AK-630 (hoặc AK-630M) là tổ hợp pháo phòng thủ tầm gần (CIWS) được trang bị trên nhiều tàu chiến hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam như: tàu pháo Project 10412 Svetlyak, TT-400TP; tàu tên lửa 1241RE, 12418, BPS-500; tàu hộ vệ Gepard 3.9. Nó được xem là “chốt chặn” cuối cùng chống tên lửa hành trình, máy bay chiến đấu ở tầm thấp, tầm trung. Nguồn ảnh: Kênh QPVNAK-630/630M là sản phẩm hợp tác của rất nhiều cơ sở, viện nghiên cứu toàn nước Nga (như Cục thiết kế KBP phát triển pháo; Zavod Topar phát triển radar dẫn bắn). Nó được thiết kế chủ yếu để bảo vệ tàu chiến trước các loại tên lửa hành trình chống hạm và các loại vũ khí chính xác cao khác. Mặc dù vậy, nó có thể chống lại được cả máy bay, trực thăng, tàu bè cỡ nhỏ, mục tiêu ven biển và thủy lôi. Nguồn ảnh: Kênh QPVNPháo có cơ cấu xoay với 6 nòng được làm mát liên tục bằng nước, hộp tiếp đạn dạng băng tự động và một cơ cấu khóa nòng cơ khí để nạp đạn và hất vỏ đạn sau khi bắn. Tốc độ bắn của pháo AK-630 và AK-630M khoảng 5.000 đến 6.000 viên/phút. Tầm bắn hiệu quả với mục tiêu trên không là 4.000m, mục tiêu mặt nước là 5.000m, tầm bắn tối đa có thể đến 5.000 (đạn bay hết quãng đường sẽ tự hủy). Nguồn ảnh: Kênh QPVNĐể phục vụ cho nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập, hằng năm chúng ta phải tiêu thụ một lượng lớn đạn 30mm nhập khẩu, tốn kém một lượng lớn ngân sách của Nhà nước. Nguồn ảnh: Kênh QPVNĐể giải quyết vấn đề tự sản xuất đạn 30mm cho tổ hợp pháo hạm AK-630 trên hàng chục tàu chiến của hải quân, ngay từ năm 2013, Viện Vũ khí (Tổng cục CNQP) đã được Thủ trưởng Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ thực hiện đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế thử đạn pháo hải quân 30mm” và ngay sau đó đã được tiến hành tích cực. Nguồn ảnh: Kênh QPVNTrung tá Ngô Phi Hùng, Phó trưởng phòng Đạn, Viện Vũ khí (Tổng cục CNQP), Chủ nhiệm đề tài chia sẻ với báo Quân đội Nhân dân: Qua khảo sát đạn 30mm kiểu YOF-84 của Nga, các cán bộ của Viện Vũ khí thấy rằng đây là loại đạn được ứng dụng công nghệ mới mà công nghiệp quốc phòng của ta chưa từng áp dụng. Nguồn ảnh: Kênh QPVNTrong đó điển hình như công nghệ nhồi ép thuốc nổ A-IX-2 trực tiếp vào đầu đạn, công nghệ hàn đai dẫn trực tiếp vào thân đạn, công nghệ chế tạo thuốc hỏa thuật cho liều tự hủy của ngòi với thời gian kéo dài từ 13 đến 16 giây, công nghệ chế tạo thuốc phóng thuần hóa, chế tạo bộ lửa điện BLĐ-30 và ngòi CX-30… Nguồn ảnh: Kênh QPVNĐể chế tạo thành công đạn 30mm ĐPST-30, chúng ta phải nghiên cứu thiết kế chế tạo các phần tử chủ yếu như chế tạo đầu đạn, ngòi nổ, liều phóng và bộ lửa điện. Trong đó có thể kể tới một số khâu điển hình mà các cán bộ của Viện Vũ khí đã nghiên cứu thành công như: Công nghệ chế tạo vỏ đầu đạn và vỏ liều bằng phương pháp dập, triển khai thành công trên dây chuyền đạn cao xạ 23mm của Nhà máy Z113 (Tổng cục CNQP). Hoặc việc nhồi thuốc nổ A-IX-2 bằng phương pháp ép trực tiếp… Ảnh: Kiểm tra đạn pháo AK-630 trên mô hình tháp