Quân đội Ukraine hôm nay công bố một đoạn video tiết lộ rằng, họ đang sử dụng tên lửa phòng không Buk-M1-2 để đánh chặn máy bay không người lái tự sát (còn được gọi là "tên lửa hành trình lảng vảng") ở Odessa.Theo thông tin chiến trường liên quan gần đây, máy bay không người lái bị quân đội Ukraine đánh chặn ở Odessa, chính là máy bay không người lái Witness-136 (Shahed-136) do Iran sản xuất, mà Nga gọi là Geran-2. Theo Đại tá Rodion Kulakin, chỉ huy Pháo binh Lữ đoàn cơ giới 92, quân đội Nga mới chỉ bắt đầu thử nghiệm UAV tự sát do Iran sản xuất vào cuối tháng trước và đã phá hủy một khẩu lựu pháo M777 do Mỹ sản xuất; nên nhớ loại pháo này cũng mới được Mỹ viện trợ cho quân đội Ukraine từ hồi tháng 6.Đại tá Kuragin cho rằng, quân đội Nga đã sử dụng UAV Geran-2 để tìm kiếm và tấn công các mục tiêu có giá trị cao của quân đội Ukraine, bao gồm xe tăng, xe bọc thép, pháo tự hành, tên lửa phòng không hay các kho đạn, sở chỉ huy, tàu đậu ở bến cảng.Quân đội Ukraine cũng thừa nhận rằng, những chiếc máy bay không người lái cảm tử Geran-2 của Nga (nghi có nguồn gốc từ Iran), có hệ thống chống gây nhiễu mạnh mẽ; khiến quân đội Ukraine không thể ngăn chặn cuộc tấn công của loại UAV tự sát này. Theo một số nguồn tin, sau khi chính thức đạt được thỏa thuận hợp tác về UAV với Iran, quân đội Nga đã ký hợp đồng mua hàng nghìn UAV của Iran và đặt tên cho máy bay không người lái Shahed-136 (hay Witness-136) là Geran-2. Đáng ngạc nhiên là chỉ trong vài tuần, loại UAV tự sát giá rẻ này của Iran đã trở nên nổi tiếng, nhờ thành tích ấn tượng tại chiến trường Ukraine. Kể cả lựu pháo M777 đã bị phá hủy trong trận đầu ra quân của loại UAV tự sát này.Trên bảng thành tích của UAV Geran-2, có hàng chục xe tăng hạng nặng và xe chiến đấu bọc thép của Ukraine và cả một tàu kéo của hải quân Ukraine bị hư hại nặng. Nhưng quan trọng nhất, quân đội Nga đã sử dụng UAV Geran-2 để thực hiện một cuộc tấn công tầm xa vào các mục tiêu chiến lược ở miền tây Ukraine, tấn công thành công sở chỉ huy của quân khu miền nam Ukraine.Đây không chỉ là đòn trả đũa mạnh mẽ đối với hai cuộc tấn công trước đó của quân đội Ukraine vào Bộ chỉ huy Hạm đội Biển Đen của Nga bằng UAV, mà còn khiến quân đội Ukraine hiểu rằng, trong cuộc đối đầu chiến thuật của UAV, hai bên đã tiến hành đổi vị trí cho nhau. UAV Shahed-136 có tầm hoạt động lý thuyết là 2.500 km và có thể “lảng vảng” ở trên không trong hơn 4 giờ, để chờ thời cơ ra đòn tấn công. Việc quân đội Nga sử dụng UAV Shahed-136 trong không gian chiến trường tầm ngắn, có thể biến lợi thế về tầm hoạt động của Shahed-136 thành lợi thế; giúp hiện thực hóa việc phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu chiến lược có giá trị cao ở hậu phương của Ukraine, bất cứ lúc nào.Ukraine cáo buộc, trong các ngày 25 và 26/9, quân đội Nga đã sử dụng máy bay không người lái tự sát Geran-2 tiến hành các cuộc tấn công liên tiếp vào trụ sở của Quân khu phía Nam Ukraine và hai kho đạn ở khu vực Odessa.Khi đối mặt với một mục tiêu như vậy, hệ thống đánh chặn phòng không của quân đội Ukraine dường như vô dụng. Đây cũng là lý do chính khiến quân đội Ukraine không ngần ngại sử dụng cả tên lửa phòng không Buk-M1-2 đắt tiền, để đánh chặn UAV cảm tử Geran-2 lao tới, sau khi chịu tổn thất nặng nề.Hệ thống tên lửa phòng không Buk do Liên Xô phát triển, thuộc thế hệ tên lửa phòng