Trong phóng sự “Theo chân người lính tăng” trên kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam, khán giả truyền hình lần đầu tiên có dịp cùng những người lính xe tăng Việt Nam khám phá “nội thất” bên trong một chiếc xe tăng T-54/55 - "nắm đấm thép" của Binh chủng Tăng - Thiết giáp. Nguồn ảnh: QPVN.Phóng sự trên được thực hiện tại Trường Trung cấp Kỹ thuật Tăng – Thiết giáp, “cái nôi” đào tạo ra kíp xe tăng nói riêng và tăng – thiết giáp nói chung cho binh chủng. Và để trở thành một lính xe tăng thực sự thì mỗi người lính phải trải qua quá trình huấn luyện nghiêm ngặt, chặt chẽ, với cường độ học tập và rèn luyện cao. Nguồn ảnh: QPVN.Theo đó sức khỏe dẻo dai, trình độ kỹ thuật thuần thục, phối hợp nhịp nhàng với các thành viên trong toàn kíp điều khiển cỗ xe hạng nặng tác chiến trên mọi điều kiện ngoại hình, thời tiết ngày đêm. Đó là những tố chất cần có của một người lính lái xe tăng. Nguồn ảnh: QPVN.Những học viên trường Trung Cấp Kĩ Thuật Tăng Thiết Giáp đã và đang vượt qua những thử thách, hoàn thiện hơn nữa trình độ chiến thuật để trở thành những người lính thép của Binh chủng Tăng Thiết Giáp, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống. Trong ảnh là vị trí của nạp đạn bên trong xe tăng T-54/55. Nguồn ảnh: QPVN.Hiện tại, các xe tăng T-54/55 là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam, bên cạnh đó chúng còn có các xe tăng T-62, T-90S/SK với số lượng khá hạn chế. Do đó khung đào tạo lính xe tăng Việt Nam hiện tại gần như tập trung vào hai dòng xe tăng là T-54/55 và xe tăng lội nước PT-76. Nguồn ảnh: QPVN.Đối với dòng xe tăng T-54/55 kíp xe đòi hỏi 4 thành viên gồm trưởng xe, lái xe, pháo thủ và nạp đạn. Trong đó trưởng xe là người chỉ huy toàn kíp xe, nắm toàn bộ nội dung công việc của kíp xe, ra hiệu lệnh cho các vị trí còn lại của xe vận hành và tìm mục tiêu khi chiến đấu. Nguồn ảnh: QPVN.Theo trưởng xe được xem như là hạt nhân trung tâm gắn kết giữa bốn thành viên kíp xe, từ đó phối hợp với nhau nhịp nhàng, hiệp đồng chặt chẽ gắn kết nhau. Mỗi người, mỗi nhiệm vụ đồng tâm hiệp lực, hiểu ý lẫn nhau thì kíp xe mới hoạt động hiệu quả. Trong ảnh là vị trí của lái xe bên trong xe tăng T-54/55, vị trí này nằm tách biệt với các thành viên còn lại trên xe. Nguồn ảnh: QPVN.Trong ảnh là vị trí trưởng xe trên T-54/55 được bố trí phía bên trái của tháp pháo, ngồi ngay trên vị trí của pháo thủ. Ở vị trí trưởng xe được trang bị kính tiềm vọng cho phép người chỉ huy quan sát tầm xa và một phần xung quanh xe tăng. Nguồn ảnh: QPVN.Ngồi ngay phía dưới trưởng xe chính là pháo thủ, người có nhiệm vụ điều khiển khẩu pháo 100mm D-10T hỏa lực chính trên T-54/55. Nguồn ảnh: QPVN.Ở vị trí này pháo thủ cũng được trang bị kính ngắm với 2 chế độ phóng đại 3,5x và 7x. Sau năm 1960, hầu hết các xe tăng T-54/55 do Liên Xô chế tạo, vị trí trưởng xe và pháo thủ đều được trang bị kính nhìn đêm. Nguồn ảnh: QPVN.Thông qua thiết bị liên lạc, trưởng xe có thể dễ dàng ra hiệu lệnh cho toàn bộ thành viên kíp xe. Hiện tại các thiết bị liên lạc vô tuyến và nội bộ trên các dòng xe tăng T-54/55 và PT-76 đều đã được nội địa, với các tính năng vượt trội hơn hẳn so với các thiết bị do nước ngoài chế tạo. Nguồn ảnh: QPVN.Ở góc ảnh này ta có thể thấy rõ vị trí ngồi của trưởng xe và pháo thủ trên trên xe tăng T-54/55. Nguồn ảnh: QPVN.Ngay cạnh vị trí của pháo thủ chính là nạp đạn kiêm xạ thủ súng máy. Khoang chứa đạn trên T-54/55 có thể mang theo tối đa 43 đạn pháo 100mm. Ít người biết rằng dù được phát triển từ những năm 1950, thế nhưng xe tăng T-54/55 vẫn có khả năng bắn đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng APDS và cả APFSDS. Nguồn ảnh: QPVN.Vị trí nạp đạn trên T-54/55, tốc độ bắn trung bình của pháo D-10T là 7 phát/phút khi xe đứng yên và 4 phát/phút khi xe di chuyển. Nguồn ảnh: QPVN.Tầm bắn hiệu quả của pháo D-10T là 100-3000m tùy thuộc vào từng loại đạn khác nhau. Nguồn ảnh: QPVN.Khoảnh khắc xe tăng T-54/55 khai hỏa. Nguồn ảnh: QPVN.Mời độc giả xem video: Những cỗ xe tăng 50 năm vẫn dùng tốt tại Lữ đoàn 203. (nguồn QPVN)
Trong phóng sự “Theo chân người lính tăng” trên kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam, khán giả truyền hình lần đầu tiên có dịp cùng những người lính xe tăng Việt Nam khám phá “nội thất” bên trong một chiếc xe tăng T-54/55 - "nắm đấm thép" của Binh chủng Tăng - Thiết giáp. Nguồn ảnh: QPVN.
