Việt Nam có thực sự cần tới chiến hạm Gremyashchy của Nga?

Google News

Với sức mạnh công thủ toàn diện cùng thiết kế tối tân, chiến hạm Project 20385 Gremyashchy là sự bổ sung cần thiết với Hải quân Việt Nam.

Nhân định trên được truyền thông Nga đăng tải khi nói về quá trình thử nghiệm của dòng chiến hạm này, hiện các kỹ sư của Nhà máy đóng tàu Severnaya ở St. Petersburg đã thực hiện 70% tất cả các công việc đối với thử nghiêm và hoàn thiện tàu hộ tống thuộc Project 20385 Gremyashchiy.
"Tàu hộ tống Project 20385 Gremyashchiy tiếp tục trải qua các thử nghiệm của các công ty đóng tàu ở biển Baltic. Nhà sản xuất đã hoàn thành thử nghiệm bộ phận đẩy chính trong các chế độ tốc độ khác nhau, hệ thống điều hướng và liên lạc và kiểm tra hiệu suất và khả năng cơ động của tàu cũng như khả năng tồn tại trong điều kiện chiến đấu", nhà sản xuất ra tuyên bố cho biết.
Khi hoàn thành thử nghiệm và chính thức trang bị, Hải quân Nga sẽ có trong tay dòng chiến hạm được đánh giá là toàn diện hàng đầu thế giới. Sau khi trang bị đủ cho trong nước, Nga sẽ xuất khẩu Project 20385 với cấu hình cực mạnh cho những khách hàng thân thiện ở Đông Nam Á và một số khu vực khác.
Viet Nam co thuc su can toi chien ham Gremyashchy cua Nga?
Chiến hạm Nga.
Với những thông tin này, hy vọng trong thời gian tới, Đề án 20385 sẽ được Hải quân Việt Nam lựa chọn bởi theo nhà sản xuất Nga, Project 20385 lớp Gremyashchy là sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho các nước có ngân sách quốc phòng eo hẹp bởi tuy nó chỉ có lượng giãn nước tương đương tàu hộ vệ Gepard 3.9 của Việt Nam nhưng được trang bị tới 8 quả tên lửa hành trình chống hạm P-800 Oniks (Onyx) hoặc Kalib-NK.
Loại tên lửa này có cả phiên bản chống hạm và tấn công mặt đất. Tùy từng yêu cầu nhiệm vụm mà các tàu có thể trang bị 1 trong 2 phiên bản hoặc trang bị hỗn hợp cả 2 loại tên lửa. Hơn thế nữa, các tàu hộ vệ Project 20385 còn được trang bị khả năng phòng không cực mạnh với hệ thống phòng không đa tầng, đa lớp Polyment-Redut.
Hệ thống này có thể sử dụng tới 3 loại tên lửa tầm gần, tầm trung, tầm xa bao gồm tầm ngắn 9М100 (10-15km), tên lửa tầm trung М96Е (40-50km) hay tầm xa 9М96Е2 (120-150km), cung cấp cho tàu khả năng phòng không hạm đội đa tầng, đa lớp, trong một khu vực biển rất rộng.
Ngoài ra, các tàu lớp Gremyashchy còn có khả năng chống ngầm rất mạnh với trực thăng săn ngầm Ka-27, hệ thống sonar chống ngầm kiểu mảng kéo ở phía đuôi tàu có thể phát hiện những tàu ngầm chạy êm nhất cỡ như tàu AIP của phương Tây. Vũ khí chống ngầm gồm 8 ống phóng ngư lôi 330m.
Với hệ thống vũ khí phòng không và chống hạm, đối đất, chống ngầm như vậy, các tàu hộ vệ thuộc Project 20385 được đánh giá là là những tàu chiến mặt nước cỡ 2.000 tấn có hỏa lực mạnh và toàn diện nhất thế giới, tương đương với các khu trục hạm của châu Âu có lượng giãn nước gấp gần 4 lần.
Có thể nói rằng, các tàu hộ vệ Project 20385 lớp Gremyashchy của Nga có tính năng vượt trội các tàu Gepard mà Việt Nam hiện đang sở hữu, là sự bổ sung quý báu khả năng chống hạm, tấn công mặt đất và phòng không hạm đội cho Việt Nam.
Trước đây, Chuẩn Đô đốc Vladimir Bogdashin, chuyên gia hải quân Liên Xô/Nga, chỉ huy tuần dương hạm tên lửa Moskva của Nga đã cho rằng, tàu lớp Gremyashchy có thể là sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho Việt Nam.
Theo Tuấn Vũ/Baodatviet

>> xem thêm

Bình luận(0)