Những cuộc xung đột gần đây giữa Nga - Ukraine hay Azerbaijan - Armenia đã cho thấy, rất nhiều xe tăng chủ lực Nga các loại T-72 hay T-90, khi bị phá hủy tháp pháo đều bị thổi bay ra ngoài.Trong khi đó, cuộc xung đột ở Afghanistan hay Iraq trong quá khứ, xe tăng Mỹ lại không gặp phải trường hợp này, dù có bị phá hủy hoàn toàn. Điểm khác biệt lớn nhất ở đây, chính là do cấu tạo của chiếc xe tăng.Xe tăng chủ lực Nga, có cấu tạo khoang chứa đạn đặt dưới tháp pháo, để phục vụ cho cơ chế nạp đạn tự động. Việc đặt đạn ngay bên dưới tháp pháo, khiến khi chiếc xe tăng bị tấn công và phá hủy, kho chứa đạn bên trong xe tăng sẽ phát nổ và thổi bay tháp pháo ra ngoài, cơ hội sống sóng của kíp lái là cực kỳ mong manh.Thông thường, kíp chiến đấu sẽ chỉ có một vài giây ngắn ngủi để thoát khỏi xe tăng, trước khi kho chứa với hàng chục hoặc nhiều chục viên đạn phát nổ, khiến chiếc xe tăng bị phá hủy "từ trong ra ngoài" theo đúng nghĩa đen.Việc chiếc tháp pháo nặng tới vài tấn bị thổi bay ra ngoài, cũng cho thấy mức độ tàn phá ghê gớm khi kho đạn bên trong xe phát nổ.Trong hình, có thể thấy bố trí của kho đạn trên các xe tăng chủ lực Mỹ (hai hình bên dưới), khác hoàn toàn so với xe tăng Nga, nên ngay cả khi kho đạn phát nổ, chiếc M1 Abrams cũng không bị "nổ từ trong ra ngoài", thậm chí tổ lái có thể an toàn ngay cả khi kẹt bên trong xe tăng.Trong khi đó cấu tạo của những xe tăng dòng T-72 cho tới T-90, đều bố trí kho đạn bên dưới tháp pháo, kíp lái không được cách ly khỏi "quả bom nổ chậm" nguy hiểm này.Chiếc M1 Abrams của Mỹ có thiết kế khá đặc biệt để tránh việc kho đạn nổ kéo theo thiệt hại nhân mạng của kíp lái. Trong đoạn video thử nghiệm này, có thể thấy camera ở góc ghi lại hình ảnh bên trong xe tăng ngay cả khi kho đạn phát nổ, kíp lái vẫn không bị ảnh hưởng.Sở dĩ có được khả năng này, là do kho đạn của xe tăng M1 Abram được thiết kế cách ly hoàn toàn với kíp lái, có cửa sập để đóng kho đạn. Ngoài ra khi kho đạn phát nổ, tháp pháo sẽ có cửa "thoát áp lực" để luồng lửa phụt ra ngoài, thay vì thổi bay cửa sập và đốt cháy kíp lái bên trong xe.Trong một hình ảnh được ghi nhận lại từ cuộc chiến ở Trung Đông, chiếc M1 Abrams cũng bị thổi bay tháp pháo. Tuy nhiên đây được xác định là do ngoại lực, quả bom tự chế với khối lượng quá lớn, đã thổi chiếc Abrams bay lên không trung và khiến tháp pháo của nó tung ra ngoài, chứ không phải do kho đạn bên trong xe phát nổ.Hiểu được điểm yếu chí tử này trên những dòng xe tăng chủ lực của mình, quân đội Nga đã thiết kế lại, đưa ra nguyên mẫu T-14 Armata, với kíp lái cách ly hoàn toàn với tháp pháo và đạn dự trữ.Về mặt lý thuyết, xe tăng T-14 Armata vẫn sẽ bị "thổi bay tháp pháo" như các dòng T-72 và T-90, tuy nhiên kíp chiến đấu của nó do ngồi cách ly hoàn toàn với tháp pháo và khu vực chứa đạn, vẫn có thể bình an vô sự.Tuy nhiên dòng xe tăng chủ lực hiện đại này của Nga, mới chỉ sản xuất được với số lượng hạn chế, chưa đưa vào thực chiến ở những nơi ác liệt như Ukraine nên rất khó đánh giá hiệu quả thực tế trên chiến trường.
