Hải quân Philippines thời gian qua đã tỏ ra rất tích cực trong việc tìm kiếm một chủng loại tàu ngầm tấn công diesel-điện tiên tiến nhằm nhanh chóng nâng cao sức mạnh tác chiến.Đối tượng ban đầu được Manila nhắm tới là tàu ngầm Kilo 636.3 bản nội địa đã qua sử dụng của hải quân Nga. Các sĩ quan Philippines thậm chí được cho là đã tới Matxcơva để đánh giá tính năng chi tiết.Nhưng rồi cuối cùng tàu ngầm Kilo 636.3 đã bị loại với lý do chưa được tích hợp động cơ AIP, ngoài ra chất lượng của con tàu cũng đã xuống cấp sau thời gian dài khai thác.Sau khi từ bỏ Kilo 636.3, các hãng thông tấn Philippines đã đồng loạt đưa tin về việc hải quân nước này đã lựa chọn phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm tấn công AIP Type 212 do Đức sản xuất với mã định danh là Type 214.Nhưng rồi cũng giống như Kilo 636, thương vụ mua sắm tàu ngầm Type 214 giữa Philippines và Đức cũng đã bị hủy bỏ vào phút chót mà chưa rõ nguyên nhân, bất chấp việc đây là sản phẩm được đánh giá số 1 thế giới.Mới đây vào hôm 2/10, Phó tư lệnh Hải quân Philippines - Phó đô đốc Robert Empedrad cho biết rằng tàu ngầm Scorpene do Pháp sản xuất đang nổi lên như ứng viên số 1 dành cho hải quân nước này.Vị quan chức hải quân trên cho hay, nhận định trên chủ yếu là do đề xuất của công ty chế tạo tàu ngầm Pháp phù hợp với yêu cầu của Hải quân Philippines nhờ thiết kế tàng hình, vũ khí mạnh mẽ và có hệ thốngđịnh vị thủy âm tốt.Mặc dù những đặc điểm này cũng được tìm thấy ở các tàu ngầm tương đương như lớp Kilo của Nga hay Type 214 của Đức nhưng ông Empedrad nói rằng 2 sản phẩm trên có chi phí quá lớn, vượt ngoài khả năng mua sắm của Manila."Chúng tôi đang tiếp tục nghiên cứu vấn đề này và sau đó hy vọng sẽ hoàn thiện được yêu cầu chi tiết để sau đó ngân sách được sử dụng một cách hợp lý", Phó tư lệnh Hải quân Philippines nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn trước các phóng viên.Scorpene là sản phẩm của tập đoàn DCNS, tàu được ứng dụng những tiến bộ mới nhất trong cấu trúc module, sử dụng nhiều công nghệ đặc biệt giúp tăng khả năng tàng hình trước hệ thống định vị thủy âm đối phương.Thân tàu ngầm Scorpene làm bằng loại thép cường độ cao, ít nhiễm từ và có lớp phủ đặc biệt giúp triệt tiêu tiếng ồn. Vỏ tàu cho phép lặn nhiều lần tới độ sâu tối đa khi cần thiết, nó có thể hoạt động liên tục 240 ngày trên biển trong một năm.Scorpene được trang bị sonar quét mảng pha thụ động song song, tích hợp dẫn đường DR3000 do hãng Thales phát triển và hệ thống sonar ứng dụng công nghệ quét mảng pha đa chiều S-Cube là TSM2233M và TSM2253 thuộc hàng tiên tiến nhất hiện nay.Vũ khí của Scorpene gồm 6 ống phóng lôi cỡ 533 mm, mang theo ngư lôi hạng nặng Black Shark và cả tên lửa đối hạm SM-39 Exocet (trong tương lai có thể nâng cấp lên sử dụng tên lửa SM-40 Exocet Block III).Đặc biệt hệ thống AIP lắp đặt trên Scopene có độ tin cậy rất cao, cho thời gian lặn và hoạt động liên tục lâu hơn so với tàu ngầm không có AIP. Cụ thể, nó hoạt động liên tục được tới 71 ngày trên biển, vượt xa Kilo 636 của Nga.Ngoài tính năng kỹ chiến thuật, có thể hải quân Philippines còn muốn tận dụng mối quan hệ hợp tác với Malaysia và Ấn Độ trong việc bảo dưỡng lớp tàu ngầm này, do 2 quốc gia trên đều đã vận hành Scopene từ khá lâu.
