Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine - ông Oleksiy Reznikov mới đây đã nói về việc liệu Kyiv có cơ hội sớm nhận được xe tăng Abrams và tiêm kích F-16 do Mỹ viện trợ hay không.Trả lời phỏng vấn với tờ Politico, ông Reznikov tự tin cho rằng các nước đồng minh cuối cùng sẽ cung cấp xe tăng và máy bay chiến đấu chuẩn phương Tây cho Quân đội Ukraine, nhưng nhấn nhá "Mỹ nên làm gương trong việc cung cấp các loại vũ khí nói trên".Ông Reznikov đặc biệt lạc quan về triển vọng nhận được xe tăng Abrams và các chiến đấu cơ như F-15, F-16 hoặc Gripen. Lập luận được đưa ra là trước đó, nhiều loại vũ khí cuối cùng đã "đến tay Kyiv trong trò chơi lằn ranh đỏ".Ông Reznikov lấy tên lửa phòng không vác vai (MANPAD) làm ví dụ - vào năm 2021, khi ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trong chuyến thăm Mỹ đã yêu cầu chuyển giao Stinger MANPAD cho Ukraine.Nhưng khi đó, phía Mỹ cho rằng yêu cầu nói trên là không thể, bởi vì nó "bị cấm bởi luật pháp ... và các vấn đề chính trị", nhưng cuối cùng vào tháng 1 năm 2022, Mỹ đã cho phép các nước Baltic chuyển Javelin và Stinger cho Ukraine.Tình huống tương tự cũng xảy ra với pháo 155 ly và hệ thống tên lửa M142 HIMARS hoặc M270 MLRS - nhưng cuối cùng những vũ khí này vẫn nằm trong tay Quân đội Ukraine, thậm chí còn được sử dụng với số lượng rất lớn trên chiến trường.Nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine lưu ý thêm rằng để mở được "chiếc hộp Pandora" này, trước hết cần có một quyết định chính trị từ Mỹ, hành động này sẽ như "ngọn hải đăng" để các đồng minh phương Tây noi theo.Ví dụ, Đức đã nhiều lần nhấn mạnh rằng họ sẽ cung cấp xe tăng cho Ukraine, nhưng sau khi Người Mỹ thực hiện: "Tôi chắc chắn rằng ngay khi những chiếc Abrams đầu tiên đến, chúng tôi sẽ có Leopard và Marder cùng các loại vũ khí hạng nặng khác", ông Reznikov nói thêm.Tuy nhiên vấn đề khó khăn đối với chính quyền Kyiv hiện nay đó là phương Tây nhận thấy chưa cần thiết phải cung cấp xe tăng, thiết giáp hay máy bay chiến đấu cho Lực lượng vũ trang Ukraine.Ngoài việc phải đào tạo kíp chiến đấu, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm phục vụ công tác bảo dưỡng, cung cấp đạn dược đi kèm... thì thực sự hiện nay Quân đội Ukraine chưa đến mức thiếu những phương tiện tác chiến nói trên.Ba Lan và các quốc gia Đông Âu từng thuộc khối Warsaw đã chuyển giao cho Ukraine tới hàng trăm xe tăng chiến đấu chủ lực T-72, xe chiến đấu bộ binh BMP-1... chưa kể số phương tiện mà binh sĩ Kyiv thu được từ Nga dưới dạng chiến lợi phẩm.Về phần không quân cũng vậy, có những bằng chứng rõ ràng cho thấy Ukraine đã nhận nhiều tiêm kích MiG-29 hay cường kích Su-25 từ đồng minh, chúng đã được hiện đại hóa nhẹ để nhận vũ khí theo chuẩn phương Tây.Khi số trang thiết bị nói trên chưa cạn kiệt thì NATO chắc chắn chưa chuyển giao vũ khí hạng nặng chuẩn phương Tây cho Ukraine. Trường hợp với pháo 155 mm và HIMARS hoàn toàn khác khi Kyiv cạn kiệt đạn chuẩn Liên Xô.Việc Ukraine liên tiếp đề nghị phương Tây giao phương tiện tác chiến hạng nặng cho họ ngoài vấn đề tính năng nổi trội có lẽ còn mang dụng ý nữa, đó là đảm bảo cơ số dự trữ đề phòng xung đột kéo dài và nguồn cung bị gián đoạn.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine - ông Oleksiy Reznikov mới đây đã nói về việc liệu Kyiv có cơ hội sớm nhận được xe tăng Abrams và tiêm kích F-16 do Mỹ viện trợ hay không.
