Ngay tại thời điểm then chốt khi Nga và Ukraine đang cố gắng giành lấy nhiều lợi thế hơn trước khi cựu Tổng thống Trump can thiệp hòa giải, Tổng thống Biden bất ngờ tặng Ukraine một “món quà lớn”. Ảnh: Reuters. Theo tờ New York Times, ông Biden đã phê duyệt cho Quân đội Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga. Loại tên lửa này có tầm bắn 300 km, giúp tăng cường đáng kể khả năng tấn công tầm xa của Quân đội Ukraine. Ảnh: US Denfense News.Theo báo cáo trước đây của Viện Nghiên cứu Chiến tranh của Mỹ, loại tên lửa này có thể tấn công hơn 200 mục tiêu quan trọng nằm sâu trong lãnh thổ Nga, bao gồm các trung tâm hậu cần lớn, sân bay, sở chỉ huy, kho đạn dược, nhà máy quân sự và nhiều khu vực tập trung quân đội khác. Điều này có thể gây ra thương vong lớn cho Quân đội Nga, làm thay đổi đáng kể tình thế chiến thuật của cuộc chiến. Ảnh: WSMR.Theo dự đoán của các quan chức Mỹ giấu tên, tên lửa này trước tiên sẽ được sử dụng để tấn công các mục tiêu quân sự của Nga ở Kursk. Trong tương lai, Tổng thống Biden có thể sẽ phê duyệt mở rộng phạm vi tấn công sang các khu vực khác trên lãnh thổ Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Các quan chức này cho biết, lý do ông Biden phê duyệt quyết định này là vì có quân đội từ Đông Á đã đến chiến trường Kursk. Rất có khả năng trong vài ngày tới, Quân đội Ukraine sẽ sử dụng tên lửa ATACMS để tấn công Kursk. Ảnh: NKNews.Trước tình hình này, nhiều người phía Nga cho rằng hành động này chẳng khác nào một tuyên bố chiến tranh giữa Mỹ và Nga. Phóng viên quân sự Roman Alekhin nhận định: “Thực tế, việc Mỹ cho phép Quân đội Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS tại Kursk nên được xem như một hành động tuyên chiến của Mỹ đối với Nga”. Ảnh minh họa.Từ phản ứng của phía Nga có thể thấy rằng mối đe dọa từ loại tên lửa này là rất lớn. Trước đây, Tổng thống Biden luôn từ chối cho phép Ukraine sử dụng loại tên lửa này để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga vì lo ngại xung đột leo thang. Điều này không chỉ vì mối đe dọa của loại tên lửa này mà còn do phương Tây sẽ ngay lập tức làm theo. Ảnh: Wall Street Journal.Theo báo Le Figaro ngày 17/11, Anh và Pháp đã nhanh chóng theo chân Mỹ khi tuyên bố cho phép Quân đội Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow do Anh và Pháp cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga. Loại tên lửa này có tầm bắn xa hơn, lên tới 550 km, đủ khả năng bao phủ khu vực Moscow. Ảnh: Bộ Quốc phòng Ukraine.Đáng chú ý, theo kênh Telegram Military Chronicle, việc Mỹ cho phép Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS để tấn công lãnh thổ Nga có những hạn chế nhất định, chỉ được phép nhắm vào các mục tiêu nằm trong phạm vi 50 km tính từ biên giới Nga. Nếu điều này là chính xác, mối đe dọa đối với Quân đội Nga sẽ giảm đi hơn một nửa, ít nhất các sân bay hậu phương, kho đạn lớn và nhà máy quân sự sẽ không bị tấn công. Ảnh: BBC.Ngoài ra, theo hãng tin RIA Novosti, vào ngày 1/7, Quân đội Nga đã thu giữ được một hệ thống dẫn đường của tên lửa ATACMS trong tình trạng nguyên vẹn. Hiện tại, Nga đang nghiên cứu kỹ thuật để phá giải công nghệ này, điều này có thể giúp Quân đội Nga gây nhiễu và đánh chặn tên lửa ATACMS, giảm đáng kể khả năng tấn công chính xác của nó. Ảnh: Getty Images.Hiện tại, Kursk về cơ bản đã rơi vào thế bế tắc trong cuộc chiến tiêu hao sinh lực. Tên lửa ATACMS có thể giúp Quân đội Ukraine phá vỡ thế bế tắc này, nhưng trước khi chúng