Trong những năm trở lại gần đây các quân binh chủng trong Quân đội ta bắt đầu được trang bị rộng rãi cho các mẫu máy bay trinh sát không người lái (UAV), từ các đơn vị hải quân, lục quân, cảnh sát biển và mới đây nhất là lực lượng biên phòng. Điểm khá tương đồng trong các mẫu UAV mà quân đội ta sử dụng hiện tại đều là các mẫu phương tiện bay cỡ nhỏ và có thể dễ dàng triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau. Nguồn ảnh: Cảnh Sát Việt Nam.Theo đó trong phóng sự “Sôi nổi ra quân huấn luyện năm 2019” được đăng tải trên báo Biên Phòng, trong những thiết bị, mô hình phục vụ cho công tác huấn luyện năm 2019 của Bộ đội Biên phòng bất ngờ có sự xuất hiện của một mẫu máy bay không người lái cỡ nhỏ (SUAV), giành cho nhiệm vụ trinh sát tầm gần. Hình ảnh Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tham quan khu trưng bày vật chất, mô hình phục vụ huấn luyện năm 2019. Nguồn ảnh: Trần Đức.Dựa trên hình ảnh về mẫu máy bay này thì nó có thiết kế tương tự như mẫu máy bay không người lái SUAV khá nổi tiếng của Quân đội Mỹ là RQ-11 Raven, được thiết kế giành riêng cho nhiệm vụ trinh sát chiến trường, với kích thước nhỏ gọn dễ dàng trong triển khai, vận hành cũng như thu hồi. Đây cũng là mẫu SUAV thứ ba của Việt Nam sau ScanEagle và Orbiter 2. Nguồn ảnh: Wikipedia.Dù có nhiều điểm tương đồng với RQ-11 Raven, thế nhưng mẫu SUAV của Bộ đội Biên phòng Việt Nam vẫn có những điểm khác biệt trong thiết kế, nhất là phần thân của máy bay, bên cạnh đó nó còn có một ăng-ten truyền dữ liệu, bộ phận mà RQ-11 không hề có. Nguồn ảnh: Wikipedia.Ở thời điểm hiện tại rất khó xác định thông tin về mẫu SUAV này khi trên thế giới có khá nhiều quốc gia sản xuất các UAV tương tự RQ-11 Raven của Mỹ. Và cũng không loại trừ khả năng đây là mẫu máy bay trinh sát không người lái do trong nước tự chế tạo dựa trên thiết kế của RQ-11. Nguồn ảnh: Wikipedia.Theo đó nếu sử dụng RQ-11 Raven làm khuôn mẫu để chế tạo, thì mẫu SUAV của Bộ đội Biên phòng sẽ có trọng lượng từ 1,5-2kg, máy bay có sải cánh hơn 1.5m, dài gần 1m và sử dụng động cơ cánh quạt chạy bằng pin năng lượng. Bên cạnh đó máy bay này cũng sẽ được trang bị một thiết bị ghi và truyền dữ liệu hình ảnh có khả năng quan sát góc rộng. Nguồn ảnh: Wikipedia.Với các dòng SUAV, tốc độ bay trung bình của chúng trên 30km/h, với tầm hoạt động khoảng 10km. Với kích thước nhỏ gọn và được phóng đi bằng tay thì pin năng lượng những mẫu SUAV này có thể mang theo không nhiều, thời gian hoạt động chỉ từ 60-90 phút tùy điều kiện. Nguồn ảnh: Wikipedia.Theo tiêu chuẩn của Quân đội Mỹ, vỏ của RQ-11 Raven được làm từ sợi Kevlar, vật liệu được sử dụng trong mũ và áo chống đạn cho binh sĩ. Loại vật liệu này giúp máy bay nhẹ và bền bỉ hơn trên chiến trường, nhất là khi nó không được trang bị dù hãm tốc khi hạ cánh. Nguồn ảnh: Wikipedia.Nếu mẫu SUAV Bộ đội Biên phòng mới được trang bị là do Việt Nam tự chế tạo thì đây sẽ là bước tiến lớn đối với ngành công nghiệp quốc phòng trong nước, khi chúng ta đã có thể tự chủ công nghệ sản xuất được các thiết bị, khí tài công nghệ cao và tinh vi, sử dụng chúng cho nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu ở các quân binh chủng. Nguồn ảnh: vtx.vn.Bên cạnh đó với mẫu máy bay trinh sát không người lái mới, chúng ta cũng tin tưởng rằng lực lượng Biên phòng Việt Nam sẽ hoàn thành xuất sắc vai trò nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Nguồn ảnh: Wikipedia.Mời độc giả xem video: UAV quân sự Việt Nam có gì đặc biệt? (nguồn QPVN)
Trong những năm trở lại gần đây các quân binh chủng trong Quân đội ta bắt đầu được trang bị rộng rãi cho các mẫu máy bay trinh sát không người lái (UAV), từ các đơn vị hải quân, lục quân, cảnh sát biển và mới đây nhất là lực lượng biên phòng. Điểm khá tương đồng trong các mẫu UAV mà quân đội ta sử dụng hiện tại đều là các mẫu phương tiện bay cỡ nhỏ và có thể dễ dàng triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau. Nguồn ảnh: Cảnh Sát Việt Nam.
