Tới thời điểm hiện tại, quân đội Ukraine chỉ còn kiểm soát 15% diện tích ở Bakhmut. Tại sao họ có thể kiên cường trụ vững cho đến bây giờ? Ngoài sự chống trả ngoan cường của quân phòng thủ, thì những lối đi ngầm khổng lồ trong khu vực, cũng là một yếu tố then chốt giúp họ trụ vững trước “mưa bom, bão đạn” của quân Nga.Ngay từ thời Liên Xô, Bakhmut đã có các đường hầm trải dài tứ phía; sau 8 năm (từ năm 2014) được quân đội Ukraine cải tạo và tiếp tục xây dựng mới, các lối đi ngầm ở khu vực này ngày càng lớn hơn. Các đường hầm tại Bakhmut không chỉ cho các phương tiện quân sự có thể đi qua, mà còn có thể chịu được sự tấn công của các loại bom thông thường. Đó là yếu tố giúp Quân đội Ukraine có thể cầm cự cho đến bây giờ và chỉ huy Ukraine thậm chí còn đe dọa sẽ ở lại Bakhmut ít nhất hai tuần.Mặc dù các cuộc tấn công của Nga rất dữ dội, nhưng họ chưa thể vượt qua được các lối đi ngầm. Nếu đột nhập vào các đường hầm để bao vây, trấn áp thì rất dễ bị quân đội Ukraine phục kích. Nếu sử dụng bom thường, hiệu quả sẽ quá chậm.Cho dù Nga có sử dụng tới hàng trăm viên đạn pháo, cũng không thể phá hủy một tòa nhà chứ đừng nói đến các lối đi ngầm; vì vậy, chỉ có thể sử dụng các loại bom hạng nặng như FAB-1500. Nhưng chi phí của một quả bom tấn như vậy là quá cao; ví dụ, chi phí của loại bom 1.500 kg lên tới 50 triệu rúp.Nếu 10 quả bom như vậy được sử dụng, chi phí sẽ lên tới 500 triệu rúp. Ngay cả khi đường hầm có thể bị đánh sập hoàn toàn, chi phí sẽ quá cao. Vậy quân đội Nga nên đối phó với lối đi ngầm như thế nào? Có hai loại là bom xuyên và pháo nhiệt áp TOS-1A, có lẽ là vũ khí tốt nhất để tấn công các đường hầm.Pháo nhiệt áp có thể nhanh chóng làm cạn oxy ở dưới đường hầm. Hơn nữa, sóng nổ do một loạt TOS-1A tạo thành, có thể bao phủ một lúc 40.000 mét vuông, rất thích hợp để tấn công quân đội Ukraine trong các công sự dưới lòng đất. Gần đây, quân đội Nga đã đưa "sát thủ lớn" này vào chiến trường Bakhmut và hiệu quả rất tốt.Bom xuyên đất cũng đóng một vai trò nhất định, loại bom này đã phá hủy tòa nhà văn phòng thuế Ba Lan và lối đi ngầm nơi quân đội Ukraine đóng quân chỉ bằng một đòn công kích; khiến quân phòng thủ Ukraine ban đầu định thoát ra khỏi vòng vây, nhưng cuối cùng phải quay trở lại cố thủ bên trong vòng vây.Nhưng việc quân Ukraine tiếp tục trốn dưới lòng đất không còn là một lựa chọn an toàn nữa; bởi việc dùng bom hạng nặng có điều khiển của quân đội Nga với bất kể chi phí nào, thì một ngày nào đó quân đội Ukraine sẽ không còn chỗ để ẩn nấp.Còn việc đối phó với vũ khí nhiệt áp không hề là chuyện dễ dàng. Quân đội Ukraine có tinh thần kiên cường bám trụ, nhưng một khi quân Nga với bất kể giá nào, sử dụng bom hạng nặng và pháo nhiệt áp, cho dù quân Ukraine cố gắng kiên trì thêm hai tuần nữa, cũng thực sự không dễ dàng.Hơn nữa, quân đội Ukraine đã mất gần 20.000 quân tại Bakhmut; vậy họ có thực sự cần thiết phải cố thủ ở “chiến trường tử thần” này hay không, khi các phương án tác chiến hiện nay của quân đội Ukraine đã bị Nga "bắt bài"?Những kế hoạch tác chiến này của Ukraine đã được đăng trực tiếp trên mạng xã hội; mặc dù quân đội Mỹ đã vội vàng, cố gắng tìm ra kẻ làm lộ tin và xóa tất cả thông tin trên Internet, nhưng rõ ràng là không thể, bởi sức lan truyền quá nhanh của mạng xã hội.Cho dù quân đội Nga có tin vào kế hoạch này hay không, thì điều đó cũng sẽ không tốt cho quân đội Ukraine; bởi vì Ukraine, Mỹ và phương Tây đã có sự tích lũy lực