Những cuộc xung đột gần đây giữa Nga - Ukraine hay Azerbaijan - Armenia đã cho thấy, rất nhiều xe tăng chủ lực Nga các loại T-72 hay T-90, khi bị phá hủy tháp pháo đều bị thổi bay ra ngoài.
Trong khi đó, cuộc xung đột ở Afghanistan hay Iraq trong quá khứ, xe tăng Mỹ lại không gặp phải trường hợp này, dù có bị phá hủy hoàn toàn. Điểm khác biệt lớn nhất ở đây, chính là do cấu tạo của chiếc xe tăng.
Xe tăng chủ lực Nga, có cấu tạo khoang chứa đạn đặt dưới tháp pháo, để phục vụ cho cơ chế nạp đạn tự động. Việc đặt đạn ngay bên dưới tháp pháo, khiến khi chiếc xe tăng bị tấn công và phá hủy, kho chứa đạn bên trong xe tăng sẽ phát nổ và thổi bay tháp pháo ra ngoài, cơ hội sống sóng của kíp lái là cực kỳ mong manh.
Thông thường, kíp chiến đấu sẽ chỉ có một vài giây ngắn ngủi để thoát khỏi xe tăng, trước khi kho chứa với hàng chục hoặc nhiều chục viên đạn phát nổ, khiến chiếc xe tăng bị phá hủy "từ trong ra ngoài" theo đúng nghĩa đen.
Việc chiếc tháp pháo nặng tới vài tấn bị thổi bay ra ngoài, cũng cho thấy mức độ tàn phá ghê gớm khi kho đạn bên trong xe phát nổ.
Trong hình, có thể thấy bố trí của kho đạn trên các xe tăng chủ lực Mỹ (hai hình bên dưới), khác hoàn toàn so với xe tăng Nga, nên ngay cả khi kho đạn phát nổ, chiếc M1 Abrams cũng không bị "nổ từ trong ra ngoài", thậm chí tổ lái có thể an toàn ngay cả khi kẹt bên trong xe tăng.
Trong khi đó cấu tạo của những xe tăng dòng T-72 cho tới T-90, đều bố trí kho đạn bên dưới tháp pháo, kíp lái không được cách ly khỏi "quả bom nổ chậm" nguy hiểm này.
Chiếc M1 Abrams của Mỹ có thiết kế khá đặc biệt để tránh việc kho đạn nổ kéo theo thiệt hại nhân mạng của kíp lái. Trong đoạn video thử nghiệm này, có thể thấy camera ở góc ghi lại hình ảnh bên trong xe tăng ngay cả khi kho đạn phát nổ, kíp lái vẫn không bị ảnh hưởng.
Sở dĩ có được khả năng này, là do kho đạn của xe tăng M1 Abram được thiết kế cách ly hoàn toàn với kíp lái, có cửa sập để đóng kho đạn. Ngoài ra khi kho đạn phát nổ, tháp pháo sẽ có cửa "thoát áp lực" để luồng lửa phụt ra ngoài, thay vì thổi bay cửa sập và đốt cháy kíp lái bên trong xe.
Trong một hình ảnh được ghi nhận lại từ cuộc chiến ở Trung Đông, chiếc M1 Abrams cũng bị thổi bay tháp pháo. Tuy nhiên đây được xác định là do ngoại lực, quả bom tự chế với khối lượng quá lớn, đã thổi chiếc Abrams bay lên không trung và khiến tháp pháo của nó tung ra ngoài, chứ không phải do kho đạn bên trong xe phát nổ.
Hiểu được điểm yếu chí tử này trên những dòng xe tăng chủ lực của mình, quân đội Nga đã thiết kế lại, đưa ra nguyên mẫu T-14 Armata, với kíp lái cách ly hoàn toàn với tháp pháo và đạn dự trữ.
Về mặt lý thuyết, xe tăng T-14 Armata vẫn sẽ bị "thổi bay tháp pháo" như các dòng T-72 và T-90, tuy nhiên kíp chiến đấu của nó do ngồi cách ly hoàn toàn với tháp pháo và khu vực chứa đạn, vẫn có thể bình an vô sự.
Tuy nhiên dòng xe tăng chủ lực hiện đại này của Nga, mới chỉ sản xuất được với số lượng hạn chế, chưa đưa vào thực chiến ở những nơi ác liệt như Ukraine nên rất khó đánh giá hiệu quả thực tế trên chiến trường.