Tối qua (28/2), Không quân Ấn Độ bất ngờ tuyên bố một thông tin chấn động giới quân sự thế giới - tiêm kích MiG-21 Bison của họ đã bắn rơi một máy bay F-16D của Không quân Pakistan trong cuộc không chiến trên vùng Jammu và Kashmir "nóng bỏng" vào ngày 27/2. Nguồn ảnh: Live Fist DefenseKèm theo tuyên bố này, họ đã trưng bằng chứng về mảnh xác tên lửa không đối không AIM-120 bắn ra từ chiếc F-16D xấu số của Pakistan. Đây là lần đầu tiên Ấn Độ đưa ra được bằng chứng rằng họ đã bắn hạ một chiếc máy bay Pakistan. Nguồn ảnh: Live Fist DefenseTheo nguồn tin của Live Fist Defense, tiêm kích MiG-21 thuộc liên đội 51, Không quân Ấn Độ đã sử dụng tên lửa Vympel R-73 do Nga sản xuất bắn rơi chiếc F-16D của Pakistan. Nguồn ảnh: Airliners.netTrong khi đó, theo The Economist Times, F-16 Không quân Pakistan đã phóng tên lửa AIM-120 trong cuộc giao chiến trên không với MiG-21 của Không quân Ấn Độ (IAF). Tuy nhiên, tên lửa đã bắn trượt mục tiêu, còn R-73 đã trúng đích. Nguồn ảnh: Hindustan TimesTuy nhiên, tất cả các tuyên bố của Ấn Độ đều bị Pakistan bác bỏ và khẳng định họ không mất bất cứ máy bay nào. Bên cạnh đó, Pakistan còn nắm giữ bằng chứng “đầy thuyết phục” rằng họ đã bắn hạ một chiếc MiG-21 Bison và bắt sống phi công. Nguồn ảnh: WikipediaDẫu vậy, với bằng chứng có trong tay mảnh xác tên lửa AIM-120, không loại trừ khả năng MiG-21 Ấn Độ đã lập công bắn hạ một chiếc F-16 hiện đại. Nếu điều này có thêm bằng chứng thuyết phục thì đây có thể coi là “kỳ tích lịch sử” đối với dòng MiG-21. Nguồn ảnh: Airliners.netBởi ra đời từ những năm 1950, đến nay MiG-21 đã bị xem là quá lỗi thời, không còn là đối thủ với F-16 thế hệ 4. Và cũng đã lâu lắm rồi, kể từ sau cuộc chiến tranh Việt Nam thì MiG-21 cũng không còn giành được nhiều chiến tích sáng chói trước các dòng máy bay chiến đấu Mỹ.Tất nhiên, có một điều cần phải biết rằng để làm nên “chiến công” đó, các máy bay MiG-21 của Không quân Ấn Độ thực tế đã phải trải qua đợt hiện đại hóa quy mô vào năm 1999. Nguồn ảnh: SputnikCụ thể, năm 1999, Ấn Độ với mục tiêu kéo dài thời hạn sử dụng MiG-21 đã hợp tác với Nga nâng cấp sâu rộng 125 chiếc MiG-21bis lên chuẩn “Bison”. Gói nâng cấp đưa MiG-21 tiệm cận sức mạnh các loại tiêm kích thế hệ 4, thậm chí trong các cuộc chiến giả định sau này, MiG-21 Bison có thể đánh ngang ngửa với cả F-15C của Mỹ. Nguồn ảnh: Airliners.netCụ thể, 125 chiếc MiG-21bis "cổ lỗ" thay mới radar Phazotron Kopyo - được phát triển dựa trên công nghệ dòng radar Zhuk với tầm trinh sát bán cầu trước đến 57km, ở bán cầu sau là 25-30km, theo dõi mục tiêu RCS 3m2 cách 45km. Nguồn ảnh: Airliners.netĐặc biệt, Kopyo cung cấp cho MiG-21 khả năng theo dõi được 10 mục tiêu cùng lúc và dẫn đường cho tối đa 2 tên lửa tiêu diệt 2 mục tiêu cùng lúc. Nguồn ảnh: Airliners.netCận cảnh buồng lái MiG-21 sau hiện đại hóa lên chuẩn “Bison” với màn hình radar lớn ở bên phải bảng điều khiển cabin buồng lái. Nguồn ảnh: PinterestVới việc trang bị radar tối tân hơn, MiG-21 Bison có thể triển khai các loại tên lửa không đối không mới nhất của Nga như R-73E (tầm ngắn), R-27 (dẫn đường radar bán chủ động, tầm trung) và R-77 (radar chủ động, tầm trung – xa lên tới 100km). Nguồn ảnh: Airliners.netCác loại tên lửa mới cho phép MiG-21 Bison có khả năng đối chọi với bất kỳ tiêm kích hiện đại thế hệ 4 nào của Pakistan. Và “chiến tích” bắn hạ F-16D là minh chứng rõ ràng nhất về chương trình MiG-21 Bison thực sự thành công. Nguồn ảnh: Airliners.netVề động cơ, MiG-21 Bison vẫn sử dụng loại R25-300 cho tốc độ bay 2.228km/h (Mach 2,05), leo cao 225m/s, trần bay 17,8km. Các thông số này không thua kém F-16 của Pakistan, thậm chí nó bay nhanh hơn cao hơn cả JF-17 Thunder.Mời độc giả xem video MiG-21 Bison của Ấn Độ.
