Theo Arms-Expo, Quân đội Iraq đã tiếp nhận đợt giao hàng thứ 4 các xe tăng T-90S hiện đại từ công ty quốc phòng Nga. Iraq News dẫn lời tướng Walid Khalifa - Tư lệnh Sư đoàn thiết giáp 4 Quân đội Iraq xác nhận về đợt giao hàng và cho biết thêm họ đã chuẩn bị vận hành các xe tăng mới. Nguồn ảnh: WikipediaHợp đồng chính thức mua 73 xe tăng T-90S giữa Nga và Iraq được chính thức ký kết tháng 7/2017 với tổng chi phí ước tính 1 tỷ USD. Trước đó, vào năm 2016, Uralvagonzavod đã ký thỏa thuận ban đầu việc mua 73 chiếc T-90S/SK. Nguồn ảnh: WikipediaKhi đó, phản ứng về vấn đề này, giới chuyên gia Mỹ đã lo ngại việc họ có thể mất thị phần về phương tiện cơ giới bọc thép ở Iraq. Họ cho rằng binh sĩ Iraq tỏ ra ưa thích các xe tăng Nga hơn. Nguồn ảnh: WikipediaĐáng quan tâm, cùng thời điểm Iraq ký đặt mua 73 chiếc T-90, Việt Nam cũng đặt mua khoảng 64 chiếc T-90S/SK cùng loại với Iraq. Và hiện chúng ta đã nhận bàn giao đủ theo hai đợt. Nguồn ảnh: WikipediaT-90S là phiên bản xuất khẩu của dòng tăng chủ lực T-90 do Uralvagonzavod tiến hành thiết kế, phát triển trên cơ sở cải tiến sâu rộng từ T-72B vào những năm 1990. Trong khi T-90SK là phiên bản chỉ huy với việc bổ sung hệ thống liên lạc và định vị để chỉ huy các đơn vị tác chiến chiến trường. Nguồn ảnh: WikipediaDù là phiên bản xuất khẩu, tuy nhiên so với T-90A phục vụ trong Quân đội Nga, T-90S/SK không thua kém bao nhiêu về hỏa lực, giáp bảo vệ, yếu tố cơ động. Các xe tăng T-90S/SK đều sở hữu 3 lớp giáp: giáp compostie, giáp phản ứng nổ và hệ thống phòng thủ chủ động. Nguồn ảnh: WikipediaCăn cứ theo các bức ảnh rò rỉ, lô xe tăng T-90S dành cho Việt Nam trang bị hệ thống phòng thủ chủ động Shtora-1 hoàn chỉnh với “hai mắt đỏ” - đèn gây nhiễu hồng ngoại TShU1-7 EOCMDAS được thiết kế để gây nhiễu hệ thống dẫn đường bán tự động của một số tên lửa chống tăng (phiên bản T-90S của một số nước không được trang bị Shtora đầy đủ hai mắt đỏ). Nguồn ảnh: WikipediaGiáp Kontakt-5 trên T-90S được đánh giá có độ dày tương đương 800-830mm thép khi chống đạn xuyên giáp APFSDS và lên tới 1.150-1.350mm thép khi chống đạn HEAT. Nguồn ảnh: WikipediaHỏa lực chính của T-90S vẫn là pháo 2A46M 125mm có tích hợp hệ thống nạp đạn tự động với tốc độ bắn 5-8 giây/viên, hệ thống nạp đạn chứa 22 viên sẵn sàng khai hỏa như một "khẩu AK" vào kẻ địch. Pháo có thể bắn tên lửa chống tăng qua nòng. Nguồn ảnh: WikipediaT-90S được trang bị động cơ đa nhiên liệu V-92S công suất 1.000hp cho tốc độ tối đa hơn 60km/h, dự trữ hành trình 550km và có thể hơn nếu mang thêm nhiên liệu phụ. Nguồn ảnh: TopwarMời độc giả xem video xe tăng T-90S khai hỏa. Nguồn: Youtube
