Điều này cũng được cựu Tổng Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Liên bang nga Dmitry Rogozin tiết lộ trong một thông báo ngày 23/4.Ông Rogozin cũng thừa nhận, Kiev đã tăng tầm hoạt động và khả năng tàng hình của các UAV Baba Yaga, trong bối ảnh cuộc đua giành ưu thế về UAV đang diễn ra sau hơn 2 năm xung đột ở Ukraine.Ukraine tự sản xuất UAV "Ma cà rồng" gắn camera ảnh nhiệt để thực hiện các cuộc tấn công ban đêm khiến lính Nga sợ hãi.Cựu Tổng Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga cho hay, các UAV này sẽ bị Nga phá hủy sau khi Nga nghiên cứu về các thói quen, lộ trình và chiến thuật của chúng. Điều quan trọng không phải là bắn hạ UAV mà là tiêu diệt những người điều khiển chúng bằng cách tìm ra nơi ẩn náu của họ.Các lực lượng của Nga đã phát hiện ra các UAV đang lao tới bằng cách sử dụng camera nhìn đêm đặt quanh rìa các vị trí của họ thay vì lắng nghe hướng tiếp cận của UAV, ông Rogozin nói.Theo ông Rogozin: "Đối với các máy bay không người lái, chúng ta không thể nghe được nhưng có thể nhìn thấy rõ trong phạm vi chụp ảnh nhiệt ở khoảng cách vài km". Ông Rogozin trước đó coi các UAV Baba Yaga là những phương tiện "cực kỳ nguy hiểm" đối với Quân đội Nga, được triển khai theo cặp cùng với các máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV).Chuyên gia Samuel Bendett thuộc tổ chức CNA của Mỹ thừa nhận tiến bộ của Ukraine về công nghệ UAV khi cho rằng: "Đây không còn là việc biến UAV nông nghiệp thành UAV chiến đấu nữa mà là một UAV hạng nặng loại trực thăng riêng có động cơ điện và pin mạnh mẽ để tăng tầm hoạt động".Ông Bendett cho rằng, Ukraine là chuyên gia trong việc điều khiển các UAV tàng hình như Baba Yaga, đồng thời tiết lộ, các UAV Baba Yaga đã được Kiev điều chỉnh, thường được thiết kế dưới dạng máy bay 4 cánh, 6 cánh hoặc “bạch tuộc”. Nga đang cố gắng sản xuất các UAV tương ứng của riêng mình nhưng hiện chưa có loại tương tự như Baba Yaga.Baba Yaga là máy bay không người lái 6 cánh cỡ lớn được trang bị camera hồng ngoại và mang theo đầu đạn tên lửa nặng 33 pound. Tên của máy bay không người lái liên quan đến một phù thủy già chuyên bắt cóc, ăn thịt trẻ em trong các câu chuyện dân gian. Đây cũng là tên mà binh sĩ Nga đặt cho dòng UAV "Ma cà rồng" 6 cánh của Kiev, do quá sợ hãi trước loại vũ khí này.Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết, UAV "Ma cà rồng" do Ukraine tự sản xuất, có tốc độ bay hơn 80 km/h, tải trọng tối đa 15 kg. Theo hãng tin Izvestia, Baba Yaga đã mở rộng đáng kể phạm vi hoạt động bình thường của một máy bay không người lái tự sát giá rẻ trị giá 500 USD của Ukraine, từ khoảng cách thông thường là 10 km lên tới 30 km.Baba Yaga được trang bị ăng-ten định hướng, mạch chống nhiễu, pin dự phòng và bộ lặp tín hiệu trên tàu. Ngoài ra, Baba Yaga còn được trang bị camera ảnh nhiệt, giúp nó có thể phát hiện và tấn công mục tiêu vào ban đêm. Bay lượn trên các khu trại vào ban đêm, thả bom xuyên qua các tán cây, Baba Yaga