Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, quân đội Triều Tiên có thể lập tức đưa 20 quân đoàn, trong đó bao gồm 12 quân đoàn bộ binh, 4 quân đoàn cơ giới, thiết giáp, 2 quân đoàn pháo binh và quân đoàn phòng thủ thủ đô Bình Nhưỡng; 27 sư đoàn bộ binh độc lập, 15 lữ đoàn xe tăng và 14 lữ đoàn cơ giới, một lữ đoàn tên lửa chiến thuật, 21 lữ đoàn pháo binh, 9 lữ đoàn pháo phản lực phóng loạt và một trung đoàn tên lửa chiến thuật tham chiến."Nắm đấm thép" của Lục quân Triều Tiên là 3.500 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực, phần lớn là loại T-54 và T-62 của Liên Xô, cũng như các phiên bản Triều Tiên cải tiến từ mẫu hai loại xe tăng chiến đấu chủ lực này.Ngoài ra lục quân Triều Tiên còn có các loại xe chiến đấu bộ binh, pháo binh các kiểu loại, hệ thống pháo phòng không và tên lửa phòng không vác vai (MANPADS), đủ sức bảo vệ đội hình chiến đấu của các phân đội bộ binh và bộ binh cơ giới; trong các vũ khí này có một phần của vũ khí là do Trung Quốc sản xuất.Không quân Triều Tiên hiện có khoảng 600 máy bay chiến đấu, những máy bay chiến đấu của Triều Tiên đều là những loại máy bay kiểu cũ đã lạc hậu như MiG-17, MiG-19 và MiG-21; một số ít máy bay cường kích mặt đất Su-25 và máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư MiG-29 với số lượng 20 chiếc; tuy nhiên cũng không thể đánh giá thấp khả năng tác chiến của chúng.Loại trực thăng phổ biến nhất của quân đội Triều Tiên là trực thăng Mi-2, có nguồn gốc từ thời Liên Xô (140 chiếc), ngoài ra họ có một số Mi-8 vận tải và hơn hai chục chiếc Mi-24 tấn công. Ngoài ra còn có khoảng 80 máy bay trực thăng đa năng Hughes-500 của Mỹ (phiên bản dân sự của OH-6 Keyuz), chỉ được dùng làm phương tiện trinh sát.Trong điều kiện chiến tranh nổ ra, không quân đối phương sẽ phải đối mặt với hỏa lực phòng không dày đặc của Triều Tiên, mặc dù các hệ thống phòng không của Triều Tiên tương đối lạc hậu, phần lớn là các hệ thống pháo phòng không như ZSU-23-4 "Shilka", ZSU-57 và cả pháo phòng không 100 mm; các hệ thống tên lửa phòng không của Triều Tiên chủ yếu là S-75, S-125, S-200; hệ thống phòng không di động Kub và một số hệ thống phòng không tầm thấp Strela-10.Hải quân của Triều Tiên gồm khoảng 650 tàu, chia làm hai hạm đội Đông và Tây; gồm 5 tàu hộ tống, 18 tàu chống ngầm và 400 tàu pháo, tàu phóng lôi cũng như tàu đổ bộ; tất cả các tàu nổi của Triều Tiên đều có lượng giãn nước nhỏ.Lực lượng tàu ngầm của hải quân Triều Tiên được trang bị các tàu ngầm diesel của Dự án 633 (được sản xuất tại Liên Xô vào cuối những năm 50 của thế kỷ trước), trang bị tên lửa chống hạm P-15 Termit, và các tàu ngầm loại nhỏ San-O do Triều Tiên sản xuất.Lực lượng răn đe chiến lược của Triều Tiên là các loại tên lửa chiến thuật đạn đạo tầm ngắn và tầm trung, có khả năng tấn công các mục tiêu ở khoảng cách từ 100 đến 4.000 km. Một trong số đó, tên lửa nhiên liệu rắn một tầng Hwasong-11, một bản sao của hệ thống tên lửa Tochka-U, được Triều Tiên đưa vào biên chế năm 2005. Tất cả các tên lửa khác cũng dựa trên mẫu tên lửa của Liên Xô/ Nga hoặc Trung Quốc.Loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn xa nhất của Triều Tiên đó chính là tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-13, có tầm bắn từ 5.500 đến 6.000 km; tuy nhiên, tên lửa chỉ có thể bắn đến bang Alaska, mà không thể gây ra mối đe dọa cho các thành phố lớn của Mỹ.Một cuộc chiến với tính chất “đánh nhanh – thắng nhanh” đối với Triều Tiên chắc chắn sẽ không thành công; sức mạnh quân đội Triều Tiên giúp họ duy trì khả năng phòng thủ ngay cả trước một đối thủ mạnh như quân đội Mỹ. Nếu bị đe dọa, quân đội Triều Tiên sẽ ngay lập tức bắt đầu một chiến dịch tấn công trên bộ theo hướng Seoul. Và trong “tình huống cuối cùng”, Triều Tiên sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân, khi đó hậu quả chắc chắn sẽ rất nặng nề cho tất cả các bên tham chiến.Video Tìm hiểu khả năng của quân đội Triều Tiên - Nguồn: VN Youtuber@Youtube
Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, quân đội Triều Tiên có thể lập tức đưa 20 quân đoàn, trong đó bao gồm 12 quân đoàn bộ binh, 4 quân đoàn cơ giới, thiết giáp, 2 quân đoàn pháo binh và quân đoàn phòng thủ thủ đô Bình Nhưỡng; 27 sư đoàn bộ binh độc lập, 15 lữ đoàn xe tăng và 14 lữ đoàn cơ giới, một lữ đoàn tên lửa chiến thuật, 21 lữ đoàn pháo binh, 9 lữ đoàn pháo phản lực phóng loạt và một trung đoàn tên lửa chiến thuật tham chiến.