Theo Arms-Expo, Quân đội Iraq đã tiếp nhận đợt giao hàng thứ 4 các xe tăng T-90S hiện đại từ công ty quốc phòng Nga. Iraq News dẫn lời tướng Walid Khalifa - Tư lệnh Sư đoàn thiết giáp 4 Quân đội Iraq xác nhận về đợt giao hàng và cho biết thêm họ đã chuẩn bị vận hành các xe tăng mới. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hợp đồng chính thức mua 73 xe tăng T-90S giữa Nga và Iraq được chính thức ký kết tháng 7/2017 với tổng chi phí ước tính 1 tỷ USD. Trước đó, vào năm 2016, Uralvagonzavod đã ký thỏa thuận ban đầu việc mua 73 chiếc T-90S/SK. Nguồn ảnh: Wikipedia
Khi đó, phản ứng về vấn đề này, giới chuyên gia Mỹ đã lo ngại việc họ có thể mất thị phần về phương tiện cơ giới bọc thép ở Iraq. Họ cho rằng binh sĩ Iraq tỏ ra ưa thích các xe tăng Nga hơn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đáng quan tâm, cùng thời điểm Iraq ký đặt mua 73 chiếc T-90, Việt Nam cũng đặt mua khoảng 64 chiếc T-90S/SK cùng loại với Iraq. Và hiện chúng ta đã nhận bàn giao đủ theo hai đợt. Nguồn ảnh: Wikipedia
T-90S là phiên bản xuất khẩu của dòng tăng chủ lực T-90 do Uralvagonzavod tiến hành thiết kế, phát triển trên cơ sở cải tiến sâu rộng từ T-72B vào những năm 1990. Trong khi T-90SK là phiên bản chỉ huy với việc bổ sung hệ thống liên lạc và định vị để chỉ huy các đơn vị tác chiến chiến trường. Nguồn ảnh: Wikipedia
Dù là phiên bản xuất khẩu, tuy nhiên so với T-90A phục vụ trong Quân đội Nga, T-90S/SK không thua kém bao nhiêu về hỏa lực, giáp bảo vệ, yếu tố cơ động. Các xe tăng T-90S/SK đều sở hữu 3 lớp giáp: giáp compostie, giáp phản ứng nổ và hệ thống phòng thủ chủ động. Nguồn ảnh: Wikipedia
Căn cứ theo các bức ảnh rò rỉ, lô xe tăng T-90S dành cho Việt Nam trang bị hệ thống phòng thủ chủ động Shtora-1 hoàn chỉnh với “hai mắt đỏ” - đèn gây nhiễu hồng ngoại TShU1-7 EOCMDAS được thiết kế để gây nhiễu hệ thống dẫn đường bán tự động của một số tên lửa chống tăng (phiên bản T-90S của một số nước không được trang bị Shtora đầy đủ hai mắt đỏ). Nguồn ảnh: Wikipedia
Giáp Kontakt-5 trên T-90S được đánh giá có độ dày tương đương 800-830mm thép khi chống đạn xuyên giáp APFSDS và lên tới 1.150-1.350mm thép khi chống đạn HEAT. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hỏa lực chính của T-90S vẫn là pháo 2A46M 125mm có tích hợp hệ thống nạp đạn tự động với tốc độ bắn 5-8 giây/viên, hệ thống nạp đạn chứa 22 viên sẵn sàng khai hỏa như một "khẩu AK" vào kẻ địch. Pháo có thể bắn tên lửa chống tăng qua nòng. Nguồn ảnh: Wikipedia
T-90S được trang bị động cơ đa nhiên liệu V-92S công suất 1.000hp cho tốc độ tối đa hơn 60km/h, dự trữ hành trình 550km và có thể hơn nếu mang thêm nhiên liệu phụ. Nguồn ảnh: Topwar
Mời độc giả xem video xe tăng T-90S khai hỏa. Nguồn: Youtube