Theo trang Defense Express, có một số lựa chọn thú vị để tận dụng các tiêm kích MiG-21 từ thời Liên Xô đã ngừng hoạt động, tuy nhiên sẽ phải cân nhắc tất cả những ưu và nhược điểm mà phương án này mang lại.Theo thông báo, Không quân Croatia đang cho ngừng hoạt động những chiếc MiG-21 của mình để sớm chuyển sang sử dụng tiêm kích Rafale do Pháp sản xuất khi hợp đồng mua sắm đã được ký kết.Điều này có nghĩa là chỉ trong một khoảng thời gian nữa, một số lượng nhất định tiêm kích MiG-21 sẽ bị loại biên và trở nên dư thừa, cho dù chúng vẫn còn bay được, do vậy việc nghiên cứu cách tận dụng là rất thú vị, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu quân sự của Ukraine.Theo nhận xét, MiG-21 có thể hoán cải thành bia bay điều khiển từ xa hoặc thậm chí là tên lửa hành trình tấn công mặt đất (UAV cảm tử), nhưng cách làm này có những ưu và nhược điểm riêng và cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng.Vấn đề đầu tiên cần lưu ý đó là ngay từ thời Liên Xô, việc hoán cải những chiếc MiG-21 cũ bia bay điều khiển từ xa với tên gọi M21m để phòng không tập bắn đã được tiến hành.Nếu thực hiện công việc theo cách này, toàn bộ thiết bị có thể tận dụng, với tổng trọng lượng khoảng 1 tấn, bao gồm cả radar đều bị loại bỏ khỏi máy bay. Tiếp theo, ăng ten và bộ điều khiển từ xa sẽ được tích hợp.Khi đó tiêm kích MiG-21 đã được biến thành bia bay M21m và sẵn sàng cho chuyến bay cuối cùng, hệ thống điều khiển giúp nó cất cánh và cơ động mà không cần sự có mặt của phi công trong buồng lái, không có tùy chọn trở về và hạ cánh.Tiêm kích MiG-21 có chiều dài thân 14,1 mét; sải cánh 7,15 mét; tốc độ tối đa 1.300 km/h ở gần mặt đất và 2.230 km/h trên độ cao lớn, phạm vi hoạt động khi mang thùng nhiên liệu bổ sung đạt tới 1.470 km, tải trọng vũ khí tối đa 1.300 kg.Trong quá trình hoán cải sang bia bay M21m, chiếc tiêm kích đã nhẹ bớt 1 tấn, như vậy không gian trống có thể được tận dụng để mang thêm thuốc nổ nhằm thực hiện vai trò UAV tấn công cảm tử, như cách Ukraine đã hoán cải chiếc Tu-141 Stryzh.Cần nói thêm Tu-141 Stryzh là chiếc máy bay không người lái phục vụ nhu cầu trinh sát chiến trường thông qua chụp ảnh, nó sở hữu thiết kế rất đặc biệt, trông như một quả tên lửa hành trình.Sau khi các thiết bị trinh sát cũ trở nên lạc hậu, kỹ sư quân sự Ukraine đã tháo dỡ chúng và thay bằng đầu đạn để thực hiện chức năng đánh đòn tấn công cảm tử, vũ khí này đã chứng tỏ sự lợi hại khi phòng không Nga rất vất vả đối phó.Nếu Ukraine quyết định chế tạo UAV cảm tử, hay tên lửa hành trình dựa trên việc hoán cải MiG-21 và sử dụng để tấn công các mục tiêu quân sự của Nga, điều này có thể sẽ gây ra hiệu ứng tâm lý rất lớn, nhưng ngay lập tức một số nghi ngại cũng được nêu ra.Thứ nhất, việc Ukraine có thể nhận được ít nhất một số máy bay MiG-21 đã ngừng hoạt động từ Croatia (hoặc từ Romania - quốc gia cuối cùng loại biên dòng tiêm kích này vào tháng 5 năm 2023) hay không vẫn là điều chưa chắc chắn.Tiếp theo, nếu nhận được những chiếc MiG-21 này thì Kyiv sẽ phải làm sao để biến chúng thành UAV tấn công cảm tử khi độ chính xác bị nghi ngờ, cũng như cách thức qua mặt phòng không Nga, bởi MiG-21 không thể bay thấp và thực hiện thao tác phức tạp ở tốc độ lớn.So với chiếc Tu-141 thì MiG-21 có kích thước lớn hơn nhiều, tức là mức độ phức tạp của công việc sẽ cao hơn, nếu quyết tâm hoán cải để thực hiện công năng này thì trước mắt các kỹ sư quân sự Ukraine vẫn còn rất nhiều việc cần giải quyết.