lượng, lên kế hoạch tác chiến; nhưng Quân đội Nga chắc chắn đã có sự chuẩn bị tương ứng, nên quân đội Ukraine sẽ khó phản công bất ngờ.Trong khi đó, để tiêu tấn công Nga đã tràn ngập vào trong các khu vực đô thị của Bakhmut, Quân đội Ukraine lần đầu tiên đưa hệ thống tên lửa phóng loạt cơ động cao HIMARS mà Mỹ viện trợ, vào chiến trường Bakhmut.Quân đội Ukraine rõ ràng là đã tính toán, muốn đưa quân đội Nga vào khu đô thị và cho nổ tung từng tòa nhà một; bởi vì tọa độ của từng ngôi nhà ở đây đã được Quân đội Ukraine đánh dấu. Quân đội Nga vào tòa nhà và tận dụng để nghỉ ngơi, tức là họ đang "dạo chơi trong những tòa nhà tử thần". Tuy nhiên, điều đáng bàn ở đây là liệu quân đội Ukraine có sẵn sàng lãng phí nhiều tên lửa quý giá này ở Bakhmut, một thành phố nhỏ đã không có ý nghĩa chiến lược; thay vì để sử dụng trên một chiến trường phản công trong tương lai hay không? Ukraine sử dụng tên lửa HIMARS như một vũ khí chiến lược, nhưng để thực sự bao phủ Bakhmut, họ không nên sử dụng loại vũ khí này. Lý do là các tòa nhà ở Bakhmut tương đối kiên cố, trong khi đó, sức công phá đạn dẫn đường M31 của HIMARS tương đối hạn chế và chắc chắn quân Nga sẽ không dồn lực lượng vào một tòa nhà để quân Ukraine tiêu diệt.Vì số lượng ít nên quân đội Ukraine luôn sử dụng HIMARS như một loại vũ khí gần như là vũ khí tầm xa chính xác duy nhất để phá hủy các kho hậu cần của quân đội Nga, nhằm mục đích cắt đứt nguồn năng lực tấn công của Nga. Mặc dù Nga tuyên bố đã có đã phá hủy vô số bệ phóng HIMARS, thậm chí nhiều hơn số 38 bệ phóng mà Mỹ đã cung cấp cho Ukraine; nhưng trên thực tế, khó xác định bao nhiêu bệ phóng HIMARS bị phá hủy. Tuy nhiên, thời gian triển khai và bắn của HIMARS cũng không được quá 2~3 phút, nếu không rút nhanh, phản ứng của quân Nga sẽ đến ngay lập tức.
Tới thời điểm hiện tại, quân đội Ukraine chỉ còn kiểm soát 15% diện tích ở Bakhmut. Tại sao họ có thể kiên cường trụ vững cho đến bây giờ? Ngoài sự chống trả ngoan cường của quân phòng thủ, thì những lối đi ngầm khổng lồ trong khu vực, cũng là một yếu tố then chốt giúp họ trụ vững trước “mưa bom, bão đạn” của quân Nga.
Ngay từ thời Liên Xô, Bakhmut đã có các đường hầm trải dài tứ phía; sau 8 năm (từ năm 2014) được quân đội Ukraine cải tạo và tiếp tục xây dựng mới, các lối đi ngầm ở khu vực này ngày càng lớn hơn.
Các đường hầm tại Bakhmut không chỉ cho các phương tiện quân sự có thể đi qua, mà còn có thể chịu được sự tấn công của các loại bom thông thường. Đó là yếu tố giúp Quân đội Ukraine có thể cầm cự cho đến bây giờ và chỉ huy Ukraine thậm chí còn đe dọa sẽ ở lại Bakhmut ít nhất hai tuần.
Mặc dù các cuộc tấn công của Nga rất dữ dội, nhưng họ chưa thể vượt qua được các lối đi ngầm. Nếu đột nhập vào các đường hầm để bao vây, trấn áp thì rất dễ bị quân đội Ukraine phục kích. Nếu sử dụng bom thường, hiệu quả sẽ quá chậm.
Cho dù Nga có sử dụng tới hàng trăm viên đạn pháo, cũng không thể phá hủy một tòa nhà chứ đừng nói đến các lối đi ngầm; vì vậy, chỉ có thể sử dụng các loại bom hạng nặng như FAB-1500. Nhưng chi phí của một quả bom tấn như vậy là quá cao; ví dụ, chi phí của loại bom 1.500 kg lên tới 50 triệu rúp.
Nếu 10 quả bom như vậy được sử dụng, chi phí sẽ lên tới 500 triệu rúp. Ngay cả khi đường hầm có thể bị đánh sập hoàn toàn, chi phí sẽ quá cao. Vậy quân đội Nga nên đối phó với lối đi ngầm như thế nào? Có hai loại là bom xuyên và pháo nhiệt áp TOS-1A, có lẽ là vũ khí tốt nhất để tấn công các đường hầm.
