Vào ngày 27/1 vừa qua, tờ báo Express của Thụy Điển đưa tin, Công ty quốc phòng Saab của nước này tuyên bố, dự án phát triển thế hệ thứ 5, có mật danh FS-2020 của Thụy Điển đã thất bại, do các tiêu chuẩn kỹ thuật không đáp ứng được yêu cầu của chính quân đội nước này.Chương trình phát triển chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 FS-2020 được Thụy Điển hy vọng rất cao; tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và phát triển, nhiều vấn đề kỹ thuật không thể giải quyết được xuất hiện và họ đành từ bỏ chương trình nhiều tham vọng.Một số kết quả nghiên cứu của dự án sẽ được đưa vào lưu trữ kỹ thuật, Chủ tịch của Saab cho biết: Chúng tôi sẽ không từ bỏ nỗ lực để tiếp tục phát triển máy bay chiến đấu tàng hình và chương trình FS-2020 sẽ trở thành nền tảng cho thành công trong tương lai.Đầu năm 2005, Saab bắt đầu phát triển một thế hệ máy bay chiến đấu tàng hình mới dựa trên máy bay chiến đấu JAS-39 Gripen đã rất thành công trước đó. Tham vọng của Saab là nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường, về một loại chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 hạng nhẹ, với trọng lượng cất cánh không quá 16 tấn; phù hợp với kinh phí quốc phòng mà nhiều nước có thể mua được.Nguyên mẫu của FS-2020 đã bay thử lần đầu vào năm 2012; trong một vài bức ảnh được công khai, có thể thấy đây là máy bay chiến đấu hạng nhẹ một động cơ, theo hình dạng cánh tam giác truyền thống của Saab.
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ JAS-39 Gripen của Saab đã đạt được kết quả bán hàng rất tốt; nhưng so sánh tính năng với các loại máy bay thế hệ mới như F-35 và Su-57, hiệu suất của JAS-39 hoàn toàn kém hơn.Sau năm 2020, các đơn đặt hàng mới cho JAS-39 sẽ không vượt quá 50 chiếc, với sản lượng như vậy, dây chuyền sản xuất sẽ sớm bị đóng cửa; do vậy, các nhà lãnh đạo của Saab đã quyết định phát triển một loại máy bay chiến đấu thế hệ 5, dựa trên nền tảng máy bay JAS-39 rất thành công trước đó với tên gọi FS-2020.Cũng như các chương trình phát triển chiến đấu cơ thế hệ 5 của các quốc gia khác, trong quá trình phát triển, nhiều vấn đề kỹ thuật mà Saab không thể giải quyết được xuất hiện. Ngoài ra, ngân sách giành cho nghiên cứu và phát triển cao hơn nhiều so với dự kiến, do vậy buộc Saab phải từ bỏ.Được biết, vấn đề lớn nhất gặp phải trong quá trình phát triển của Saab là lỗi thiết kế cánh vịt của FS-2020; FS-2020 là máy bay chiến đấu đuôi kép; nếu bố trí cánh vịt có thể cung cấp lực nâng mạnh mẽ, nhưng lại đi ngược quy luật khí động học.JAS-39 là mẫu máy bay chiến đấu sử dụng một đuôi thẳng đứng kết hợp cánh vịt, và Saab hoàn toàn không có kinh nghiệm trong việc giải quyết bài toán khí động học khi sử dụng đuôi dọc kép cùng cánh vịt; cùng với đó là phần mềm điều khiển bay cánh vịt, kết hợp đuôi dọc kép rất khó viết.Trên thực tế, phần mềm điều khiển bay của chiến đấu cơ JAS-39 thực sự được viết bởi các công ty phần mềm của Mỹ; nhưng nếu thành công, FS-2020 sẽ chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu của F-35; do vậy Mỹ sẽ không muốn giúp Thụy Điển giải quyết vấn đề kiểm soát bay.Trong số các máy bay thế hệ thứ năm hiện nay đang hoạt động, chỉ có J-20 của Trung Quốc có bố trí cánh vịt. Lý do khiến Saab không phát triển được máy bay thế hệ thứ năm cánh vịt, chủ yếu là do Saab phụ thuộc hoàn toàn công nghệ từ bên ngoài như phần mềm điều khiển bay, động cơ và các thiết bị quan trọng khác đều mua dưới dạng thành phẩm.Trong trường hợp không có công nghệ, việc phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 5 đương nhiên sẽ không thành công. Việc Trung Quốc thành công trong việc phát triển J-20 do họ đã làm chủ được hầu hết công nghệ. Bài học thành công của J-20 Trung Quốc, nhưng cũng là nguyên nhân thất bại của châu Âu khi phát triển chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5.Video Sức mạnh tiêm kích đa năng JAS-39 Gripen - Nguồn: QPVN
Vào ngày 27/1 vừa qua, tờ báo Express của Thụy Điển đưa tin, Công ty quốc phòng Saab của nước này tuyên bố, dự án phát triển thế hệ thứ 5, có mật danh FS-2020 của Thụy Điển đã thất bại, do các tiêu chuẩn kỹ thuật không đáp ứng được yêu cầu của chính quân đội nước này.