không thứ ba của Liên Xô. Đạn tên lửa phòng không 9M317 của hệ thống Buk dài 5,5 m, đường kính 400 mm, nặng 715 kg, đầu đạn nổ phá phân mảnh cận đích nặng 70 kg; tầm bắn tên lửa 25.000 m. Buk-M1-2 là phiên bản nâng cấp đầu tiên của Buk (do Liên Xô thực hiện), vẫn giữ các tính năng chính của hệ thống Buk, nhưng tăng số lượng kênh theo dõi và dẫn tên lửa vào mục tiêu lên nhiều lần; do đó, nó có thể chống lại các cuộc tấn công bằng vũ khí hiện đại quy mô lớn và các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo. Theo các chuyên gia quân sự, ngoài việc đánh chặn máy bay, Buk-M1-2 còn được dùng để đánh chặn tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tên lửa đất đối không. Từ những thông tin này, có thể thấy rằng, việc Ukraine sử dụng hệ thống chống tên lửa, để đánh chặn UAV cảm tử, giống như việc mang "tên bắn ruồi". Nếu tính toán kinh tế, một UAV Shahed-136 do Iran sản xuất, trị giá khoảng 50.000 USD; trong khi một tên lửa phòng không 9M317 trị giá hàng triệu USD. Trên thực tế, chi phí đánh chặn UAV Shahed-136 của Ukraine sẽ cao hơn. Theo yêu cầu chiến đấu thực tế của tên lửa Buk-M1-2, theo quy tắc bắn, để đảm bảo tiêu diệt một mục tiêu nguy hiểm, thường phải phóng 2 tên lửa để đánh chặn. Do tên lửa phòng không 9M317 có xác suất trúng mục tiêu thông thường là 80%, nếu phóng 2 tên lửa vào một mục tiêu, tỷ lệ tiêu diệt là 96%.Nói cách khác, Ukraine cần hai quả tên lửa phòng không trị giá hàng triệu USD, để đảm bảo tiêu diệt một UAV cực rẻ của quân đội Nga. Nếu việc tiêu thụ như vậy kéo dài trong một thời gian dài, quân đội Ukraine sẽ tổn thất rất lớn về mặt tài chính, chưa kể tới việc thiếu thốn đạn dược trong tương lai.
Quân đội Ukraine hôm nay công bố một đoạn video tiết lộ rằng, họ đang sử dụng tên lửa phòng không Buk-M1-2 để đánh chặn máy bay không người lái tự sát (còn được gọi là "tên lửa hành trình lảng vảng") ở Odessa.
Theo thông tin chiến trường liên quan gần đây, máy bay không người lái bị quân đội Ukraine đánh chặn ở Odessa, chính là máy bay không người lái Witness-136 (Shahed-136) do Iran sản xuất, mà Nga gọi là Geran-2.
Theo Đại tá Rodion Kulakin, chỉ huy Pháo binh Lữ đoàn cơ giới 92, quân đội Nga mới chỉ bắt đầu thử nghiệm UAV tự sát do Iran sản xuất vào cuối tháng trước và đã phá hủy một khẩu lựu pháo M777 do Mỹ sản xuất; nên nhớ loại pháo này cũng mới được Mỹ viện trợ cho quân đội Ukraine từ hồi tháng 6.
Đại tá Kuragin cho rằng, quân đội Nga đã sử dụng UAV Geran-2 để tìm kiếm và tấn công các mục tiêu có giá trị cao của quân đội Ukraine, bao gồm xe tăng, xe bọc thép, pháo tự hành, tên lửa phòng không hay các kho đạn, sở chỉ huy, tàu đậu ở bến cảng.
Quân đội Ukraine cũng thừa nhận rằng, những chiếc máy bay không người lái cảm tử Geran-2 của Nga (nghi có nguồn gốc từ Iran), có hệ thống chống gây nhiễu mạnh mẽ; khiến quân đội Ukraine không thể ngăn chặn cuộc tấn công của loại UAV tự sát này.
Theo một số nguồn tin, sau khi chính thức đạt được thỏa thuận hợp tác về UAV với Iran, quân đội Nga đã ký hợp đồng mua hàng nghìn UAV của Iran và đặt tên cho máy bay không người lái Shahed-136 (hay Witness-136) là Geran-2.
Đáng ngạc nhiên là chỉ trong vài tuần, loại UAV tự sát giá rẻ này của Iran đã trở nên nổi tiếng, nhờ thành tích ấn tượng tại chiến trường Ukraine. Kể cả lựu pháo M777 đã bị phá hủy trong trận đầu ra quân của loại UAV tự sát này.