Pháo nhiệt áp có thể nhanh chóng làm cạn oxy ở dưới đường hầm. Hơn nữa, sóng nổ do một loạt TOS-1A tạo thành, có thể bao phủ một lúc 40.000 mét vuông, rất thích hợp để tấn công quân đội Ukraine trong các công sự dưới lòng đất. Gần đây, quân đội Nga đã đưa "sát thủ lớn" này vào chiến trường Bakhmut và hiệu quả rất tốt.
Bom xuyên đất cũng đóng một vai trò nhất định, loại bom này đã phá hủy tòa nhà văn phòng thuế Ba Lan và lối đi ngầm nơi quân đội Ukraine đóng quân chỉ bằng một đòn công kích; khiến quân phòng thủ Ukraine ban đầu định thoát ra khỏi vòng vây, nhưng cuối cùng phải quay trở lại cố thủ bên trong vòng vây.
Nhưng việc quân Ukraine tiếp tục trốn dưới lòng đất không còn là một lựa chọn an toàn nữa; bởi việc dùng bom hạng nặng có điều khiển của quân đội Nga với bất kể chi phí nào, thì một ngày nào đó quân đội Ukraine sẽ không còn chỗ để ẩn nấp.
Còn việc đối phó với vũ khí nhiệt áp không hề là chuyện dễ dàng. Quân đội Ukraine có tinh thần kiên cường bám trụ, nhưng một khi quân Nga với bất kể giá nào, sử dụng bom hạng nặng và pháo nhiệt áp, cho dù quân Ukraine cố gắng kiên trì thêm hai tuần nữa, cũng thực sự không dễ dàng.
Hơn nữa, quân đội Ukraine đã mất gần 20.000 quân tại Bakhmut; vậy họ có thực sự cần thiết phải cố thủ ở “chiến trường tử thần” này hay không, khi các phương án tác chiến hiện nay của quân đội Ukraine đã bị Nga "bắt bài"?
Những kế hoạch tác chiến này của Ukraine đã được đăng trực tiếp trên mạng xã hội; mặc dù quân đội Mỹ đã vội vàng, cố gắng tìm ra kẻ làm lộ tin và xóa tất cả thông tin trên Internet, nhưng rõ ràng là không thể, bởi sức lan truyền quá nhanh của mạng xã hội.
Cho dù quân đội Nga có tin vào kế hoạch này hay không, thì điều đó cũng sẽ không tốt cho quân đội Ukraine; bởi vì Ukraine, Mỹ và phương Tây đã có sự tích lũy lực lượng, lên kế hoạch tác chiến; nhưng Quân đội Nga chắc chắn đã có sự chuẩn bị tương ứng, nên quân đội Ukraine sẽ khó phản công bất ngờ.
Trong khi đó, để tiêu tấn công Nga đã tràn ngập vào trong các khu vực đô thị của Bakhmut, Quân đội Ukraine lần đầu tiên đưa hệ thống tên lửa phóng loạt cơ động cao HIMARS mà Mỹ viện trợ, vào chiến trường Bakhmut.
Quân đội Ukraine rõ ràng là đã tính toán, muốn đưa quân đội Nga vào khu đô thị và cho nổ tung từng tòa nhà một; bởi vì tọa độ của từng ngôi nhà ở đây đã được Quân đội Ukraine đánh dấu. Quân đội Nga vào tòa nhà và tận dụng để nghỉ ngơi, tức là họ đang "dạo chơi trong những tòa nhà tử thần".
Tuy nhiên, điều đáng bàn ở đây là liệu quân đội Ukraine có sẵn sàng lãng phí nhiều tên lửa quý giá này ở Bakhmut, một thành phố nhỏ đã không có ý nghĩa chiến lược; thay vì để sử dụng trên một chiến trường phản công trong tương lai hay không?
Ukraine sử dụng tên lửa HIMARS như một vũ khí chiến lược, nhưng để thực sự bao phủ Bakhmut, họ không nên sử dụng loại vũ khí này. Lý do là các tòa nhà ở Bakhmut tương đối kiên cố, trong khi đó, sức công phá đạn dẫn đường M31 của HIMARS tương đối hạn chế và chắc chắn quân Nga sẽ không dồn lực lượng vào một tòa nhà để quân Ukraine tiêu diệt.
Vì số lượng ít nên quân đội Ukraine luôn sử dụng HIMARS như một loại vũ khí gần như là vũ khí tầm xa chính xác duy nhất để phá hủy các kho hậu cần của quân đội Nga, nhằm mục đích cắt đứt nguồn năng lực tấn công của Nga.
Mặc dù Nga tuyên bố đã có đã phá hủy vô số bệ phóng HIMARS, thậm chí nhiều hơn số 38 bệ phóng mà Mỹ đã cung cấp cho Ukraine; nhưng trên thực tế, khó xác định bao nhiêu bệ phóng HIMARS bị phá hủy. Tuy nhiên, thời gian triển khai và bắn của HIMARS cũng không được quá 2~3 phút, nếu không rút nhanh, phản ứng của quân Nga sẽ đến ngay lập tức.