Dàn vũ khí phòng không trong quân đội Syria thực tế là cực kỳ mạnh. Tuy nhiên chính sức chiến đấu yếu kém của binh sĩ nước này đã khiến cho vùng trời Syria bị Không quân Israel ghé thăm thường xuyên. Nguồn ảnh: Southfront.Đầu tiên là phải kể đến tổ hợp tên lửa phòng không S-75 Dvina (NATO định danh là SA-2). Hiện tại trong biên chế phòng không Syria đang có tổng cộng 320 tổ hợp phòng không loại này phiên bản S-75M Volga sản xuất năm 1995. Nguồn ảnh: Southfront.Tiếp đến là tổ hợp phòng không S-125 Neva hay còn có tên gọi khác là SA-3 do Liên Xô sản xuất, Syria đang có tổng cộng 160 tổ hợp tên lửa loại này bao gồm phiên bản SA-3 Pechora và Pechora-2M. Nguồn ảnh: Southfront.Tiếp đến là S-200 hay SA-5 với 2 trung đoàn tên lửa bao gồm 44 ống phóng (tính tới năm 2010). Nguồn ảnh: Southfront.Ngoài ra còn có các tổ hợp phòng không tự hành bao gồm ZSU-23-4 Shilka. Hiện tại trong biên chế quân đội Syria được cho là đang có tới 400 tổ hợp loại này. Đây là tổ hợp tự hành có tới 4 nòng pháo 23mm. Nguồn ảnh: Southfront.Ngoài ra còn có khoảng 10 tổ hợp ZSU-57-2. Đây là tổ hợp pháo phòng không nòng đôi, cỡ nòng 57mm. Tuy nhiên chỉ một vài tổ hợp còn hoạt động được, số còn lại phần lớn lưu kho. Nguồn ảnh: Southfront.Trong biên chế phòng không Syria còn có khoảng 200 tổ hợp tên lửa phong fkhoong 2K12 Kub (SA-6). Nguồn ảnh: Southfront.Và 14 tổ hợp 9K33 Osa (SA-8) với tổng cộng 60 cơ cấu phóng. Tuy nhiên hai cơ cấu phóng SA-8 của phòng không Syria đã bị ISIS thu giữ trong quá trình giao tranh. Nguồn ảnh: Southfront.Tiếp đến là tổ hợp 9K31 Strela-1 hay còn có tên gọi là SA-9. Hiện trong biên chế của phòng không Syria đang có tổng cộng 20 tổ hợp loại này. Nguồn ảnh: Southfront.SA-11 hay tổ hợp tên lửa phòng không 9K37 Buk cũng xuất hiện trong biên chế Syria với số lượng 20 tổ hợp. Nguồn ảnh: Southfront.9K35 Strela-10 hay SA-13 có mặt với khoảng 30 tổ hợp trong lực lượng phòng không Syria. Nguồn ảnh: Southfront.Tổ hợp phòng không tự hành 9M311-1M Tunguska hay SA-19 cũng có mặt trong biên chế phòng không Syria với số lượng 6 tổ hợp. Nguồn ảnh: Southfront.Tính tới thời điểm tháng 10/2018, Nga đã chuyển giao cho Syria ít nhất một hệ thống tên lửa S-300PMU2 "thiếu" (với 4 bệ phóng, các xe radar cùng khí tài bảo đảm chiến đấu). Dự kiến, tương lai gần Moscow có thể bàn giao 2-8 tổ hợp S-300PMU2 đảm bảo "khóa chặt" không phận Syria. Nguồn ảnh: Southfront.Cuối cùng là siêu tổ hợp phòng không Pantsir-S1 (SA-22). Theo nhiều nguồn tin, trong tay Syria hiện tại đang có từ 36 tới 50 tổ hợp loại này. Nguồn ảnh: Southfront. Mời độc giả xem Video: Tổ hợp phòng không S-300 bắn đạn thật.