Trả lời phỏng vấn với tờ Politico, ông Reznikov tự tin cho rằng các nước đồng minh cuối cùng sẽ cung cấp xe tăng và máy bay chiến đấu chuẩn phương Tây cho Quân đội Ukraine, nhưng nhấn nhá "Mỹ nên làm gương trong việc cung cấp các loại vũ khí nói trên".
Ông Reznikov đặc biệt lạc quan về triển vọng nhận được xe tăng Abrams và các chiến đấu cơ như F-15, F-16 hoặc Gripen. Lập luận được đưa ra là trước đó, nhiều loại vũ khí cuối cùng đã "đến tay Kyiv trong trò chơi lằn ranh đỏ".
Ông Reznikov lấy tên lửa phòng không vác vai (MANPAD) làm ví dụ - vào năm 2021, khi ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trong chuyến thăm Mỹ đã yêu cầu chuyển giao Stinger MANPAD cho Ukraine.
Nhưng khi đó, phía Mỹ cho rằng yêu cầu nói trên là không thể, bởi vì nó "bị cấm bởi luật pháp ... và các vấn đề chính trị", nhưng cuối cùng vào tháng 1 năm 2022, Mỹ đã cho phép các nước Baltic chuyển Javelin và Stinger cho Ukraine.
Tình huống tương tự cũng xảy ra với pháo 155 ly và hệ thống tên lửa M142 HIMARS hoặc M270 MLRS - nhưng cuối cùng những vũ khí này vẫn nằm trong tay Quân đội Ukraine, thậm chí còn được sử dụng với số lượng rất lớn trên chiến trường.
Nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine lưu ý thêm rằng để mở được "chiếc hộp Pandora" này, trước hết cần có một quyết định chính trị từ Mỹ, hành động này sẽ như "ngọn hải đăng" để các đồng minh phương Tây noi theo.
Ví dụ, Đức đã nhiều lần nhấn mạnh rằng họ sẽ cung cấp xe tăng cho Ukraine, nhưng sau khi Người Mỹ thực hiện: "Tôi chắc chắn rằng ngay khi những chiếc Abrams đầu tiên đến, chúng tôi sẽ có Leopard và Marder cùng các loại vũ khí hạng nặng khác", ông Reznikov nói thêm.
Tuy nhiên vấn đề khó khăn đối với chính quyền Kyiv hiện nay đó là phương Tây nhận thấy chưa cần thiết phải cung cấp xe tăng, thiết giáp hay máy bay chiến đấu cho Lực lượng vũ trang Ukraine.
Ngoài việc phải đào tạo kíp chiến đấu, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm phục vụ công tác bảo dưỡng, cung cấp đạn dược đi kèm... thì thực sự hiện nay Quân đội Ukraine chưa đến mức thiếu những phương tiện tác chiến nói trên.
Ba Lan và các quốc gia Đông Âu từng thuộc khối Warsaw đã chuyển giao cho Ukraine tới hàng trăm xe tăng chiến đấu chủ lực T-72, xe chiến đấu bộ binh BMP-1... chưa kể số phương tiện mà binh sĩ Kyiv thu được từ Nga dưới dạng chiến lợi phẩm.
Về phần không quân cũng vậy, có những bằng chứng rõ ràng cho thấy Ukraine đã nhận nhiều tiêm kích MiG-29 hay cường kích Su-25 từ đồng minh, chúng đã được hiện đại hóa nhẹ để nhận vũ khí theo chuẩn phương Tây.
Khi số trang thiết bị nói trên chưa cạn kiệt thì NATO chắc chắn chưa chuyển giao vũ khí hạng nặng chuẩn phương Tây cho Ukraine. Trường hợp với pháo 155 mm và HIMARS hoàn toàn khác khi Kyiv cạn kiệt đạn chuẩn Liên Xô.
Việc Ukraine liên tiếp đề nghị phương Tây giao phương tiện tác chiến hạng nặng cho họ ngoài vấn đề tính năng nổi trội có lẽ còn mang dụng ý nữa, đó là đảm bảo cơ số dự trữ đề phòng xung đột kéo dài và nguồn cung bị gián đoạn.