Được xem là lực lượng “xương sống” của Quân chủng Hải quân, biên đội tàu tên lửa Molniya là lớp tàu tấn công hiện đại và đông đảo nhất Việt Nam hiện nay, trợ thủ đắc lực bên cạnh các tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard. Dù có thiết kế hoàn toàn khác biết thế nhưng cả hai tàu chiến này đều có một điểm chung là được trang bị các tên lửa chống hạm Uran-E. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân.Nếu nói về sức mạnh hỏa lực, các tàu tên lửa Molniya có thể mang nhiều tên lửa hơn các tàu Gepard với bốn cụm phóng mỗi cụm mang theo 4 tên lửa Uran-E tương đương 16 tên lửa cho mỗi tàu, con số này ở tàu Gepard chỉ 8 tên lửa. Tuy nhiên, vai trò và nhiệm vụ của hai lớp tàu này hoàn toàn khác nhau nên số lượng tên lửa Uran-E chúng có thể mang theo cũng sẽ có sự thay đổi tương xứng. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân.Và trong cuộc diễn tập bắn đạn thật vào đầu năm 2017 của Quân chủng Hải quân, các tàu tên lửa Molniya cùng tên lửa Uran-E đã một lần nữa chứng minh năng lực tác chiến tuyệt vời của mình khi tiêu diệt các mục tiêu giả định ngay từ đợt tấn công đầu tiên. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân.Theo đó mục tiêu của biên đội tàu tên lửa Molniya lần này là một tàu chở hàng cũ có lượng giãn nước trên dưới 1.000 tấn được sử dụng làm “bia động” và các đòn tấn công sẽ được thực hiện từ khoảng cách an toàn nằm trong tầm bắn của tên lửa Uran-E. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân.Dựa trên hình ảnh được Quân chủng Hải quân công bố, biên đội tàu Molniya đồng loạt khai hỏa tên lửa tấn công mục tiêu giả định. Với vận tốc bay xấp xỉ 900km/h, tên lửa chống hạm Uran-E của Hải quân Việt Nam nhanh chóng lao đến mục tiêu trong vài phút với độ chính xác gần như là tuyệt đối. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân.Ở góc ảnh này ta có thể thấy hình dáng tổng thể của tên lửa Uran-E khi đang lao vào mục tiêu giả định, trước khi đán chìm con tàu này. Theo thiết kế tên lửa Uran-E có thể hạ gục tàu chiến có lượng giãn nước lên đến 5.000 tấn chỉ với một đòn tấn công duy nhất. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân.Tên lửa hành trình chống hạm Uran-E (biến thể xuất khẩu của Kh-35 do Nga chế tạo) có tầm bắn hiệu quả vào khoảng 135km với biến thể xuất khẩu có thể cải tiến lên 300km nhưng vẫn có thể mang được đầu đạn nặng 145kg. Tên lửa nổi bật với ưu điểm nhỏ gọn khiến tiết diện phản xạ radar thấp, có khả năng bay ở độ cao cực thấp khiến rất khó đánh chặn. Nguồn ảnh: redstar.gr.Chính vì lý do này mà tên lửa Uran-E được lựa chọn trở thành “cánh phải” trên các tàu tên lửa Molniya và Gepard của Hải quân Việt Nam. Cần phải nhắc thêm lại là với 16 tên lửa Uran-E trên mỗi tàu Molniya, các tàu chiến này hoàn toàn có thể phối hợp cùng nhau tung ra một đòn tấn công chớp nhoáng trên biển và rút đi trước khi đối phương kịp tỉnh đòn. Nguồn ảnh: redstar.gr.Về tên lửa Kh-35 (NATO định danh là SS-N-25 Switchblade) đây là loại tên lửa chống hạm tốc độ cận âm, đa năng có thể phóng từ nhiều phương tiện khác nhau (tàu chiến, máy bay cánh bằng, trực thăng, bệ phóng di động) do Nga thiết kế, chế tạo. Nguồn ảnh: redstar.gr.Tên lửa di chuyển ở độ cao 10-15 mét trên mặt nước, tốc độ gần bằng tốc