Văn phòng báo chí chính phủ Croatia ngày 16/1 công bố thông tin, các lực lượng vũ trang Cộng hòa Croatia đang nỗ lực hết sức thay thế máy bay tiêm kích MiG-21 bằng nền tảng chiến đấu trên không mới. Ảnh: Tomislav Haramincic AviationTheo một quan chức chính phủ, quân đội nước này dự định sẽ thay thế MiG-21 bằng dòng máy bay chiến đấu đa năng F-16 (Mỹ) hoặc JAS-39 Gripen của Thụy Điển. Ngoài ra, họ cũng xem xét việc mua lại các máy bay cũ đã qua sử dụng như Dassault Rafale hoặc Eurofighter Typhoon hoặc F-16 cũ từ Hy Lạp, Israel, Na Uy. Ảnh: Tomislav Haramincic AviationThực tế, từ lâu Croatia đã từng cố gắng mua máy bay mới phù hợp với hoạt động của khối quân sự NATO (Croatia gia nhập năm 2009). Cuối tháng 3/2018, Croatia đã tuyên bố mua lại các máy bay F-16 Barak của Israel. Tuy nhiên, thương vụ không thành do những rắc rối từ Washington. Ảnh: PlanespotterKhông thể mua máy bay mới/cũ, Croatia đã đặt hàng Ukraine đại tu tăng hạn số máy bay MiG-21 còn lại trong biên chế. Thế nhưng, sự yếu kém của nền công nghiệp quốc phòng Ukraine đã khiến thương vụ này thất bại hoàn toàn. Và bây giờ, một lần nữa Croatia nỗ lực mua sắm máy bay mới để thay thế MiG-21. Hãy chờ xem liệu lần này họ có thành công hay không? Ảnh: Tomislav Haramincic AviationTheo Military Balance 2019, Không quân Croatia hiện có trong biên chế 8 máy bay tiêm kích MiG-21bisD và 3 MiG-21UMD hai chỗ ngồi dùng cho huấn luyện. Đó là tất cả sức mạnh của Croatia, phần còn lại chủ yếu là máy bay trực thăng và máy bay vận tải. Ảnh: Tomislav Haramincic AviationĐáng chú ý, phiên bản MiG-21bisD của Croatia từng trải qua nâng cấp vào năm 2003 với việc trang bị hệ thống điện tử hàng không chuẩn NATO phù hợp với hoạt động của một nước thành viên khối quân sự lớn nhất thế giới. Rất tiếc, gói nâng cấp này không thay thế radar hay vũ khí nên sức chiến đấu của MiG-21bisD vẫn “như xưa”. Ảnh: JetphotosNhư chúng ta đã biết, MiG-21 là tiêm kích huyền thoại do Liên Xô sản xuất. Tên tuổi của chúng gắn liền với những chiến tích "chấn động địa cầu" do KQND Việt Nam lập nên (bắn rơi các loại máy bay hiện đại nhất của Mỹ như F-4 Phantom II hay B-52). Dẫu vậy, huyền thoại nào cũng có sự kết thúc, MiG-21 đã cũ và không còn hợp với chiến tranh hiện đại. Việt Nam hiện đã loại biên hoàn toàn MiG-21 vào năm 2015, và 19 quốc gia đang dùng MiG-21 chắc cũng sẽ sớm phải vĩnh biệt chiếc máy bay này trong khoảng 5-10 năm tới. Ảnh: Airplane - PicturesMiG-21 trang bị một động cơ phản lực cho tốc độ tối đa 2.237km/h, (Mach 2,05), tầm bay cực đại với nhiên liệu trong thân 1.210km, trần bay 17,8km, tốc độ leo cao 225m/s. Ảnh: Tomislav Haramincic AviationMáy bay chỉ có 4 giá treo vũ khí cho phép mang 4 tên lửa không đối không tầm nhiệt K-13A hoặc 8 tên lửa R-60 hoặc 2 bom 500kg. Một số phiên bản nâng cấp như MiG-21Bison (Ấn Độ) hay MiG-21 LanceR (Romania) cho phép chúng mang được tên lửa mới như R-27, R-73, Python 3/4. Nguồn: Airliners.netVideo tiêm kích MiG-21 của Croatia phô diễn tốc độ, cơ động. Nguồn: YTB