ám ảnh các trung đoàn và lữ đoàn Nga."Một số dòng UAV khác cũng được gắn camera ảnh nhiệt, tuy nhiên 'Ma cà rồng' vẫn nổi bật nhờ khả năng hoạt động cả ngày lẫn đêm và mang theo lượng thuốc nổ lớn", Chris Panella, biên tập viên của Business Insider, nhận định.Theo Panella, UAV "Ma cà rồng" có thể thả nhiều loại đầu đạn nổ và thường nhắm mục tiêu vào xe tăng. Nó cũng có khả năng chống tác chiến điện tử, thứ được coi là "khắc tinh của UAV" trên chiến trường Ukraine.UAV "Ma cà rồng" là loại vũ khí sử dụng nhiều lần, hoạt động theo cơ chế thả đầu nổ vào mục tiêu thay vì tấn công tự sát, nên việc trang bị thêm camera ảnh nhiệt cho dòng UAV này là chiến thuật hợp lý.Tuy nhiên, nó cũng có một số điểm yếu, như camera hồng ảnh nhiệt không thể nhìn xuyên qua các tán cây dày. UAV cũng phát ra âm thanh lớn khi bay, giúp lực lượng Nga có thể dễ dàng phát hiện nó từ xa, ngay cả vào ban đêm.Ngoài nhiệm vụ tấn công, UAV "Ma cà rồng" còn được sử dụng để làm phương tiện vận chuyển hàng hóa. Hồi tháng 6/2023, Ukraine tiết lộ đã dùng mẫu UAV này để chuyển hàng cứu trợ cho người dân ở bờ đông sông Dnieper.Cuộc xung đột kéo dài hơn 2 năm qua ở Ukraine đã thúc đẩy sự phát triển UAV nhanh chóng và thường mang tính đổi mới, khiến cả Kiev và Moscow không ngừng nỗ lực để vượt mặt đối phương. Moscow và Kiev được cho là đã tiêu diệt hàng trăm UAV của nhau mỗi ngày.
Điều này cũng được cựu Tổng Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Liên bang nga Dmitry Rogozin tiết lộ trong một thông báo ngày 23/4.
Ông Rogozin cũng thừa nhận, Kiev đã tăng tầm hoạt động và khả năng tàng hình của các UAV Baba Yaga, trong bối ảnh cuộc đua giành ưu thế về UAV đang diễn ra sau hơn 2 năm xung đột ở Ukraine.
Ukraine tự sản xuất UAV "Ma cà rồng" gắn camera ảnh nhiệt để thực hiện các cuộc tấn công ban đêm khiến lính Nga sợ hãi.
Cựu Tổng Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga cho hay, các UAV này sẽ bị Nga phá hủy sau khi Nga nghiên cứu về các thói quen, lộ trình và chiến thuật của chúng. Điều quan trọng không phải là bắn hạ UAV mà là tiêu diệt những người điều khiển chúng bằng cách tìm ra nơi ẩn náu của họ.
Các lực lượng của Nga đã phát hiện ra các UAV đang lao tới bằng cách sử dụng camera nhìn đêm đặt quanh rìa các vị trí của họ thay vì lắng nghe hướng tiếp cận của UAV, ông Rogozin nói.
Theo ông Rogozin: "Đối với các máy bay không người lái, chúng ta không thể nghe được nhưng có thể nhìn thấy rõ trong phạm vi chụp ảnh nhiệt ở khoảng cách vài km". Ông Rogozin trước đó coi các UAV Baba Yaga là những phương tiện "cực kỳ nguy hiểm" đối với Quân đội Nga, được triển khai theo cặp cùng với các máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV).
Chuyên gia Samuel Bendett thuộc tổ chức CNA của Mỹ thừa nhận tiến bộ của Ukraine về công nghệ UAV khi cho rằng: "Đây không còn là việc biến UAV nông nghiệp thành UAV chiến đấu nữa mà là một UAV hạng nặng loại trực thăng riêng có động cơ điện và pin mạnh mẽ để tăng tầm hoạt động".