độ âm thanh. Tại chặng cuối đường bay, Kh-35 giảm mạnh độ cao xuống 3-5 mét, ở phạm vi này với vận tốc di chuyển không hề nhỏ các phương tiện phòng thủ hầu như không thể kịp đánh chặn Kh-35. Sau khi đầu dò ảnh hồng ngoại nắm bắt mục tiêu, tên lửa Kh-35 sẽ lao đầu nổ trọng lượng 145 kg vào mạn tàu hoặc các cấu trúc phía trên của tàu đối phương. Nguồn ảnh: redstar.gr.Trong hành trình bay, Kh-35 được dẫn đường bằng hệ định vị quán tính ở pha giữa và dùng radar chủ động ARGS-35E (ảnh) kích hoạt khi cách mục tiêu 20km ở pha cuối. Ngoài ra, tên lửa còn có radar đo độ cao Detal RVE hoạt động ở độ cao 1m tới 5.000m đảm bảo khả năng bay thấp. Nguồn ảnh: redstar.gr.Về các thông số kỹ thuật cơ bản tên lửa Kh-35 dài 3,75m, sải cánh 0,93m, đường kính 0,42m, trọng lượng phóng 630kg (với động cơ tăng cường). Trên thân quả đạn có 4 cánh ổn định ở giữa thân (có thể gập gọn) cùng 4 cánh lái ở đuôi. Nguồn ảnh: roe.ru.Mặc dù Hải quân Nga sở hữu nhiều dòng tên lửa chống hạm đáng sợ nhất thế giới, thế nhưng các tướng lĩnh Nga vẫn dành sự quan tâm đặc biệt cho một mẫu tên lửa thông thường như Kh-35. Thậm chí họ còn biến thể nó trở thành một loại vũ khí có thể triển khai trên đa nền tảng phóng từ tàu chiến, bệ phóng di động trên mặt đất, chiến đấu cơ cho đến cả trực thăng. Nguồn ảnh: russiaplane.netMời độc giả xem video: Bên trong nơi sản xuất tên lửa chống hạm Kh-35 cho Quân đội Nga.
Được xem là lực lượng “xương sống” của Quân chủng Hải quân, biên đội tàu tên lửa Molniya là lớp tàu tấn công hiện đại và đông đảo nhất Việt Nam hiện nay, trợ thủ đắc lực bên cạnh các tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard. Dù có thiết kế hoàn toàn khác biết thế nhưng cả hai tàu chiến này đều có một điểm chung là được trang bị các tên lửa chống hạm Uran-E. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân.
Nếu nói về sức mạnh hỏa lực, các tàu tên lửa Molniya có thể mang nhiều tên lửa hơn các tàu Gepard với bốn cụm phóng mỗi cụm mang theo 4 tên lửa Uran-E tương đương 16 tên lửa cho mỗi tàu, con số này ở tàu Gepard chỉ 8 tên lửa. Tuy nhiên, vai trò và nhiệm vụ của hai lớp tàu này hoàn toàn khác nhau nên số lượng tên lửa Uran-E chúng có thể mang theo cũng sẽ có sự thay đổi tương xứng. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân.
Và trong cuộc diễn tập bắn đạn thật vào đầu năm 2017 của Quân chủng Hải quân, các tàu tên lửa Molniya cùng tên lửa Uran-E đã một lần nữa chứng minh năng lực tác chiến tuyệt vời của mình khi tiêu diệt các mục tiêu giả định ngay từ đợt tấn công đầu tiên. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân.
Theo đó mục tiêu của biên đội tàu tên lửa Molniya lần này là một tàu chở hàng cũ có lượng giãn nước trên dưới 1.000 tấn được sử dụng làm “bia động” và các đòn tấn công sẽ được thực hiện từ khoảng cách an toàn nằm trong tầm bắn của tên lửa Uran-E. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân.
Dựa trên hình ảnh được Quân chủng Hải quân công bố, biên đội tàu Molniya đồng loạt khai hỏa tên lửa tấn công mục tiêu giả định. Với vận tốc bay xấp xỉ 900km/h, tên lửa chống hạm Uran-E của Hải quân Việt Nam nhanh chóng lao đến mục tiêu trong vài phút với độ chính xác gần như là tuyệt đối. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân.