Hải quân Philippines thời gian qua đã tỏ ra rất tích cực trong việc tìm kiếm một chủng loại tàu ngầm tấn công diesel-điện tiên tiến nhằm nhanh chóng nâng cao sức mạnh tác chiến.
Đối tượng ban đầu được Manila nhắm tới là tàu ngầm Kilo 636.3 bản nội địa đã qua sử dụng của hải quân Nga. Các sĩ quan Philippines thậm chí được cho là đã tới Matxcơva để đánh giá tính năng chi tiết.
Nhưng rồi cuối cùng tàu ngầm Kilo 636.3 đã bị loại với lý do chưa được tích hợp động cơ AIP, ngoài ra chất lượng của con tàu cũng đã xuống cấp sau thời gian dài khai thác.
Sau khi từ bỏ Kilo 636.3, các hãng thông tấn Philippines đã đồng loạt đưa tin về việc hải quân nước này đã lựa chọn phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm tấn công AIP Type 212 do Đức sản xuất với mã định danh là Type 214.
Nhưng rồi cũng giống như Kilo 636, thương vụ mua sắm tàu ngầm Type 214 giữa Philippines và Đức cũng đã bị hủy bỏ vào phút chót mà chưa rõ nguyên nhân, bất chấp việc đây là sản phẩm được đánh giá số 1 thế giới.
Mới đây vào hôm 2/10, Phó tư lệnh Hải quân Philippines - Phó đô đốc Robert Empedrad cho biết rằng tàu ngầm Scorpene do Pháp sản xuất đang nổi lên như ứng viên số 1 dành cho hải quân nước này.
Vị quan chức hải quân trên cho hay, nhận định trên chủ yếu là do đề xuất của công ty chế tạo tàu ngầm Pháp phù hợp với yêu cầu của Hải quân Philippines nhờ thiết kế tàng hình, vũ khí mạnh mẽ và có hệ thốngđịnh vị thủy âm tốt.
Mặc dù những đặc điểm này cũng được tìm thấy ở các tàu ngầm tương đương như lớp Kilo của Nga hay Type 214 của Đức nhưng ông Empedrad nói rằng 2 sản phẩm trên có chi phí quá lớn, vượt ngoài khả năng mua sắm của Manila.
"Chúng tôi đang tiếp tục nghiên cứu vấn đề này và sau đó hy vọng sẽ hoàn thiện được yêu cầu chi tiết để sau đó ngân sách được sử dụng một cách hợp lý", Phó tư lệnh Hải quân Philippines nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn trước các phóng viên.
Scorpene là sản phẩm của tập đoàn DCNS, tàu được ứng dụng những tiến bộ mới nhất trong cấu trúc module, sử dụng nhiều công nghệ đặc biệt giúp tăng khả năng tàng hình trước hệ thống định vị thủy âm đối phương.
Thân tàu ngầm Scorpene làm bằng loại thép cường độ cao, ít nhiễm từ và có lớp phủ đặc biệt giúp triệt tiêu tiếng ồn. Vỏ tàu cho phép lặn nhiều lần tới độ sâu tối đa khi cần thiết, nó có thể hoạt động liên tục 240 ngày trên biển trong một năm.
Scorpene được trang bị sonar quét mảng pha thụ động song song, tích hợp dẫn đường DR3000 do hãng Thales phát triển và hệ thống sonar ứng dụng công nghệ quét mảng pha đa chiều S-Cube là TSM2233M và TSM2253 thuộc hàng tiên tiến nhất hiện nay.
Vũ khí của Scorpene gồm 6 ống phóng lôi cỡ 533 mm, mang theo ngư lôi hạng nặng Black Shark và cả tên lửa đối hạm SM-39 Exocet (trong tương lai có thể nâng cấp lên sử dụng tên lửa SM-40 Exocet Block III).
Đặc biệt hệ thống AIP lắp đặt trên Scopene có độ tin cậy rất cao, cho thời gian lặn và hoạt động liên tục lâu hơn so với tàu ngầm không có AIP. Cụ thể, nó hoạt động liên tục được tới 71 ngày trên biển, vượt xa Kilo 636 của Nga.
Ngoài tính năng kỹ chiến thuật, có thể hải quân Philippines còn muốn tận dụng mối quan hệ hợp tác với Malaysia và Ấn Độ trong việc bảo dưỡng lớp tàu ngầm này, do 2 quốc gia trên đều đã vận hành Scopene từ khá lâu.