Ông Bendett cho rằng, Ukraine là chuyên gia trong việc điều khiển các UAV tàng hình như Baba Yaga, đồng thời tiết lộ, các UAV Baba Yaga đã được Kiev điều chỉnh, thường được thiết kế dưới dạng máy bay 4 cánh, 6 cánh hoặc “bạch tuộc”. Nga đang cố gắng sản xuất các UAV tương ứng của riêng mình nhưng hiện chưa có loại tương tự như Baba Yaga.
Baba Yaga là máy bay không người lái 6 cánh cỡ lớn được trang bị camera hồng ngoại và mang theo đầu đạn tên lửa nặng 33 pound. Tên của máy bay không người lái liên quan đến một phù thủy già chuyên bắt cóc, ăn thịt trẻ em trong các câu chuyện dân gian. Đây cũng là tên mà binh sĩ Nga đặt cho dòng UAV "Ma cà rồng" 6 cánh của Kiev, do quá sợ hãi trước loại vũ khí này.
Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết, UAV "Ma cà rồng" do Ukraine tự sản xuất, có tốc độ bay hơn 80 km/h, tải trọng tối đa 15 kg. Theo hãng tin Izvestia, Baba Yaga đã mở rộng đáng kể phạm vi hoạt động bình thường của một máy bay không người lái tự sát giá rẻ trị giá 500 USD của Ukraine, từ khoảng cách thông thường là 10 km lên tới 30 km.
Baba Yaga được trang bị ăng-ten định hướng, mạch chống nhiễu, pin dự phòng và bộ lặp tín hiệu trên tàu. Ngoài ra, Baba Yaga còn được trang bị camera ảnh nhiệt, giúp nó có thể phát hiện và tấn công mục tiêu vào ban đêm. Bay lượn trên các khu trại vào ban đêm, thả bom xuyên qua các tán cây, Baba Yaga ám ảnh các trung đoàn và lữ đoàn Nga.
"Một số dòng UAV khác cũng được gắn camera ảnh nhiệt, tuy nhiên 'Ma cà rồng' vẫn nổi bật nhờ khả năng hoạt động cả ngày lẫn đêm và mang theo lượng thuốc nổ lớn", Chris Panella, biên tập viên của Business Insider, nhận định.
Theo Panella, UAV "Ma cà rồng" có thể thả nhiều loại đầu đạn nổ và thường nhắm mục tiêu vào xe tăng. Nó cũng có khả năng chống tác chiến điện tử, thứ được coi là "khắc tinh của UAV" trên chiến trường Ukraine.
UAV "Ma cà rồng" là loại vũ khí sử dụng nhiều lần, hoạt động theo cơ chế thả đầu nổ vào mục tiêu thay vì tấn công tự sát, nên việc trang bị thêm camera ảnh nhiệt cho dòng UAV này là chiến thuật hợp lý.
Tuy nhiên, nó cũng có một số điểm yếu, như camera hồng ảnh nhiệt không thể nhìn xuyên qua các tán cây dày. UAV cũng phát ra âm thanh lớn khi bay, giúp lực lượng Nga có thể dễ dàng phát hiện nó từ xa, ngay cả vào ban đêm.
Ngoài nhiệm vụ tấn công, UAV "Ma cà rồng" còn được sử dụng để làm phương tiện vận chuyển hàng hóa. Hồi tháng 6/2023, Ukraine tiết lộ đã dùng mẫu UAV này để chuyển hàng cứu trợ cho người dân ở bờ đông sông Dnieper.
Cuộc xung đột kéo dài hơn 2 năm qua ở Ukraine đã thúc đẩy sự phát triển UAV nhanh chóng và thường mang tính đổi mới, khiến cả Kiev và Moscow không ngừng nỗ lực để vượt mặt đối phương. Moscow và Kiev được cho là đã tiêu diệt hàng trăm UAV của nhau mỗi ngày.