"Nắm đấm thép" của Lục quân Triều Tiên là 3.500 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực, phần lớn là loại T-54 và T-62 của Liên Xô, cũng như các phiên bản Triều Tiên cải tiến từ mẫu hai loại xe tăng chiến đấu chủ lực này.
Ngoài ra lục quân Triều Tiên còn có các loại xe chiến đấu bộ binh, pháo binh các kiểu loại, hệ thống pháo phòng không và tên lửa phòng không vác vai (MANPADS), đủ sức bảo vệ đội hình chiến đấu của các phân đội bộ binh và bộ binh cơ giới; trong các vũ khí này có một phần của vũ khí là do Trung Quốc sản xuất.
Không quân Triều Tiên hiện có khoảng 600 máy bay chiến đấu, những máy bay chiến đấu của Triều Tiên đều là những loại máy bay kiểu cũ đã lạc hậu như MiG-17, MiG-19 và MiG-21; một số ít máy bay cường kích mặt đất Su-25 và máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư MiG-29 với số lượng 20 chiếc; tuy nhiên cũng không thể đánh giá thấp khả năng tác chiến của chúng.
Loại trực thăng phổ biến nhất của quân đội Triều Tiên là trực thăng Mi-2, có nguồn gốc từ thời Liên Xô (140 chiếc), ngoài ra họ có một số Mi-8 vận tải và hơn hai chục chiếc Mi-24 tấn công. Ngoài ra còn có khoảng 80 máy bay trực thăng đa năng Hughes-500 của Mỹ (phiên bản dân sự của OH-6 Keyuz), chỉ được dùng làm phương tiện trinh sát.
Trong điều kiện chiến tranh nổ ra, không quân đối phương sẽ phải đối mặt với hỏa lực phòng không dày đặc của Triều Tiên, mặc dù các hệ thống phòng không của Triều Tiên tương đối lạc hậu, phần lớn là các hệ thống pháo phòng không như ZSU-23-4 "Shilka", ZSU-57 và cả pháo phòng không 100 mm; các hệ thống tên lửa phòng không của Triều Tiên chủ yếu là S-75, S-125, S-200; hệ thống phòng không di động Kub và một số hệ thống phòng không tầm thấp Strela-10.
Hải quân của Triều Tiên gồm khoảng 650 tàu, chia làm hai hạm đội Đông và Tây; gồm 5 tàu hộ tống, 18 tàu chống ngầm và 400 tàu pháo, tàu phóng lôi cũng như tàu đổ bộ; tất cả các tàu nổi của Triều Tiên đều có lượng giãn nước nhỏ.
Lực lượng tàu ngầm của hải quân Triều Tiên được trang bị các tàu ngầm diesel của Dự án 633 (được sản xuất tại Liên Xô vào cuối những năm 50 của thế kỷ trước), trang bị tên lửa chống hạm P-15 Termit, và các tàu ngầm loại nhỏ San-O do Triều Tiên sản xuất.
Lực lượng răn đe chiến lược của Triều Tiên là các loại tên lửa chiến thuật đạn đạo tầm ngắn và tầm trung, có khả năng tấn công các mục tiêu ở khoảng cách từ 100 đến 4.000 km. Một trong số đó, tên lửa nhiên liệu rắn một tầng Hwasong-11, một bản sao của hệ thống tên lửa Tochka-U, được Triều Tiên đưa vào biên chế năm 2005. Tất cả các tên lửa khác cũng dựa trên mẫu tên lửa của Liên Xô/ Nga hoặc Trung Quốc.
Loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn xa nhất của Triều Tiên đó chính là tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-13, có tầm bắn từ 5.500 đến 6.000 km; tuy nhiên, tên lửa chỉ có thể bắn đến bang Alaska, mà không thể gây ra mối đe dọa cho các thành phố lớn của Mỹ.
Một cuộc chiến với tính chất “đánh nhanh – thắng nhanh” đối với Triều Tiên chắc chắn sẽ không thành công; sức mạnh quân đội Triều Tiên giúp họ duy trì khả năng phòng thủ ngay cả trước một đối thủ mạnh như quân đội Mỹ. Nếu bị đe dọa, quân đội Triều Tiên sẽ ngay lập tức bắt đầu một chiến dịch tấn công trên bộ theo hướng Seoul. Và trong “tình huống cuối cùng”, Triều Tiên sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân, khi đó hậu quả chắc chắn sẽ rất nặng nề cho tất cả các bên tham chiến.
Video Tìm hiểu khả năng của quân đội Triều Tiên - Nguồn: VN Youtuber@Youtube