Phóng sự trên được thực hiện tại Trường Trung cấp Kỹ thuật Tăng – Thiết giáp, “cái nôi” đào tạo ra kíp xe tăng nói riêng và tăng – thiết giáp nói chung cho binh chủng. Và để trở thành một lính xe tăng thực sự thì mỗi người lính phải trải qua quá trình huấn luyện nghiêm ngặt, chặt chẽ, với cường độ học tập và rèn luyện cao. Nguồn ảnh: QPVN.
Theo đó sức khỏe dẻo dai, trình độ kỹ thuật thuần thục, phối hợp nhịp nhàng với các thành viên trong toàn kíp điều khiển cỗ xe hạng nặng tác chiến trên mọi điều kiện ngoại hình, thời tiết ngày đêm. Đó là những tố chất cần có của một người lính lái xe tăng. Nguồn ảnh: QPVN.
Những học viên trường Trung Cấp Kĩ Thuật Tăng Thiết Giáp đã và đang vượt qua những thử thách, hoàn thiện hơn nữa trình độ chiến thuật để trở thành những người lính thép của Binh chủng Tăng Thiết Giáp, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống. Trong ảnh là vị trí của nạp đạn bên trong xe tăng T-54/55. Nguồn ảnh: QPVN.
Hiện tại, các xe tăng T-54/55 là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam, bên cạnh đó chúng còn có các xe tăng T-62, T-90S/SK với số lượng khá hạn chế. Do đó khung đào tạo lính xe tăng Việt Nam hiện tại gần như tập trung vào hai dòng xe tăng là T-54/55 và xe tăng lội nước PT-76. Nguồn ảnh: QPVN.
Đối với dòng xe tăng T-54/55 kíp xe đòi hỏi 4 thành viên gồm trưởng xe, lái xe, pháo thủ và nạp đạn. Trong đó trưởng xe là người chỉ huy toàn kíp xe, nắm toàn bộ nội dung công việc của kíp xe, ra hiệu lệnh cho các vị trí còn lại của xe vận hành và tìm mục tiêu khi chiến đấu. Nguồn ảnh: QPVN.
Theo trưởng xe được xem như là hạt nhân trung tâm gắn kết giữa bốn thành viên kíp xe, từ đó phối hợp với nhau nhịp nhàng, hiệp đồng chặt chẽ gắn kết nhau. Mỗi người, mỗi nhiệm vụ đồng tâm hiệp lực, hiểu ý lẫn nhau thì kíp xe mới hoạt động hiệu quả. Trong ảnh là vị trí của lái xe bên trong xe tăng T-54/55, vị trí này nằm tách biệt với các thành viên còn lại trên xe. Nguồn ảnh: QPVN.
Trong ảnh là vị trí trưởng xe trên T-54/55 được bố trí phía bên trái của tháp pháo, ngồi ngay trên vị trí của pháo thủ. Ở vị trí trưởng xe được trang bị kính tiềm vọng cho phép người chỉ huy quan sát tầm xa và một phần xung quanh xe tăng. Nguồn ảnh: QPVN.
Ngồi ngay phía dưới trưởng xe chính là pháo thủ, người có nhiệm vụ điều khiển khẩu pháo 100mm D-10T hỏa lực chính trên T-54/55. Nguồn ảnh: QPVN.
Ở vị trí này pháo thủ cũng được trang bị kính ngắm với 2 chế độ phóng đại 3,5x và 7x. Sau năm 1960, hầu hết các xe tăng T-54/55 do Liên Xô chế tạo, vị trí trưởng xe và pháo thủ đều được trang bị kính nhìn đêm. Nguồn ảnh: QPVN.
Thông qua thiết bị liên lạc, trưởng xe có thể dễ dàng ra hiệu lệnh cho toàn bộ thành viên kíp xe. Hiện tại các thiết bị liên lạc vô tuyến và nội bộ trên các dòng xe tăng T-54/55 và PT-76 đều đã được nội địa, với các tính năng vượt trội hơn hẳn so với các thiết bị do nước ngoài chế tạo. Nguồn ảnh: QPVN.
Ở góc ảnh này ta có thể thấy rõ vị trí ngồi của trưởng xe và pháo thủ trên trên xe tăng T-54/55. Nguồn ảnh: QPVN.
Ngay cạnh vị trí của pháo thủ chính là nạp đạn kiêm xạ thủ súng máy. Khoang chứa đạn trên T-54/55 có thể mang theo tối đa 43 đạn pháo 100mm. Ít người biết rằng dù được phát triển từ những năm 1950, thế nhưng xe tăng T-54/55 vẫn có khả năng bắn đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng APDS và cả APFSDS. Nguồn ảnh: QPVN.
Vị trí nạp đạn trên T-54/55, tốc độ bắn trung bình của pháo D-10T là 7 phát/phút khi xe đứng yên và 4 phát/phút khi xe di chuyển. Nguồn ảnh: QPVN.
Tầm bắn hiệu quả của pháo D-10T là 100-3000m tùy thuộc vào từng loại đạn khác nhau. Nguồn ảnh: QPVN.
Khoảnh khắc xe tăng T-54/55 khai hỏa. Nguồn ảnh: QPVN.
Mời độc giả xem video: Những cỗ xe tăng 50 năm vẫn dùng tốt tại Lữ đoàn 203. (nguồn QPVN)