Theo đó trong phóng sự “Sôi nổi ra quân huấn luyện năm 2019” được đăng tải trên báo Biên Phòng, trong những thiết bị, mô hình phục vụ cho công tác huấn luyện năm 2019 của Bộ đội Biên phòng bất ngờ có sự xuất hiện của một mẫu máy bay không người lái cỡ nhỏ (SUAV), giành cho nhiệm vụ trinh sát tầm gần. Hình ảnh Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tham quan khu trưng bày vật chất, mô hình phục vụ huấn luyện năm 2019. Nguồn ảnh: Trần Đức.
Dựa trên hình ảnh về mẫu máy bay này thì nó có thiết kế tương tự như mẫu máy bay không người lái SUAV khá nổi tiếng của Quân đội Mỹ là RQ-11 Raven, được thiết kế giành riêng cho nhiệm vụ trinh sát chiến trường, với kích thước nhỏ gọn dễ dàng trong triển khai, vận hành cũng như thu hồi. Đây cũng là mẫu SUAV thứ ba của Việt Nam sau ScanEagle và Orbiter 2. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Dù có nhiều điểm tương đồng với RQ-11 Raven, thế nhưng mẫu SUAV của Bộ đội Biên phòng Việt Nam vẫn có những điểm khác biệt trong thiết kế, nhất là phần thân của máy bay, bên cạnh đó nó còn có một ăng-ten truyền dữ liệu, bộ phận mà RQ-11 không hề có. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Ở thời điểm hiện tại rất khó xác định thông tin về mẫu SUAV này khi trên thế giới có khá nhiều quốc gia sản xuất các UAV tương tự RQ-11 Raven của Mỹ. Và cũng không loại trừ khả năng đây là mẫu máy bay trinh sát không người lái do trong nước tự chế tạo dựa trên thiết kế của RQ-11. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Theo đó nếu sử dụng RQ-11 Raven làm khuôn mẫu để chế tạo, thì mẫu SUAV của Bộ đội Biên phòng sẽ có trọng lượng từ 1,5-2kg, máy bay có sải cánh hơn 1.5m, dài gần 1m và sử dụng động cơ cánh quạt chạy bằng pin năng lượng. Bên cạnh đó máy bay này cũng sẽ được trang bị một thiết bị ghi và truyền dữ liệu hình ảnh có khả năng quan sát góc rộng. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Với các dòng SUAV, tốc độ bay trung bình của chúng trên 30km/h, với tầm hoạt động khoảng 10km. Với kích thước nhỏ gọn và được phóng đi bằng tay thì pin năng lượng những mẫu SUAV này có thể mang theo không nhiều, thời gian hoạt động chỉ từ 60-90 phút tùy điều kiện. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Theo tiêu chuẩn của Quân đội Mỹ, vỏ của RQ-11 Raven được làm từ sợi Kevlar, vật liệu được sử dụng trong mũ và áo chống đạn cho binh sĩ. Loại vật liệu này giúp máy bay nhẹ và bền bỉ hơn trên chiến trường, nhất là khi nó không được trang bị dù hãm tốc khi hạ cánh. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Nếu mẫu SUAV Bộ đội Biên phòng mới được trang bị là do Việt Nam tự chế tạo thì đây sẽ là bước tiến lớn đối với ngành công nghiệp quốc phòng trong nước, khi chúng ta đã có thể tự chủ công nghệ sản xuất được các thiết bị, khí tài công nghệ cao và tinh vi, sử dụng chúng cho nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu ở các quân binh chủng. Nguồn ảnh: vtx.vn.
Bên cạnh đó với mẫu máy bay trinh sát không người lái mới, chúng ta cũng tin tưởng rằng lực lượng Biên phòng Việt Nam sẽ hoàn thành xuất sắc vai trò nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Mời độc giả xem video: UAV quân sự Việt Nam có gì đặc biệt? (nguồn QPVN)