phát huy tác dụng, khả năng cao là Quân đội Nga sẽ giành lợi thế trước. Ảnh: Topwar.Theo báo cáo của các phóng viên, tàn quân của cụm phía bắc Ukraine bị bao vây tại khu rừng lớn phía nam Orgovka, đã cố gắng phá vòng vây vào khoảng 4 giờ sáng ngày 17/11. Ảnh: Reuters.Quân Ukraine chia thành từng nhóm nhỏ từ 15 đến 20 người để tổ chức rút lui, nhưng bị Quân đội Nga, vốn đã chuẩn bị sẵn, tổ chức vây bắt và tiêu diệt. Kết quả, 80 binh sĩ Ukraine tử trận, 40 người bị thương trong khi rút lui, một số bị đồng đội bỏ lại, và 24 người bị bắt làm tù binh. Ảnh: Reuters.Theo kênh Telegram “North Wind”, tính đến hiện tại, tàn quân của Cụm phía Bắc Ukraine đang ẩn náu trong khu rừng lớn phía nam Orlovka bao gồm 4 tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn 17 và Lữ đoàn 22 của Ukraine cùng một đơn vị thuộc lực lượng cơ giới. Tổng số binh lính còn lại ước tính khoảng 500 người. Ảnh: Argumenti.ru.Quân đội Nga đang tiến sâu vào rừng để truy quét toàn bộ lực lượng này. Nếu tiêu diệt được họ, Quân đội Nga sẽ có thể giải phóng hàng nghìn binh sĩ, đồng thời mở lại tuyến đường từ Korenevo đến làng Zeleny Shlyakh. Điều này sẽ cho phép Nga tập trung thêm lực lượng tại các làng Zeleny Shlyakh và Novoivanovka, tạo sự chênh lệch lớn về quân số và phá vỡ thế cân bằng lực lượng trong khu vực. Ảnh: Sina.Với ưu thế lực lượng, Quân đội Nga có thể nhanh chóng đột phá tuyến phòng thủ của Ukraine, thậm chí tiến thẳng từ Novoivanovka đến làng Viktorovka, sau đó phối hợp với cánh quân phía đông để bao vây Malaya Lokhnya. Nếu chiếm được khu vực này, Quân đội Ukraine sẽ buộc phải rút về cố thủ tại vùng Sudzha, khiến khu vực kiểm soát của họ bị thu hẹp thêm một nửa. Ảnh: RIA Novosti.
Ngay tại thời điểm then chốt khi Nga và Ukraine đang cố gắng giành lấy nhiều lợi thế hơn trước khi cựu Tổng thống Trump can thiệp hòa giải, Tổng thống Biden bất ngờ tặng Ukraine một “món quà lớn”. Ảnh: Reuters.
Theo tờ New York Times, ông Biden đã phê duyệt cho Quân đội Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga. Loại tên lửa này có tầm bắn 300 km, giúp tăng cường đáng kể khả năng tấn công tầm xa của Quân đội Ukraine. Ảnh: US Denfense News.
Theo báo cáo trước đây của Viện Nghiên cứu Chiến tranh của Mỹ, loại tên lửa này có thể tấn công hơn 200 mục tiêu quan trọng nằm sâu trong lãnh thổ Nga, bao gồm các trung tâm hậu cần lớn, sân bay, sở chỉ huy, kho đạn dược, nhà máy quân sự và nhiều khu vực tập trung quân đội khác. Điều này có thể gây ra thương vong lớn cho Quân đội Nga, làm thay đổi đáng kể tình thế chiến thuật của cuộc chiến. Ảnh: WSMR.
Theo dự đoán của các quan chức Mỹ giấu tên, tên lửa này trước tiên sẽ được sử dụng để tấn công các mục tiêu quân sự của Nga ở Kursk. Trong tương lai, Tổng thống Biden có thể sẽ phê duyệt mở rộng phạm vi tấn công sang các khu vực khác trên lãnh thổ Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Các quan chức này cho biết, lý do ông Biden phê duyệt quyết định này là vì có quân đội từ Đông Á đã đến chiến trường Kursk. Rất có khả năng trong vài ngày tới, Quân đội Ukraine sẽ sử dụng tên lửa ATACMS để tấn công Kursk. Ảnh: NKNews.
Trước tình hình này, nhiều người phía Nga cho rằng hành động này chẳng khác nào một tuyên bố chiến tranh giữa Mỹ và Nga. Phóng viên quân sự Roman Alekhin nhận định: “Thực tế, việc Mỹ cho phép Quân đội Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS tại Kursk nên được xem như một hành động tuyên chiến của Mỹ đối với Nga”. Ảnh minh họa.
