Theo tạp chí quân sự Jane’s, Malaysia và Kongsberg Gruppen đã đạt được những điều khoản quan trọng trong việc hiện thực hóa hợp đồng cung cấp các tên lửa chống hạm tiên tiến Naval Strike Missile (NSM) trị giá 125 triệu USD, và NSM sẽ là vũ khí chủ lực trên các tàu hộ vệ tàng hình Gowind 2500 mà Malaysia sẽ tự đóng mới theo công nghệ của Pháp. Nguồn ảnh: Foxtrot Alpha.Thông tin Malaysia mua NSM được công bố ngay trong khuôn khổ Triển lãm quốc phòng DSA-2018 vừa diễn ra tại Kuala Lumpur và dòng tên lửa này sẽ được trang bị trên cả 6 tàu Gowind 2500 Hải quân Malaysia dự định đưa vào trang bị. Nguồn ảnh: Royal Navy.NSM được đánh giá là loại tên lửa chống hạm ưu việt. Kongsberg Gruppen trong quá trình phát triển NSM đã dành ra hơn 10 năm để khắc phục hết các nhược điểm còn tồn tại trên mẫu tên lửa chống hạm trước đó của công ty này cũng như một số mẫu tên lửa chống hạm phổ biến trên thế giới. Nguồn ảnh: Military Technology.Tên lửa NSM được chế tạo từ vật liệu tổng hợp có khả năng hấp thu sóng radar, có 4 cánh điều hướng, nặng 400kg, tầm bắn trên 150km, sử dụng hệ thống dẫn đường bằng sóng vô tuyến, và định hướng bay bằng bản đồ số. Nguồn ảnh: Naval Technology.Đầu dẫn hướng của NSM có độ nhạy cao, phạm vi phát hiện mục tiêu rộng và có khả năng chống can nhiễu tốt. Đặc biệt, NSM có khả năng phát hiện cả những mục tiêu sử dụng hệ thống làm mát để đánh lạc hướng cảm biến nhiệt. Nguồn ảnh: Naval Technology.NSM được Kongsberg Gruppen phát triển từ năm 1996 theo hợp đồng của công ty này với Hải quân Na Uy. Sau đó, mẫu tên lửa được thử nghiệm lần đầu tiên năm 2000. Hiện tại có ba quốc gia đang và sẽ sở hữu NSM trong tương lai là Na Uy, Ba Lan và Malaysia. Nguồn ảnh: Naval Technology.Giống như nhiều mẫu tên lửa chống hạm hiện đại khác, NSM cũng được phát triển theo định hướng đa nền tảng theo đó mẫu tên lửa này có thể được triển khai trên nhiều nền tảng phóng khác nhau không chỉ riêng trên hạm. Nguồn ảnh: Royal Navy.Hiện tại, Kongsberg Gruppen đã hoàn tất việc phát triển ít nhất ba biến thể của NSM gồm trên hạm, trên không và trên mặt đất. Điều này cho phép NSM trở thành một loại vũ khí "xương sống" cho quân đội nhiều nước trên thế giới. Nguồn ảnh: USNI News.Trong ảnh là một hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển được phát triển dựa trên nền tảng của NSM, mỗi tổ hợp này có khả năng mang theo 4 ống phóng và có khả năng cơ động cao. Nguồn ảnh: National Interest.Mời độc giả xem video: Tên lửa chống hạm NSM của Hải quân Na Uy thử nghiệm trên biển. (nguồn Armed Forces Update)
Theo tạp chí quân sự Jane’s, Malaysia và Kongsberg Gruppen đã đạt được những điều khoản quan trọng trong việc hiện thực hóa hợp đồng cung cấp các tên lửa chống hạm tiên tiến Naval Strike Missile (NSM) trị giá 125 triệu USD, và NSM sẽ là vũ khí chủ lực trên các tàu hộ vệ tàng hình Gowind 2500 mà Malaysia sẽ tự đóng mới theo công nghệ của Pháp. Nguồn ảnh: Foxtrot Alpha.
Thông tin Malaysia mua NSM được công bố ngay trong khuôn khổ Triển lãm quốc phòng DSA-2018 vừa diễn ra tại Kuala Lumpur và dòng tên lửa này sẽ được trang bị trên cả 6 tàu Gowind 2500 Hải quân Malaysia dự định đưa vào trang bị. Nguồn ảnh: Royal Navy.
NSM được đánh giá là loại tên lửa chống hạm ưu việt. Kongsberg Gruppen trong quá trình phát triển NSM đã dành ra hơn 10 năm để khắc phục hết các nhược điểm còn tồn tại trên mẫu tên lửa chống hạm trước đó của công ty này cũng như một số mẫu tên lửa chống hạm phổ biến trên thế giới. Nguồn ảnh: Military Technology.
Tên lửa NSM được chế tạo từ vật liệu tổng hợp có khả năng hấp thu sóng radar, có 4 cánh điều hướng, nặng 400kg, tầm bắn trên 150km, sử dụng hệ thống dẫn đường bằng sóng vô tuyến, và định hướng bay bằng bản đồ số. Nguồn ảnh: Naval Technology.
Đầu dẫn hướng của NSM có độ nhạy cao, phạm vi phát hiện mục tiêu rộng và có khả năng chống can nhiễu tốt. Đặc biệt, NSM có khả năng phát hiện cả những mục tiêu sử dụng hệ thống làm mát để đánh lạc hướng cảm biến nhiệt. Nguồn ảnh: Naval Technology.
NSM được Kongsberg Gruppen phát triển từ năm 1996 theo hợp đồng của công ty này với Hải quân Na Uy. Sau đó, mẫu tên lửa được thử nghiệm lần đầu tiên năm 2000. Hiện tại có ba quốc gia đang và sẽ sở hữu NSM trong tương lai là Na Uy, Ba Lan và Malaysia. Nguồn ảnh: Naval Technology.
Giống như nhiều mẫu tên lửa chống hạm hiện đại khác, NSM cũng được phát triển theo định hướng đa nền tảng theo đó mẫu tên lửa này có thể được triển khai trên nhiều nền tảng phóng khác nhau không chỉ riêng trên hạm. Nguồn ảnh: Royal Navy.
Hiện tại, Kongsberg Gruppen đã hoàn tất việc phát triển ít nhất ba biến thể của NSM gồm trên hạm, trên không và trên mặt đất. Điều này cho phép NSM trở thành một loại vũ khí "xương sống" cho quân đội nhiều nước trên thế giới. Nguồn ảnh: USNI News.
Trong ảnh là một hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển được phát triển dựa trên nền tảng của NSM, mỗi tổ hợp này có khả năng mang theo 4 ống phóng và có khả năng cơ động cao. Nguồn ảnh: National Interest.
Mời độc giả xem video: Tên lửa chống hạm NSM của Hải quân Na Uy thử nghiệm trên biển. (nguồn Armed Forces Update)