Quân đội Ai Cập nổi lên vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 70 của thế kỉ XX, với tư cách là một trong những đơn vị vận hành xe tăng chủ lực T-54/55 của Liên Xô lớn nhất.Ai Cập vẫn duy trì hơn 1.200 chiếc xe tăng chủ lực trong biên chế từ giữa những năm 1970, mặc dù hàng trăm chiếc đã bị phá hủy hoặc bị bỏ lại trong cuộc Chiến tranh sáu ngày với nước láng giềng Israel vào năm 1967 và trong các cuộc đụng độ trong sáu năm sau đó.Khi sắp bước sang thời điểm chuyển giao của các thế hệ xe tăng, nhiều quốc gia bắt đầu khởi động các gói nâng cấp đầy tham vọng hơn cho những chiếc T-55 của họ. Đáng chú ý nhất là phiên bản T-55AAMV-1 của Liên Xô với giáp phản ứng nổ Kontakt và động cơ V-46 mới từ xe tăng T-72.Ai Cập đã tìm cách hiện đại hóa các đơn vị của mình như một giải pháp thay thế rẻ hơn so với việc mua áo giáp và công nghệ mới từ nước ngoài. Việc hiện đại hóa T-55 của Ai Cập bị ảnh hưởng nhiều bởi các công nghệ mới của dòng xe tăng M60 của Mỹ.M60 là mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực của Mỹ khi đó được Ai Cập mua lại từ cuối những năm 1970 và nhận được một số lượng rất lớn sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc từ nguồn dự trữ của Mỹ.Vào thời điểm chương trình Ramses II đang được tiến hành, xe tăng chủ lực M60 bị nhiều người coi là lỗi thời, nhưng với việc Ai Cập chủ yếu trang bị vũ khí đã xuống cấp nặng nề từ giữa những năm 1970, nên điều này phù hợp với xu hướng hiện đại hóa rộng rãi trong các lực lượng vũ trang của nước này.T-55 nâng cấp sử dụng vũ khí và đạn chính tương tự như M60 do Mỹ cung cấp và chiếc đầu tiên trong số các xe tăng mới đã được chuyển giao để thử nghiệm hỏa lực và khả năng cơ động vào đầu năm 1987.Chỉ có khẩu pháo M68 105 mm là điểm mới nổi bật so với phiên bản gốc. Tuy nhiên nó lớn hơn một chút so với khẩu 100mm nguyên bản, nhưng nó cũng không cải thiện là bao nhiêu khi sử dụng loại nòng pháo rãnh xoắn lỗi thời, trong khi tiêu chuẩn hiện đại là pháo nòng trơn.Việc thiếu thiết bị nạp đạn tự động và yêu cầu kíp lái 4 người đồng nghĩa với việc xe tăng có kíp lái nhiều hơn 33% so với các thiết kế hiện đại của Nga và Trung Quốc như T-72 được các nước láng giềng Sudan, Libya và Syria đang sử dụng.Cải tiến đáng chú ý nhất của xe tăng là hệ thống điều khiển hỏa lực, với việc tích hợp công cụ tìm khoảng cách bằng laser, màn hình mới và cảm biến vượt trội để tiêu diệt mục tiêu ban đêm, cũng như hệ thống thông tin liên lạc mới.Xe tăng cũng được thay thế động cơ mới có công suất 908 mã lực, cung cấp mức độ tương đồng rất cao với các bộ phận của xe tăng M60 để giảm gánh nặng hậu cần cho các đơn vị tiền tuyến của Ai Cập.Các cải tiến khác bao gồm bổ sung hệ thống lọc không khí mới, thêm áo giáp vào bên hông, một máy tính đạn đạo mới và hệ thống ổn định tháp pháo và bánh xe đường trường mới từ xe tăng M48 của Mỹ.Nhìn chung Ramses II không phải là một chiếc xe tăng ấn tượng và có khả năng kém hơn nhiều so với các gói nâng cấp T-55 rẻ hơn khác được phát triển ở Liên Xô và những nơi khác như T-55AAMV-1.Ai Cập đã nâng cấp được ước tính khoảng 400-500 chiếc T-55 lên phiên bản Ramses II, nhưng vẫn tiếp tục vận hành những chiếc T-55 nguyên bản. Chương trình có động cơ chính trị quan trọng đằng sau nó, đó là tiêu chuẩn hóa vũ khí trang bị để sử dụng điều khiển hỏa lực, phụ tùng và đạn dược của phương Tây trong quân đội Ai Cập.Tuy nhiên, quân đội Ai Cập đã chuyển hẳn khỏi hướng đi này sau năm 2013, khi chính phủ liên kết với phương Tây bị lật đổ và bắt đầu phụ thuộc nhiều hơn vào vũ khí trang bị từ Nga. Hiện tại, Ai Cập đang chuyển sang sản xuất 500 xe tăng T-90MS theo giấy phép, đây là loại xe tăng chiến đấu hàng đầu của Nga hiện nay. Nguồn ảnh: Military-today. Cận cảnh sức mạnh của xe tăng chủ lực T-55 do Việt Nam tự nâng cấp. Nguồn: QPVN.
