Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh, các cường quốc quân sự bắt đầu chế tạo các pháo bắn đạn hạt nhân để nâng cao sức mạnh và răn đe đối phương.Mỹ đi đầu xu thế với việc cho ra đời pháo hạt nhân M65 vào thập niên 1950.Ngay sau đó Liên Xô cũng có loại vũ khí đáp trả trong năm 1957, nguy hiểm và mạnh hơn, đó là chính là siêu pháo hạt nhân 2B1 Oka.Được biết khẩu pháo 2B1 Oka này có cỡ nòng lên tới 420 mm.Loại pháo tự hành hạt nhân này sẽ bắn ra đầu đạn có trọng lượng 750 kg, bay xa 45 kmĐương lượng nổ của quả đạn hạt nhân này được cho là trên 15 kt, đủ sức thổi bay một thành phố.Mặc dù theo thiết kế, các loại pháo tự hành hạt nhân chiến thuật này có thể bắn liên tục nhiều phát.Tuy nhiên theo học thuyết chiến tranh hạt nhân với vũ khí chiến thuật thời bấy giờ của Liên Xô, các loại pháo tự hành bắn đạn hạt nhân chiến thuật chỉ cần khai hỏa một phát là đủ để hủy diệt mục tiêu lớn của đối thủ.Vì chỉ cần bắn một viên duy nhất nên các loại pháo hạt nhân chiến thuật này sẽ lấy điều kiện tiên quyết là khả năng cơ động để có thể tới được vị trí khai hoả.Để thực hiện được điều này, 2B1 Oka đã sử dụng khung gầm của loại xe tăng mạnh nhất thời bấy giờ là IS-5.Với động cơ diesel turbo V-12-6B có công suất 750 mã lực, khẩu pháo tự hành này sẽ có tỷ số lực kéo lên tới khoảng 12 mã lực cho mỗi tấn.Tuy nhiên do trọng lượng lên tới hơn 50 tấn, dự trữ hành trình của khẩu pháo tự hành hạt nhân này chỉ trong khoảng 180 km2B1 Oka được thiết kế với hệ thống giảm sóc đặc biệt để giúp pháo không bị hư hỏng sau mỗi phát bắn.Pháo hạt nhân 2B1 Oka đã bất ngờ xuất hiện Quảng Trường Đỏ trong lễ duyệt binh kỷ niệm thành công của Cách mạng Tháng 10 vào năm 1957.Khi hành quân, pháo tự hành 2B1 Oka chỉ cần một lái xe để điều khiển. Toàn bộ kíp vận hành bao gồm 6 người còn lại di chuyển trên xe thiết giáp chở quân hoặc xe tải đi theo sau.Tuy là một vũ khí cực nguy hiểm trên lý thuyết, tuy nhiên pháo hạt nhân 2B1 Oka lại không đủ điều kiện để tham chiến, bởi lẽ vấn đề lớn nhất mà nó gặp phải là ở hệ thống hộp số thường bị hư hỏng chỉ sau một thời gian rất ngắn.Ngoài ra, loại vũ khí này cũng quá đắt đỏ và rất tốn thời gian bảo dưỡng m - không phù hợp với kiểu vận hành các loại phương tiện thiết giáp của Liên Xô thời bấy giờ.Tổng cộng đã có bốn khẩu pháo tự hành 2B1 Oka được lắp ráp tại nhà máy Kirov. Hiện nay chỉ còn duy nhất một khẩu pháo tự hành 2B1 Oka được Nga trưng bày tại bảo tàng pháo binh ở St. Petersburg.
Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh, các cường quốc quân sự bắt đầu chế tạo các pháo bắn đạn hạt nhân để nâng cao sức mạnh và răn đe đối phương.
Mỹ đi đầu xu thế với việc cho ra đời pháo hạt nhân M65 vào thập niên 1950.
Ngay sau đó Liên Xô cũng có loại vũ khí đáp trả trong năm 1957, nguy hiểm và mạnh hơn, đó là chính là siêu pháo hạt nhân 2B1 Oka.
Được biết khẩu pháo 2B1 Oka này có cỡ nòng lên tới 420 mm.
Loại pháo tự hành hạt nhân này sẽ bắn ra đầu đạn có trọng lượng 750 kg, bay xa 45 km
Đương lượng nổ của quả đạn hạt nhân này được cho là trên 15 kt, đủ sức thổi bay một thành phố.
Mặc dù theo thiết kế, các loại pháo tự hành hạt nhân chiến thuật này có thể bắn liên tục nhiều phát.
Tuy nhiên theo học thuyết chiến tranh hạt nhân với vũ khí chiến thuật thời bấy giờ của Liên Xô, các loại pháo tự hành bắn đạn hạt nhân chiến thuật chỉ cần khai hỏa một phát là đủ để hủy diệt mục tiêu lớn của đối thủ.
Vì chỉ cần bắn một viên duy nhất nên các loại pháo hạt nhân chiến thuật này sẽ lấy điều kiện tiên quyết là khả năng cơ động để có thể tới được vị trí khai hoả.
Để thực hiện được điều này, 2B1 Oka đã sử dụng khung gầm của loại xe tăng mạnh nhất thời bấy giờ là IS-5.
Với động cơ diesel turbo V-12-6B có công suất 750 mã lực, khẩu pháo tự hành này sẽ có tỷ số lực kéo lên tới khoảng 12 mã lực cho mỗi tấn.
Tuy nhiên do trọng lượng lên tới hơn 50 tấn, dự trữ hành trình của khẩu pháo tự hành hạt nhân này chỉ trong khoảng 180 km
2B1 Oka được thiết kế với hệ thống giảm sóc đặc biệt để giúp pháo không bị hư hỏng sau mỗi phát bắn.
Pháo hạt nhân 2B1 Oka đã bất ngờ xuất hiện Quảng Trường Đỏ trong lễ duyệt binh kỷ niệm thành công của Cách mạng Tháng 10 vào năm 1957.
Khi hành quân, pháo tự hành 2B1 Oka chỉ cần một lái xe để điều khiển. Toàn bộ kíp vận hành bao gồm 6 người còn lại di chuyển trên xe thiết giáp chở quân hoặc xe tải đi theo sau.
Tuy là một vũ khí cực nguy hiểm trên lý thuyết, tuy nhiên pháo hạt nhân 2B1 Oka lại không đủ điều kiện để tham chiến, bởi lẽ vấn đề lớn nhất mà nó gặp phải là ở hệ thống hộp số thường bị hư hỏng chỉ sau một thời gian rất ngắn.
Ngoài ra, loại vũ khí này cũng quá đắt đỏ và rất tốn thời gian bảo dưỡng m - không phù hợp với kiểu vận hành các loại phương tiện thiết giáp của Liên Xô thời bấy giờ.
Tổng cộng đã có bốn khẩu pháo tự hành 2B1 Oka được lắp ráp tại nhà máy Kirov. Hiện nay chỉ còn duy nhất một khẩu pháo tự hành 2B1 Oka được Nga trưng bày tại bảo tàng pháo binh ở St. Petersburg.