont có tầm bắn 120-300km tùy quỹ đạo bay, tốc độ Mach 2,8-3. Ảnh: TTXVNỞ ngoài 300km đến 500km, chúng ta hiện có hệ thống phòng thủ 4K44 Redut do Liên Xô (cũ) sản xuất. Đây là hệ thống phòng thủ bờ biển đồ sộ, được đánh giá có thể hủy diệt mục tiêu cự ly rất xa, rất lớn cỡ như tàu tuần dương, tàu sân bay. Ảnh: TTXVN4K44 Redut trang bị tên lửa hành trình P-35B có tầm bắn cực đại 460km, mang đầu đạn nặng 1 tấn. Ảnh: Kênh QPVNVideo Việt Nam bắn thử thành công tên lửa bờ biển P-35B. Nguồn: VTV1
Thiết kế đồ họa tổ hợp vũ khí trông giống với cấu hình hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển được nhìn thấy trong phóng sự “Hiệu ứng từ những công trình trẻ” phát sóng trên kênh Quốc phòng Việt Nam hôm 11/8. Trong ảnh, đồ họa mô phỏng hệ thống vũ khí với bệ phóng tên lửa và cabin điều khiển đặt trên khung gầm xe bánh lốp. Ảnh: Kênh QPVN
Từ các hình ảnh được giới thiệu, hiện rất khó xác định liệu Việt Nam thiết kế trên khung gầm nào, đó có khả năng là xe vận tải 6x6 bánh hiệu Ural hoặc Kamaz phổ biến trong quân đội ta hoặc cũng có thể chúng ta sử dụng một dòng xe khác. Ảnh: Kênh QPVN
Xe phóng tự hành có lắp chân trống thủy lực để cố định bệ phóng, giảm giật khi khai hỏa tên lửa. Ảnh: Kênh QPVN
Về hệ thống tên lửa phòng thủ, căn cứ vào đồ họa ống phóng thì có thể xác định chúng ta phát triển một phiên bản của ống phóng KT-184 trang bị trên các tàu hải quân, và khả năng rất cao là sử dụng tên lửa hành trình Kh-35 Uran-E. Ảnh: VOV
Cận cảnh bệ phóng KT-184 trang bị trên các tàu tên lửa Molniya và Gepard 3.9. Ảnh: QĐND
Về tên lửa, cũng không loại trừ khả năng chúng ta sẽ sử dụng Kh-35 “Made in Vietnam” mang tên KCT-15. Phiên bản tên lửa Uran-E mà Nga cấp giấy phép sản xuất cho công nghiệp quốc phòng Việt Nam.
Mặc dù từ thiết kế trên máy tính tới lúc tạo ra mẫu thử nghiệm, bắn thử nghiệm, nghiệm thu là hành trình rất dài, gian nan, phức tạp… nhưng có thể nói nếu thành công, đó thực sự là “bước nhảy vọt” của công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Chúc công nghiệp quốc phòng nội địa thành công với dự án tên lửa phòng thủ bờ biển! Ảnh: QPVN
Hiện nay, lực lượng tên lửa phòng thủ bờ biển của Việt Nam được trang bị nhiều tổ hợp vũ khí hiện đại như 4K51 Rubezh; 4K44 Redut; K-300P Bastion-P; EXTRA và ACCULAR. Tuy nhiên, chúng ta nếu có thể thì nên tiếp tục bổ sung cho lực lượng này vì số lượng bệ phóng do Liên Xô cung cấp trước đây không phải quá lớn. Các hệ thống vũ khí hiện đại như Bastion, EXTRA rất đắt đỏ nên số lượng mua sắm không nhiều. Ảnh: TTXVN
Với một đường bờ biển kéo dài từ Bắc vào Nam, lực lượng phòng thủ bờ biển cần được bố trí rộng khắp, nhiều tầng nhiều lớp. Trong ảnh, tổ hợp tên lửa bờ 4K51 Rubezh khai hỏa, loại vũ khí này được đánh giá là đã lạc hậu khi sử dụng phiên bản cải tiến tên lửa hành P-15 Termit có từ những năm 1960. Việc phát triển thành công tên lửa bờ KCT-15 Uran sẽ giúp thay thế một phần vai trò của Rubezh trong việc phòng thủ bờ cự ly 100km đổ lại. Ảnh: QĐND
Ở ngoài 100-300km, chúng ta hiện đã có hệ thống phòng thủ K-300P Bastion-P đảm nhiệm. Tổ hợp này trang bị tên lửa hành trình siêu âm P-800 Yakhont có tầm bắn 120-300km tùy quỹ đạo bay, tốc độ Mach 2,8-3. Ảnh: TTXVN
Ở ngoài 300km đến 500km, chúng ta hiện có hệ thống phòng thủ 4K44 Redut do Liên Xô (cũ) sản xuất. Đây là hệ thống phòng thủ bờ biển đồ sộ, được đánh giá có thể hủy diệt mục tiêu cự ly rất xa, rất lớn cỡ như tàu tuần dương, tàu sân bay. Ảnh: TTXVN
4K44 Redut trang bị tên lửa hành trình P-35B có tầm bắn cực đại 460km, mang đầu đạn nặng 1 tấn. Ảnh: Kênh QPVN
Video Việt Nam bắn thử thành công tên lửa bờ biển P-35B. Nguồn: VTV1