Trong bối cảnh căng thẳng cao độ giữa NATO và Nga ở Đông Âu, đặc biệt là tập trung xung quanh Belarus và Ukraine, Mỹ đã bắt đầu xem xét chuyển giao hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) để củng cố cho Quân đội Ukraine.Điều này được đưa ra sau khi chính quyền Kiev yêu cầu Mỹ triển khai hệ thống THAAD tới lãnh thổ của mình, vào ngày 7/2 vừa qua. Các hệ thống này được cho là sẽ được triển khai gần Kharkov trên lãnh thổ Ukraine, cùng với các radar AN/TPY-2 có thể phát hiện mục tiêu tới 1.000km vào lãnh thổ Nga.Trước đó Mỹ đã triển khai hệ thống THAAD tới Hàn Quốc vào năm 2016, cho phép các lực lượng Mỹ vận hành chúng phát hiện các mục tiêu sâu trong lãnh thổ của Trung Quốc và Nga bằng các cảm biến hiện đại, điều này cũng vấp phải sự phản ứng gay gắt từ cả phía 2 quốc gia trên.Hệ thống THAAD lần đầu tiên được đưa vào trang bị trong Quân đội Mỹ là năm 2008, sau quá trình phát triển kéo dài hơn 20 năm. THAAD được sử dụng trong chiến đấu lần đầu tiên vào tháng 1/2022, khi hệ thống đã đánh chặn một tên lửa đạn đạo do quân nổi dậy của Liên quân Yemen Ansurullah nhắm vào lãnh thổ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.Nhiều hệ thống phòng thủ THAAD đã được triển khai đến UAE, Hàn Quốc, Israel và Romania. Trong khi Nga phản đối việc xây dựng các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu, đặc biệt là trên lãnh thổ của các quốc gia thuộc Khối Warszawa do Moscow đứng đầu trước đây.Chính quyền Nga cho rằng hành động này của Mỹ có thể làm xói mòn những thỏa thuận về vũ khí tên lửa chiến lược từ thời Liên Xô. Việc triển khai các hệ thống như THAAD ở Ukraine được coi là mối đe dọa nguy hiểm đối với an ninh của Nga.Giống như việc triển khai tới Hàn Quốc, THAAD sẽ gây ra đe dọa không phải vì khả năng bảo vệ các mục tiêu của hệ thống, mà chủ yếu là vì các cảm biến của THAAD có thể cung cấp thông tin báo hiệu về các vụ phóng tên lửa trên phần lớn lãnh thổ nước Nga, cho các phương tiện phòng thủ tên lửa khác của NATO, bao gồm hệ thống hải quân và vũ trụ.Tên lửa đạn đạo của Nga, bao gồm cả các bệ phóng tên lửa siêu thanh sẽ dễ bị theo dõi và dễ bị nhắm mục tiêu, nhất là khi tên lửa đang bay lên ở giai đoạn đầu với tốc độ thấp.Mặc dù việc triển khai các hệ thống THAAD có khả năng cải thiện đáng kể khả năng phòng thủ tên lửa chiến lược của Mỹ, nhưng lợi ích của hệ thống này đối với việc bảo vệ chính Ukraine vẫn còn nhiều nghi vấn.Khả năng chuyên môn hóa cực cao của THAAD khiến hệ thống này gần như không có khả năng phòng thủ trước máy bay cũng như tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo bay thấp.Điều này nghĩa là nếu THAAD được triển khai gần biên giới Nga, thì các cuộc tấn công của Nga bằng tên lửa đạn đạo Iskander, tên lửa siêu thanh Kinzhal hoặc trực thăng tấn công Ka-52 cũng sẽ khiến hệ thống bị vô hiệu hóa nhanh chóng.Ukraine thiếu lực lượng không quân và mạng lưới phòng không hiện đại, điều này cũng hạn chế khả năng bảo vệ hệ thống THAAD trên lãnh thổ của đất nước.Tuy nhiên nếu có sự xuất hiện của nhân viên Mỹ, thì THAAD có thể tác động đến sự cân bằng quyền lực giữa Ukraine và Nga. Bản thân THAAD sẽ vẫn dễ bị tổn thương nếu không có thêm các vũ khí khác của Mỹ bảo vệ, thì sự hiện diện của các nhân viên Mỹ sẽ khiến Nga phải dè chừng khi hành động để tránh một cuộc đối đầu.Việc triển khai THAAD cũng sẽ gây ra rủi ro cho Mỹ, vì nếu xung đột xảy ra, Washington sẽ cần phải đưa ra quyết định cứng rắn về việc có sử dụng hệ thống này hay không, hay nhanh chóng sơ tán nó khỏi Ukraine để ngăn hệ thống rơi vào tay Nga.Nếu việc triển khai THAAD thành hiện thực, sự hiện diện của các hệ thống tên lửa tầm cao này được cho là sẽ làm tăng thêm sự phức tạp đáng kể cho tình thế đối đầu giữa Nga và Ukraine, đồng thời có thể gây ra cả mối đe dọa và cơ hội tiềm tàng cho Nga. Nguồn ảnh: Armies.