Theo trang Defense Express, có một số lựa chọn thú vị để tận dụng các tiêm kích MiG-21 từ thời Liên Xô đã ngừng hoạt động, tuy nhiên sẽ phải cân nhắc tất cả những ưu và nhược điểm mà phương án này mang lại.
Theo thông báo, Không quân Croatia đang cho ngừng hoạt động những chiếc MiG-21 của mình để sớm chuyển sang sử dụng tiêm kích Rafale do Pháp sản xuất khi hợp đồng mua sắm đã được ký kết.
Điều này có nghĩa là chỉ trong một khoảng thời gian nữa, một số lượng nhất định tiêm kích MiG-21 sẽ bị loại biên và trở nên dư thừa, cho dù chúng vẫn còn bay được, do vậy việc nghiên cứu cách tận dụng là rất thú vị, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu quân sự của Ukraine.
Theo nhận xét, MiG-21 có thể hoán cải thành bia bay điều khiển từ xa hoặc thậm chí là tên lửa hành trình tấn công mặt đất (UAV cảm tử), nhưng cách làm này có những ưu và nhược điểm riêng và cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng.
Vấn đề đầu tiên cần lưu ý đó là ngay từ thời Liên Xô, việc hoán cải những chiếc MiG-21 cũ bia bay điều khiển từ xa với tên gọi M21m để phòng không tập bắn đã được tiến hành.
Nếu thực hiện công việc theo cách này, toàn bộ thiết bị có thể tận dụng, với tổng trọng lượng khoảng 1 tấn, bao gồm cả radar đều bị loại bỏ khỏi máy bay. Tiếp theo, ăng ten và bộ điều khiển từ xa sẽ được tích hợp.
Khi đó tiêm kích MiG-21 đã được biến thành bia bay M21m và sẵn sàng cho chuyến bay cuối cùng, hệ thống điều khiển giúp nó cất cánh và cơ động mà không cần sự có mặt của phi công trong buồng lái, không có tùy chọn trở về và hạ cánh.
Tiêm kích MiG-21 có chiều dài thân 14,1 mét; sải cánh 7,15 mét; tốc độ tối đa 1.300 km/h ở gần mặt đất và 2.230 km/h trên độ cao lớn, phạm vi hoạt động khi mang thùng nhiên liệu bổ sung đạt tới 1.470 km, tải trọng vũ khí tối đa 1.300 kg.
Trong quá trình hoán cải sang bia bay M21m, chiếc tiêm kích đã nhẹ bớt 1 tấn, như vậy không gian trống có thể được tận dụng để mang thêm thuốc nổ nhằm thực hiện vai trò UAV tấn công cảm tử, như cách Ukraine đã hoán cải chiếc Tu-141 Stryzh.
Cần nói thêm Tu-141 Stryzh là chiếc máy bay không người lái phục vụ nhu cầu trinh sát chiến trường thông qua chụp ảnh, nó sở hữu thiết kế rất đặc biệt, trông như một quả tên lửa hành trình.
Sau khi các thiết bị trinh sát cũ trở nên lạc hậu, kỹ sư quân sự Ukraine đã tháo dỡ chúng và thay bằng đầu đạn để thực hiện chức năng đánh đòn tấn công cảm tử, vũ khí này đã chứng tỏ sự lợi hại khi phòng không Nga rất vất vả đối phó.
Nếu Ukraine quyết định chế tạo UAV cảm tử, hay tên lửa hành trình dựa trên việc hoán cải MiG-21 và sử dụng để tấn công các mục tiêu quân sự của Nga, điều này có thể sẽ gây ra hiệu ứng tâm lý rất lớn, nhưng ngay lập tức một số nghi ngại cũng được nêu ra.
Thứ nhất, việc Ukraine có thể nhận được ít nhất một số máy bay MiG-21 đã ngừng hoạt động từ Croatia (hoặc từ Romania - quốc gia cuối cùng loại biên dòng tiêm kích này vào tháng 5 năm 2023) hay không vẫn là điều chưa chắc chắn.
Tiếp theo, nếu nhận được những chiếc MiG-21 này thì Kyiv sẽ phải làm sao để biến chúng thành UAV tấn công cảm tử khi độ chính xác bị nghi ngờ, cũng như cách thức qua mặt phòng không Nga, bởi MiG-21 không thể bay thấp và thực hiện thao tác phức tạp ở tốc độ lớn.
So với chiếc Tu-141 thì MiG-21 có kích thước lớn hơn nhiều, tức là mức độ phức tạp của công việc sẽ cao hơn, nếu quyết tâm hoán cải để thực hiện công năng này thì trước mắt các kỹ sư quân sự Ukraine vẫn còn rất nhiều việc cần giải quyết.