Trên bảng thành tích của UAV Geran-2, có hàng chục xe tăng hạng nặng và xe chiến đấu bọc thép của Ukraine và cả một tàu kéo của hải quân Ukraine bị hư hại nặng.
Nhưng quan trọng nhất, quân đội Nga đã sử dụng UAV Geran-2 để thực hiện một cuộc tấn công tầm xa vào các mục tiêu chiến lược ở miền tây Ukraine, tấn công thành công sở chỉ huy của quân khu miền nam Ukraine.
Đây không chỉ là đòn trả đũa mạnh mẽ đối với hai cuộc tấn công trước đó của quân đội Ukraine vào Bộ chỉ huy Hạm đội Biển Đen của Nga bằng UAV, mà còn khiến quân đội Ukraine hiểu rằng, trong cuộc đối đầu chiến thuật của UAV, hai bên đã tiến hành đổi vị trí cho nhau.
UAV Shahed-136 có tầm hoạt động lý thuyết là 2.500 km và có thể “lảng vảng” ở trên không trong hơn 4 giờ, để chờ thời cơ ra đòn tấn công.
Việc quân đội Nga sử dụng UAV Shahed-136 trong không gian chiến trường tầm ngắn, có thể biến lợi thế về tầm hoạt động của Shahed-136 thành lợi thế; giúp hiện thực hóa việc phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu chiến lược có giá trị cao ở hậu phương của Ukraine, bất cứ lúc nào.
Ukraine cáo buộc, trong các ngày 25 và 26/9, quân đội Nga đã sử dụng máy bay không người lái tự sát Geran-2 tiến hành các cuộc tấn công liên tiếp vào trụ sở của Quân khu phía Nam Ukraine và hai kho đạn ở khu vực Odessa.
Khi đối mặt với một mục tiêu như vậy, hệ thống đánh chặn phòng không của quân đội Ukraine dường như vô dụng. Đây cũng là lý do chính khiến quân đội Ukraine không ngần ngại sử dụng cả tên lửa phòng không Buk-M1-2 đắt tiền, để đánh chặn UAV cảm tử Geran-2 lao tới, sau khi chịu tổn thất nặng nề.
Hệ thống tên lửa phòng không Buk do Liên Xô phát triển, thuộc thế hệ tên lửa phòng không thứ ba của Liên Xô. Đạn tên lửa phòng không 9M317 của hệ thống Buk dài 5,5 m, đường kính 400 mm, nặng 715 kg, đầu đạn nổ phá phân mảnh cận đích nặng 70 kg; tầm bắn tên lửa 25.000 m.
Buk-M1-2 là phiên bản nâng cấp đầu tiên của Buk (do Liên Xô thực hiện), vẫn giữ các tính năng chính của hệ thống Buk, nhưng tăng số lượng kênh theo dõi và dẫn tên lửa vào mục tiêu lên nhiều lần; do đó, nó có thể chống lại các cuộc tấn công bằng vũ khí hiện đại quy mô lớn và các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Theo các chuyên gia quân sự, ngoài việc đánh chặn máy bay, Buk-M1-2 còn được dùng để đánh chặn tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tên lửa đất đối không. Từ những thông tin này, có thể thấy rằng, việc Ukraine sử dụng hệ thống chống tên lửa, để đánh chặn UAV cảm tử, giống như việc mang "tên bắn ruồi".
Nếu tính toán kinh tế, một UAV Shahed-136 do Iran sản xuất, trị giá khoảng 50.000 USD; trong khi một tên lửa phòng không 9M317 trị giá hàng triệu USD. Trên thực tế, chi phí đánh chặn UAV Shahed-136 của Ukraine sẽ cao hơn.
Theo yêu cầu chiến đấu thực tế của tên lửa Buk-M1-2, theo quy tắc bắn, để đảm bảo tiêu diệt một mục tiêu nguy hiểm, thường phải phóng 2 tên lửa để đánh chặn. Do tên lửa phòng không 9M317 có xác suất trúng mục tiêu thông thường là 80%, nếu phóng 2 tên lửa vào một mục tiêu, tỷ lệ tiêu diệt là 96%.
Nói cách khác, Ukraine cần hai quả tên lửa phòng không trị giá hàng triệu USD, để đảm bảo tiêu diệt một UAV cực rẻ của quân đội Nga. Nếu việc tiêu thụ như vậy kéo dài trong một thời gian dài, quân đội Ukraine sẽ tổn thất rất lớn về mặt tài chính, chưa kể tới việc thiếu thốn đạn dược trong tương lai.