Trong bối cảnh căng thẳng cao độ giữa NATO và Nga ở Đông Âu, đặc biệt là tập trung xung quanh Belarus và Ukraine, Mỹ đã bắt đầu xem xét chuyển giao hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) để củng cố cho Quân đội Ukraine.
Điều này được đưa ra sau khi chính quyền Kiev yêu cầu Mỹ triển khai hệ thống THAAD tới lãnh thổ của mình, vào ngày 7/2 vừa qua. Các hệ thống này được cho là sẽ được triển khai gần Kharkov trên lãnh thổ Ukraine, cùng với các radar AN/TPY-2 có thể phát hiện mục tiêu tới 1.000km vào lãnh thổ Nga.
Trước đó Mỹ đã triển khai hệ thống THAAD tới Hàn Quốc vào năm 2016, cho phép các lực lượng Mỹ vận hành chúng phát hiện các mục tiêu sâu trong lãnh thổ của Trung Quốc và Nga bằng các cảm biến hiện đại, điều này cũng vấp phải sự phản ứng gay gắt từ cả phía 2 quốc gia trên.
Hệ thống THAAD lần đầu tiên được đưa vào trang bị trong Quân đội Mỹ là năm 2008, sau quá trình phát triển kéo dài hơn 20 năm. THAAD được sử dụng trong chiến đấu lần đầu tiên vào tháng 1/2022, khi hệ thống đã đánh chặn một tên lửa đạn đạo do quân nổi dậy của Liên quân Yemen Ansurullah nhắm vào lãnh thổ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Nhiều hệ thống phòng thủ THAAD đã được triển khai đến UAE, Hàn Quốc, Israel và Romania. Trong khi Nga phản đối việc xây dựng các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu, đặc biệt là trên lãnh thổ của các quốc gia thuộc Khối Warszawa do Moscow đứng đầu trước đây.
Chính quyền Nga cho rằng hành động này của Mỹ có thể làm xói mòn những thỏa thuận về vũ khí tên lửa chiến lược từ thời Liên Xô. Việc triển khai các hệ thống như THAAD ở Ukraine được coi là mối đe dọa nguy hiểm đối với an ninh của Nga.
Giống như việc triển khai tới Hàn Quốc, THAAD sẽ gây ra đe dọa không phải vì khả năng bảo vệ các mục tiêu của hệ thống, mà chủ yếu là vì các cảm biến của THAAD có thể cung cấp thông tin báo hiệu về các vụ phóng tên lửa trên phần lớn lãnh thổ nước Nga, cho các phương tiện phòng thủ tên lửa khác của NATO, bao gồm hệ thống hải quân và vũ trụ.
Tên lửa đạn đạo của Nga, bao gồm cả các bệ phóng tên lửa siêu thanh sẽ dễ bị theo dõi và dễ bị nhắm mục tiêu, nhất là khi tên lửa đang bay lên ở giai đoạn đầu với tốc độ thấp.
Mặc dù việc triển khai các hệ thống THAAD có khả năng cải thiện đáng kể khả năng phòng thủ tên lửa chiến lược của Mỹ, nhưng lợi ích của hệ thống này đối với việc bảo vệ chính Ukraine vẫn còn nhiều nghi vấn.
Khả năng chuyên môn hóa cực cao của THAAD khiến hệ thống này gần như không có khả năng phòng thủ trước máy bay cũng như tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo bay thấp.
Điều này nghĩa là nếu THAAD được triển khai gần biên giới Nga, thì các cuộc tấn công của Nga bằng tên lửa đạn đạo Iskander, tên lửa siêu thanh Kinzhal hoặc trực thăng tấn công Ka-52 cũng sẽ khiến hệ thống bị vô hiệu hóa nhanh chóng.
Ukraine thiếu lực lượng không quân và mạng lưới phòng không hiện đại, điều này cũng hạn chế khả năng bảo vệ hệ thống THAAD trên lãnh thổ của đất nước.
Tuy nhiên nếu có sự xuất hiện của nhân viên Mỹ, thì THAAD có thể tác động đến sự cân bằng quyền lực giữa Ukraine và Nga. Bản thân THAAD sẽ vẫn dễ bị tổn thương nếu không có thêm các vũ khí khác của Mỹ bảo vệ, thì sự hiện diện của các nhân viên Mỹ sẽ khiến Nga phải dè chừng khi hành động để tránh một cuộc đối đầu.
Việc triển khai THAAD cũng sẽ gây ra rủi ro cho Mỹ, vì nếu xung đột xảy ra, Washington sẽ cần phải đưa ra quyết định cứng rắn về việc có sử dụng hệ thống này hay không, hay nhanh chóng sơ tán nó khỏi Ukraine để ngăn hệ thống rơi vào tay Nga.
Nếu việc triển khai THAAD thành hiện thực, sự hiện diện của các hệ thống tên lửa tầm cao này được cho là sẽ làm tăng thêm sự phức tạp đáng kể cho tình thế đối đầu giữa Nga và Ukraine, đồng thời có thể gây ra cả mối đe dọa và cơ hội tiềm tàng cho Nga. Nguồn ảnh: Armies.