Từ phản ứng của phía Nga có thể thấy rằng mối đe dọa từ loại tên lửa này là rất lớn. Trước đây, Tổng thống Biden luôn từ chối cho phép Ukraine sử dụng loại tên lửa này để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga vì lo ngại xung đột leo thang. Điều này không chỉ vì mối đe dọa của loại tên lửa này mà còn do phương Tây sẽ ngay lập tức làm theo. Ảnh: Wall Street Journal.
Theo báo Le Figaro ngày 17/11, Anh và Pháp đã nhanh chóng theo chân Mỹ khi tuyên bố cho phép Quân đội Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow do Anh và Pháp cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga. Loại tên lửa này có tầm bắn xa hơn, lên tới 550 km, đủ khả năng bao phủ khu vực Moscow. Ảnh: Bộ Quốc phòng Ukraine.
Đáng chú ý, theo kênh Telegram Military Chronicle, việc Mỹ cho phép Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS để tấn công lãnh thổ Nga có những hạn chế nhất định, chỉ được phép nhắm vào các mục tiêu nằm trong phạm vi 50 km tính từ biên giới Nga. Nếu điều này là chính xác, mối đe dọa đối với Quân đội Nga sẽ giảm đi hơn một nửa, ít nhất các sân bay hậu phương, kho đạn lớn và nhà máy quân sự sẽ không bị tấn công. Ảnh: BBC.
Ngoài ra, theo hãng tin RIA Novosti, vào ngày 1/7, Quân đội Nga đã thu giữ được một hệ thống dẫn đường của tên lửa ATACMS trong tình trạng nguyên vẹn. Hiện tại, Nga đang nghiên cứu kỹ thuật để phá giải công nghệ này, điều này có thể giúp Quân đội Nga gây nhiễu và đánh chặn tên lửa ATACMS, giảm đáng kể khả năng tấn công chính xác của nó. Ảnh: Getty Images.
Hiện tại, Kursk về cơ bản đã rơi vào thế bế tắc trong cuộc chiến tiêu hao sinh lực. Tên lửa ATACMS có thể giúp Quân đội Ukraine phá vỡ thế bế tắc này, nhưng trước khi chúng phát huy tác dụng, khả năng cao là Quân đội Nga sẽ giành lợi thế trước. Ảnh: Topwar.
Theo báo cáo của các phóng viên, tàn quân của cụm phía bắc Ukraine bị bao vây tại khu rừng lớn phía nam Orgovka, đã cố gắng phá vòng vây vào khoảng 4 giờ sáng ngày 17/11. Ảnh: Reuters.
Quân Ukraine chia thành từng nhóm nhỏ từ 15 đến 20 người để tổ chức rút lui, nhưng bị Quân đội Nga, vốn đã chuẩn bị sẵn, tổ chức vây bắt và tiêu diệt. Kết quả, 80 binh sĩ Ukraine tử trận, 40 người bị thương trong khi rút lui, một số bị đồng đội bỏ lại, và 24 người bị bắt làm tù binh. Ảnh: Reuters.
Theo kênh Telegram “North Wind”, tính đến hiện tại, tàn quân của Cụm phía Bắc Ukraine đang ẩn náu trong khu rừng lớn phía nam Orlovka bao gồm 4 tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn 17 và Lữ đoàn 22 của Ukraine cùng một đơn vị thuộc lực lượng cơ giới. Tổng số binh lính còn lại ước tính khoảng 500 người. Ảnh: Argumenti.ru.
Quân đội Nga đang tiến sâu vào rừng để truy quét toàn bộ lực lượng này. Nếu tiêu diệt được họ, Quân đội Nga sẽ có thể giải phóng hàng nghìn binh sĩ, đồng thời mở lại tuyến đường từ Korenevo đến làng Zeleny Shlyakh. Điều này sẽ cho phép Nga tập trung thêm lực lượng tại các làng Zeleny Shlyakh và Novoivanovka, tạo sự chênh lệch lớn về quân số và phá vỡ thế cân bằng lực lượng trong khu vực. Ảnh: Sina.
Với ưu thế lực lượng, Quân đội Nga có thể nhanh chóng đột phá tuyến phòng thủ của Ukraine, thậm chí tiến thẳng từ Novoivanovka đến làng Viktorovka, sau đó phối hợp với cánh quân phía đông để bao vây Malaya Lokhnya. Nếu chiếm được khu vực này, Quân đội Ukraine sẽ buộc phải rút về cố thủ tại vùng Sudzha, khiến khu vực kiểm soát của họ bị thu hẹp thêm một nửa. Ảnh: RIA Novosti.