Dàn vũ khí phòng không trong quân đội Syria thực tế là cực kỳ mạnh. Tuy nhiên chính sức chiến đấu yếu kém của binh sĩ nước này đã khiến cho vùng trời Syria bị Không quân Israel ghé thăm thường xuyên. Nguồn ảnh: Southfront.
Đầu tiên là phải kể đến tổ hợp tên lửa phòng không S-75 Dvina (NATO định danh là SA-2). Hiện tại trong biên chế phòng không Syria đang có tổng cộng 320 tổ hợp phòng không loại này phiên bản S-75M Volga sản xuất năm 1995. Nguồn ảnh: Southfront.
Tiếp đến là tổ hợp phòng không S-125 Neva hay còn có tên gọi khác là SA-3 do Liên Xô sản xuất, Syria đang có tổng cộng 160 tổ hợp tên lửa loại này bao gồm phiên bản SA-3 Pechora và Pechora-2M. Nguồn ảnh: Southfront.
Tiếp đến là S-200 hay SA-5 với 2 trung đoàn tên lửa bao gồm 44 ống phóng (tính tới năm 2010). Nguồn ảnh: Southfront.
Ngoài ra còn có các tổ hợp phòng không tự hành bao gồm ZSU-23-4 Shilka. Hiện tại trong biên chế quân đội Syria được cho là đang có tới 400 tổ hợp loại này. Đây là tổ hợp tự hành có tới 4 nòng pháo 23mm. Nguồn ảnh: Southfront.
Ngoài ra còn có khoảng 10 tổ hợp ZSU-57-2. Đây là tổ hợp pháo phòng không nòng đôi, cỡ nòng 57mm. Tuy nhiên chỉ một vài tổ hợp còn hoạt động được, số còn lại phần lớn lưu kho. Nguồn ảnh: Southfront.
Trong biên chế phòng không Syria còn có khoảng 200 tổ hợp tên lửa phong fkhoong 2K12 Kub (SA-6). Nguồn ảnh: Southfront.
Và 14 tổ hợp 9K33 Osa (SA-8) với tổng cộng 60 cơ cấu phóng. Tuy nhiên hai cơ cấu phóng SA-8 của phòng không Syria đã bị ISIS thu giữ trong quá trình giao tranh. Nguồn ảnh: Southfront.
Tiếp đến là tổ hợp 9K31 Strela-1 hay còn có tên gọi là SA-9. Hiện trong biên chế của phòng không Syria đang có tổng cộng 20 tổ hợp loại này. Nguồn ảnh: Southfront.
SA-11 hay tổ hợp tên lửa phòng không 9K37 Buk cũng xuất hiện trong biên chế Syria với số lượng 20 tổ hợp. Nguồn ảnh: Southfront.
9K35 Strela-10 hay SA-13 có mặt với khoảng 30 tổ hợp trong lực lượng phòng không Syria. Nguồn ảnh: Southfront.
Tổ hợp phòng không tự hành 9M311-1M Tunguska hay SA-19 cũng có mặt trong biên chế phòng không Syria với số lượng 6 tổ hợp. Nguồn ảnh: Southfront.
Tính tới thời điểm tháng 10/2018, Nga đã chuyển giao cho Syria ít nhất một hệ thống tên lửa S-300PMU2 "thiếu" (với 4 bệ phóng, các xe radar cùng khí tài bảo đảm chiến đấu). Dự kiến, tương lai gần Moscow có thể bàn giao 2-8 tổ hợp S-300PMU2 đảm bảo "khóa chặt" không phận Syria. Nguồn ảnh: Southfront.
Cuối cùng là siêu tổ hợp phòng không Pantsir-S1 (SA-22). Theo nhiều nguồn tin, trong tay Syria hiện tại đang có từ 36 tới 50 tổ hợp loại này. Nguồn ảnh: Southfront.
Mời độc giả xem Video: Tổ hợp phòng không S-300 bắn đạn thật.