Văn phòng báo chí chính phủ Croatia ngày 16/1 công bố thông tin, các lực lượng vũ trang Cộng hòa Croatia đang nỗ lực hết sức thay thế máy bay tiêm kích MiG-21 bằng nền tảng chiến đấu trên không mới. Ảnh: Tomislav Haramincic Aviation
Theo một quan chức chính phủ, quân đội nước này dự định sẽ thay thế MiG-21 bằng dòng máy bay chiến đấu đa năng F-16 (Mỹ) hoặc JAS-39 Gripen của Thụy Điển. Ngoài ra, họ cũng xem xét việc mua lại các máy bay cũ đã qua sử dụng như Dassault Rafale hoặc Eurofighter Typhoon hoặc F-16 cũ từ Hy Lạp, Israel, Na Uy. Ảnh: Tomislav Haramincic Aviation
Thực tế, từ lâu Croatia đã từng cố gắng mua máy bay mới phù hợp với hoạt động của khối quân sự NATO (Croatia gia nhập năm 2009). Cuối tháng 3/2018, Croatia đã tuyên bố mua lại các máy bay F-16 Barak của Israel. Tuy nhiên, thương vụ không thành do những rắc rối từ Washington. Ảnh: Planespotter
Không thể mua máy bay mới/cũ, Croatia đã đặt hàng Ukraine đại tu tăng hạn số máy bay MiG-21 còn lại trong biên chế. Thế nhưng, sự yếu kém của nền công nghiệp quốc phòng Ukraine đã khiến thương vụ này thất bại hoàn toàn. Và bây giờ, một lần nữa Croatia nỗ lực mua sắm máy bay mới để thay thế MiG-21. Hãy chờ xem liệu lần này họ có thành công hay không? Ảnh: Tomislav Haramincic Aviation
Theo Military Balance 2019, Không quân Croatia hiện có trong biên chế 8 máy bay tiêm kích MiG-21bisD và 3 MiG-21UMD hai chỗ ngồi dùng cho huấn luyện. Đó là tất cả sức mạnh của Croatia, phần còn lại chủ yếu là máy bay trực thăng và máy bay vận tải. Ảnh: Tomislav Haramincic Aviation
Đáng chú ý, phiên bản MiG-21bisD của Croatia từng trải qua nâng cấp vào năm 2003 với việc trang bị hệ thống điện tử hàng không chuẩn NATO phù hợp với hoạt động của một nước thành viên khối quân sự lớn nhất thế giới. Rất tiếc, gói nâng cấp này không thay thế radar hay vũ khí nên sức chiến đấu của MiG-21bisD vẫn “như xưa”. Ảnh: Jetphotos
Như chúng ta đã biết, MiG-21 là tiêm kích huyền thoại do Liên Xô sản xuất. Tên tuổi của chúng gắn liền với những chiến tích "chấn động địa cầu" do KQND Việt Nam lập nên (bắn rơi các loại máy bay hiện đại nhất của Mỹ như F-4 Phantom II hay B-52). Dẫu vậy, huyền thoại nào cũng có sự kết thúc, MiG-21 đã cũ và không còn hợp với chiến tranh hiện đại. Việt Nam hiện đã loại biên hoàn toàn MiG-21 vào năm 2015, và 19 quốc gia đang dùng MiG-21 chắc cũng sẽ sớm phải vĩnh biệt chiếc máy bay này trong khoảng 5-10 năm tới. Ảnh: Airplane - Pictures
MiG-21 trang bị một động cơ phản lực cho tốc độ tối đa 2.237km/h, (Mach 2,05), tầm bay cực đại với nhiên liệu trong thân 1.210km, trần bay 17,8km, tốc độ leo cao 225m/s. Ảnh: Tomislav Haramincic Aviation
Máy bay chỉ có 4 giá treo vũ khí cho phép mang 4 tên lửa không đối không tầm nhiệt K-13A hoặc 8 tên lửa R-60 hoặc 2 bom 500kg. Một số phiên bản nâng cấp như MiG-21Bison (Ấn Độ) hay MiG-21 LanceR (Romania) cho phép chúng mang được tên lửa mới như R-27, R-73, Python 3/4. Nguồn: Airliners.net
Video tiêm kích MiG-21 của Croatia phô diễn tốc độ, cơ động. Nguồn: YTB