Tối qua (28/2), Không quân Ấn Độ bất ngờ tuyên bố một thông tin chấn động giới quân sự thế giới - tiêm kích MiG-21 Bison của họ đã bắn rơi một máy bay F-16D của Không quân Pakistan trong cuộc không chiến trên vùng Jammu và Kashmir "nóng bỏng" vào ngày 27/2. Nguồn ảnh: Live Fist Defense
Kèm theo tuyên bố này, họ đã trưng bằng chứng về mảnh xác tên lửa không đối không AIM-120 bắn ra từ chiếc F-16D xấu số của Pakistan. Đây là lần đầu tiên Ấn Độ đưa ra được bằng chứng rằng họ đã bắn hạ một chiếc máy bay Pakistan. Nguồn ảnh: Live Fist Defense
Theo nguồn tin của Live Fist Defense, tiêm kích MiG-21 thuộc liên đội 51, Không quân Ấn Độ đã sử dụng tên lửa Vympel R-73 do Nga sản xuất bắn rơi chiếc F-16D của Pakistan. Nguồn ảnh: Airliners.net
Trong khi đó, theo The Economist Times, F-16 Không quân Pakistan đã phóng tên lửa AIM-120 trong cuộc giao chiến trên không với MiG-21 của Không quân Ấn Độ (IAF). Tuy nhiên, tên lửa đã bắn trượt mục tiêu, còn R-73 đã trúng đích. Nguồn ảnh: Hindustan Times
Tuy nhiên, tất cả các tuyên bố của Ấn Độ đều bị Pakistan bác bỏ và khẳng định họ không mất bất cứ máy bay nào. Bên cạnh đó, Pakistan còn nắm giữ bằng chứng “đầy thuyết phục” rằng họ đã bắn hạ một chiếc MiG-21 Bison và bắt sống phi công. Nguồn ảnh: Wikipedia
Dẫu vậy, với bằng chứng có trong tay mảnh xác tên lửa AIM-120, không loại trừ khả năng MiG-21 Ấn Độ đã lập công bắn hạ một chiếc F-16 hiện đại. Nếu điều này có thêm bằng chứng thuyết phục thì đây có thể coi là “kỳ tích lịch sử” đối với dòng MiG-21. Nguồn ảnh: Airliners.net
Bởi ra đời từ những năm 1950, đến nay MiG-21 đã bị xem là quá lỗi thời, không còn là đối thủ với F-16 thế hệ 4. Và cũng đã lâu lắm rồi, kể từ sau cuộc chiến tranh Việt Nam thì MiG-21 cũng không còn giành được nhiều chiến tích sáng chói trước các dòng máy bay chiến đấu Mỹ.
Tất nhiên, có một điều cần phải biết rằng để làm nên “chiến công” đó, các máy bay MiG-21 của Không quân Ấn Độ thực tế đã phải trải qua đợt hiện đại hóa quy mô vào năm 1999. Nguồn ảnh: Sputnik
Cụ thể, năm 1999, Ấn Độ với mục tiêu kéo dài thời hạn sử dụng MiG-21 đã hợp tác với Nga nâng cấp sâu rộng 125 chiếc MiG-21bis lên chuẩn “Bison”. Gói nâng cấp đưa MiG-21 tiệm cận sức mạnh các loại tiêm kích thế hệ 4, thậm chí trong các cuộc chiến giả định sau này, MiG-21 Bison có thể đánh ngang ngửa với cả F-15C của Mỹ. Nguồn ảnh: Airliners.net
Cụ thể, 125 chiếc MiG-21bis "cổ lỗ" thay mới radar Phazotron Kopyo - được phát triển dựa trên công nghệ dòng radar Zhuk với tầm trinh sát bán cầu trước đến 57km, ở bán cầu sau là 25-30km, theo dõi mục tiêu RCS 3m2 cách 45km. Nguồn ảnh: Airliners.net
Đặc biệt, Kopyo cung cấp cho MiG-21 khả năng theo dõi được 10 mục tiêu cùng lúc và dẫn đường cho tối đa 2 tên lửa tiêu diệt 2 mục tiêu cùng lúc. Nguồn ảnh: Airliners.net
Cận cảnh buồng lái MiG-21 sau hiện đại hóa lên chuẩn “Bison” với màn hình radar lớn ở bên phải bảng điều khiển cabin buồng lái. Nguồn ảnh: Pinterest
Với việc trang bị radar tối tân hơn, MiG-21 Bison có thể triển khai các loại tên lửa không đối không mới nhất của Nga như R-73E (tầm ngắn), R-27 (dẫn đường radar bán chủ động, tầm trung) và R-77 (radar chủ động, tầm trung – xa lên tới 100km). Nguồn ảnh: Airliners.net
Các loại tên lửa mới cho phép MiG-21 Bison có khả năng đối chọi với bất kỳ tiêm kích hiện đại thế hệ 4 nào của Pakistan. Và “chiến tích” bắn hạ F-16D là minh chứng rõ ràng nhất về chương trình MiG-21 Bison thực sự thành công. Nguồn ảnh: Airliners.net
Về động cơ, MiG-21 Bison vẫn sử dụng loại R25-300 cho tốc độ bay 2.228km/h (Mach 2,05), leo cao 225m/s, trần bay 17,8km. Các thông số này không thua kém F-16 của Pakistan, thậm chí nó bay nhanh hơn cao hơn cả JF-17 Thunder.
Mời độc giả xem video MiG-21 Bison của Ấn Độ.