Chương trình phát triển chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 FS-2020 được Thụy Điển hy vọng rất cao; tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và phát triển, nhiều vấn đề kỹ thuật không thể giải quyết được xuất hiện và họ đành từ bỏ chương trình nhiều tham vọng.
Một số kết quả nghiên cứu của dự án sẽ được đưa vào lưu trữ kỹ thuật, Chủ tịch của Saab cho biết: Chúng tôi sẽ không từ bỏ nỗ lực để tiếp tục phát triển máy bay chiến đấu tàng hình và chương trình FS-2020 sẽ trở thành nền tảng cho thành công trong tương lai.
Đầu năm 2005, Saab bắt đầu phát triển một thế hệ máy bay chiến đấu tàng hình mới dựa trên máy bay chiến đấu JAS-39 Gripen đã rất thành công trước đó. Tham vọng của Saab là nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường, về một loại chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 hạng nhẹ, với trọng lượng cất cánh không quá 16 tấn; phù hợp với kinh phí quốc phòng mà nhiều nước có thể mua được.
Nguyên mẫu của FS-2020 đã bay thử lần đầu vào năm 2012; trong một vài bức ảnh được công khai, có thể thấy đây là máy bay chiến đấu hạng nhẹ một động cơ, theo hình dạng cánh tam giác truyền thống của Saab.
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ JAS-39 Gripen của Saab đã đạt được kết quả bán hàng rất tốt; nhưng so sánh tính năng với các loại máy bay thế hệ mới như F-35 và Su-57, hiệu suất của JAS-39 hoàn toàn kém hơn.
Sau năm 2020, các đơn đặt hàng mới cho JAS-39 sẽ không vượt quá 50 chiếc, với sản lượng như vậy, dây chuyền sản xuất sẽ sớm bị đóng cửa; do vậy, các nhà lãnh đạo của Saab đã quyết định phát triển một loại máy bay chiến đấu thế hệ 5, dựa trên nền tảng máy bay JAS-39 rất thành công trước đó với tên gọi FS-2020.
Cũng như các chương trình phát triển chiến đấu cơ thế hệ 5 của các quốc gia khác, trong quá trình phát triển, nhiều vấn đề kỹ thuật mà Saab không thể giải quyết được xuất hiện. Ngoài ra, ngân sách giành cho nghiên cứu và phát triển cao hơn nhiều so với dự kiến, do vậy buộc Saab phải từ bỏ.
Được biết, vấn đề lớn nhất gặp phải trong quá trình phát triển của Saab là lỗi thiết kế cánh vịt của FS-2020; FS-2020 là máy bay chiến đấu đuôi kép; nếu bố trí cánh vịt có thể cung cấp lực nâng mạnh mẽ, nhưng lại đi ngược quy luật khí động học.
JAS-39 là mẫu máy bay chiến đấu sử dụng một đuôi thẳng đứng kết hợp cánh vịt, và Saab hoàn toàn không có kinh nghiệm trong việc giải quyết bài toán khí động học khi sử dụng đuôi dọc kép cùng cánh vịt; cùng với đó là phần mềm điều khiển bay cánh vịt, kết hợp đuôi dọc kép rất khó viết.
Trên thực tế, phần mềm điều khiển bay của chiến đấu cơ JAS-39 thực sự được viết bởi các công ty phần mềm của Mỹ; nhưng nếu thành công, FS-2020 sẽ chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu của F-35; do vậy Mỹ sẽ không muốn giúp Thụy Điển giải quyết vấn đề kiểm soát bay.
Trong số các máy bay thế hệ thứ năm hiện nay đang hoạt động, chỉ có J-20 của Trung Quốc có bố trí cánh vịt. Lý do khiến Saab không phát triển được máy bay thế hệ thứ năm cánh vịt, chủ yếu là do Saab phụ thuộc hoàn toàn công nghệ từ bên ngoài như phần mềm điều khiển bay, động cơ và các thiết bị quan trọng khác đều mua dưới dạng thành phẩm.
Trong trường hợp không có công nghệ, việc phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 5 đương nhiên sẽ không thành công. Việc Trung Quốc thành công trong việc phát triển J-20 do họ đã làm chủ được hầu hết công nghệ. Bài học thành công của J-20 Trung Quốc, nhưng cũng là nguyên nhân thất bại của châu Âu khi phát triển chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5.
Video Sức mạnh tiêm kích đa năng JAS-39 Gripen - Nguồn: QPVN