Ở góc ảnh này ta có thể thấy hình dáng tổng thể của tên lửa Uran-E khi đang lao vào mục tiêu giả định, trước khi đán chìm con tàu này. Theo thiết kế tên lửa Uran-E có thể hạ gục tàu chiến có lượng giãn nước lên đến 5.000 tấn chỉ với một đòn tấn công duy nhất. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân.
Tên lửa hành trình chống hạm Uran-E (biến thể xuất khẩu của Kh-35 do Nga chế tạo) có tầm bắn hiệu quả vào khoảng 135km với biến thể xuất khẩu có thể cải tiến lên 300km nhưng vẫn có thể mang được đầu đạn nặng 145kg. Tên lửa nổi bật với ưu điểm nhỏ gọn khiến tiết diện phản xạ radar thấp, có khả năng bay ở độ cao cực thấp khiến rất khó đánh chặn. Nguồn ảnh: redstar.gr.
Chính vì lý do này mà tên lửa Uran-E được lựa chọn trở thành “cánh phải” trên các tàu tên lửa Molniya và Gepard của Hải quân Việt Nam. Cần phải nhắc thêm lại là với 16 tên lửa Uran-E trên mỗi tàu Molniya, các tàu chiến này hoàn toàn có thể phối hợp cùng nhau tung ra một đòn tấn công chớp nhoáng trên biển và rút đi trước khi đối phương kịp tỉnh đòn. Nguồn ảnh: redstar.gr.
Về tên lửa Kh-35 (NATO định danh là SS-N-25 Switchblade) đây là loại tên lửa chống hạm tốc độ cận âm, đa năng có thể phóng từ nhiều phương tiện khác nhau (tàu chiến, máy bay cánh bằng, trực thăng, bệ phóng di động) do Nga thiết kế, chế tạo. Nguồn ảnh: redstar.gr.
Tên lửa di chuyển ở độ cao 10-15 mét trên mặt nước, tốc độ gần bằng tốc độ âm thanh. Tại chặng cuối đường bay, Kh-35 giảm mạnh độ cao xuống 3-5 mét, ở phạm vi này với vận tốc di chuyển không hề nhỏ các phương tiện phòng thủ hầu như không thể kịp đánh chặn Kh-35. Sau khi đầu dò ảnh hồng ngoại nắm bắt mục tiêu, tên lửa Kh-35 sẽ lao đầu nổ trọng lượng 145 kg vào mạn tàu hoặc các cấu trúc phía trên của tàu đối phương. Nguồn ảnh: redstar.gr.
Trong hành trình bay, Kh-35 được dẫn đường bằng hệ định vị quán tính ở pha giữa và dùng radar chủ động ARGS-35E (ảnh) kích hoạt khi cách mục tiêu 20km ở pha cuối. Ngoài ra, tên lửa còn có radar đo độ cao Detal RVE hoạt động ở độ cao 1m tới 5.000m đảm bảo khả năng bay thấp. Nguồn ảnh: redstar.gr.
Về các thông số kỹ thuật cơ bản tên lửa Kh-35 dài 3,75m, sải cánh 0,93m, đường kính 0,42m, trọng lượng phóng 630kg (với động cơ tăng cường). Trên thân quả đạn có 4 cánh ổn định ở giữa thân (có thể gập gọn) cùng 4 cánh lái ở đuôi. Nguồn ảnh: roe.ru.
Mặc dù Hải quân Nga sở hữu nhiều dòng tên lửa chống hạm đáng sợ nhất thế giới, thế nhưng các tướng lĩnh Nga vẫn dành sự quan tâm đặc biệt cho một mẫu tên lửa thông thường như Kh-35. Thậm chí họ còn biến thể nó trở thành một loại vũ khí có thể triển khai trên đa nền tảng phóng từ tàu chiến, bệ phóng di động trên mặt đất, chiến đấu cơ cho đến cả trực thăng. Nguồn ảnh: russiaplane.net
Mời độc giả xem video: Bên trong nơi sản xuất tên lửa chống hạm Kh-35 cho Quân đội Nga.