Quân đội Ai Cập nổi lên vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 70 của thế kỉ XX, với tư cách là một trong những đơn vị vận hành xe tăng chủ lực T-54/55 của Liên Xô lớn nhất.
Ai Cập vẫn duy trì hơn 1.200 chiếc xe tăng chủ lực trong biên chế từ giữa những năm 1970, mặc dù hàng trăm chiếc đã bị phá hủy hoặc bị bỏ lại trong cuộc Chiến tranh sáu ngày với nước láng giềng Israel vào năm 1967 và trong các cuộc đụng độ trong sáu năm sau đó.
Khi sắp bước sang thời điểm chuyển giao của các thế hệ xe tăng, nhiều quốc gia bắt đầu khởi động các gói nâng cấp đầy tham vọng hơn cho những chiếc T-55 của họ. Đáng chú ý nhất là phiên bản T-55AAMV-1 của Liên Xô với giáp phản ứng nổ Kontakt và động cơ V-46 mới từ xe tăng T-72.
Ai Cập đã tìm cách hiện đại hóa các đơn vị của mình như một giải pháp thay thế rẻ hơn so với việc mua áo giáp và công nghệ mới từ nước ngoài. Việc hiện đại hóa T-55 của Ai Cập bị ảnh hưởng nhiều bởi các công nghệ mới của dòng xe tăng M60 của Mỹ.
M60 là mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực của Mỹ khi đó được Ai Cập mua lại từ cuối những năm 1970 và nhận được một số lượng rất lớn sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc từ nguồn dự trữ của Mỹ.
Vào thời điểm chương trình Ramses II đang được tiến hành, xe tăng chủ lực M60 bị nhiều người coi là lỗi thời, nhưng với việc Ai Cập chủ yếu trang bị vũ khí đã xuống cấp nặng nề từ giữa những năm 1970, nên điều này phù hợp với xu hướng hiện đại hóa rộng rãi trong các lực lượng vũ trang của nước này.
T-55 nâng cấp sử dụng vũ khí và đạn chính tương tự như M60 do Mỹ cung cấp và chiếc đầu tiên trong số các xe tăng mới đã được chuyển giao để thử nghiệm hỏa lực và khả năng cơ động vào đầu năm 1987.
Chỉ có khẩu pháo M68 105 mm là điểm mới nổi bật so với phiên bản gốc. Tuy nhiên nó lớn hơn một chút so với khẩu 100mm nguyên bản, nhưng nó cũng không cải thiện là bao nhiêu khi sử dụng loại nòng pháo rãnh xoắn lỗi thời, trong khi tiêu chuẩn hiện đại là pháo nòng trơn.
Việc thiếu thiết bị nạp đạn tự động và yêu cầu kíp lái 4 người đồng nghĩa với việc xe tăng có kíp lái nhiều hơn 33% so với các thiết kế hiện đại của Nga và Trung Quốc như T-72 được các nước láng giềng Sudan, Libya và Syria đang sử dụng.
Cải tiến đáng chú ý nhất của xe tăng là hệ thống điều khiển hỏa lực, với việc tích hợp công cụ tìm khoảng cách bằng laser, màn hình mới và cảm biến vượt trội để tiêu diệt mục tiêu ban đêm, cũng như hệ thống thông tin liên lạc mới.
Xe tăng cũng được thay thế động cơ mới có công suất 908 mã lực, cung cấp mức độ tương đồng rất cao với các bộ phận của xe tăng M60 để giảm gánh nặng hậu cần cho các đơn vị tiền tuyến của Ai Cập.
Các cải tiến khác bao gồm bổ sung hệ thống lọc không khí mới, thêm áo giáp vào bên hông, một máy tính đạn đạo mới và hệ thống ổn định tháp pháo và bánh xe đường trường mới từ xe tăng M48 của Mỹ.
Nhìn chung Ramses II không phải là một chiếc xe tăng ấn tượng và có khả năng kém hơn nhiều so với các gói nâng cấp T-55 rẻ hơn khác được phát triển ở Liên Xô và những nơi khác như T-55AAMV-1.
Ai Cập đã nâng cấp được ước tính khoảng 400-500 chiếc T-55 lên phiên bản Ramses II, nhưng vẫn tiếp tục vận hành những chiếc T-55 nguyên bản. Chương trình có động cơ chính trị quan trọng đằng sau nó, đó là tiêu chuẩn hóa vũ khí trang bị để sử dụng điều khiển hỏa lực, phụ tùng và đạn dược của phương Tây trong quân đội Ai Cập.
Tuy nhiên, quân đội Ai Cập đã chuyển hẳn khỏi hướng đi này sau năm 2013, khi chính phủ liên kết với phương Tây bị lật đổ và bắt đầu phụ thuộc nhiều hơn vào vũ khí trang bị từ Nga. Hiện tại, Ai Cập đang chuyển sang sản xuất 500 xe tăng T-90MS theo giấy phép, đây là loại xe tăng chiến đấu hàng đầu của Nga hiện nay. Nguồn ảnh: Military-today.
Cận cảnh sức mạnh của xe tăng chủ lực T-55 do Việt Nam tự nâng cấp. Nguồn: QPVN.