pháo. Nguồn ảnh: Kênh QPVNViệc nghiên cứu, chế tạo thành công đạn 30mm ĐPST-30 cho thấy với khả năng công nghệ của công nghiệp quốc phòng trong nước hoàn toàn có thể chế tạo được loại đạn này mà còn tiến tới nghiên cứu, sản xuất ở cả các loại đạn khác. Nguồn ảnh: Kênh QPVNQua các đợt bắn nghiệm thu với sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng, đề tài “Hoàn thiện thiết kế, xây dựng công nghệ chế tạo đạn pháo hải quân 30mm ĐPST-30” do Viện Vũ khí đảm nhiệm đã thành công. Nguồn ảnh: Kênh QPVNHiện tại, Việt Nam đang hoàn thiện các khâu chuyển giao để chuyển sang chế tạo loạt “O” và sớm đưa vào trang bị cho các đơn vị phục vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Nguồn ảnh: Kênh QPVNNhư vậy, chỉ trong một vài năm nữa, các tàu tên lửa, tàu pháo hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ được dùng đạn pháo “Made in Vietnam” – thật từ hào biết bao. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
AK-630 (hoặc AK-630M) là tổ hợp pháo phòng thủ tầm gần (CIWS) được trang bị trên nhiều tàu chiến hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam như: tàu pháo Project 10412 Svetlyak, TT-400TP; tàu tên lửa 1241RE, 12418, BPS-500; tàu hộ vệ Gepard 3.9. Nó được xem là “chốt chặn” cuối cùng chống tên lửa hành trình, máy bay chiến đấu ở tầm thấp, tầm trung. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
AK-630/630M là sản phẩm hợp tác của rất nhiều cơ sở, viện nghiên cứu toàn nước Nga (như Cục thiết kế KBP phát triển pháo; Zavod Topar phát triển radar dẫn bắn). Nó được thiết kế chủ yếu để bảo vệ tàu chiến trước các loại tên lửa hành trình chống hạm và các loại vũ khí chính xác cao khác. Mặc dù vậy, nó có thể chống lại được cả máy bay, trực thăng, tàu bè cỡ nhỏ, mục tiêu ven biển và thủy lôi. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Pháo có cơ cấu xoay với 6 nòng được làm mát liên tục bằng nước, hộp tiếp đạn dạng băng tự động và một cơ cấu khóa nòng cơ khí để nạp đạn và hất vỏ đạn sau khi bắn. Tốc độ bắn của pháo AK-630 và AK-630M khoảng 5.000 đến 6.000 viên/phút. Tầm bắn hiệu quả với mục tiêu trên không là 4.000m, mục tiêu mặt nước là 5.000m, tầm bắn tối đa có thể đến 5.000 (đạn bay hết quãng đường sẽ tự hủy). Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Để phục vụ cho nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập, hằng năm chúng ta phải tiêu thụ một lượng lớn đạn 30mm nhập khẩu, tốn kém một lượng lớn ngân sách của Nhà nước. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Để giải quyết vấn đề tự sản xuất đạn 30mm cho tổ hợp pháo hạm AK-630 trên hàng chục tàu chiến của hải quân, ngay từ năm 2013, Viện Vũ khí (Tổng cục CNQP) đã được Thủ trưởng Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ thực hiện đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế thử đạn pháo hải quân 30mm” và ngay sau đó đã được tiến hành tích cực. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Trung tá Ngô Phi Hùng, Phó trưởng phòng Đạn, Viện Vũ khí (Tổng cục CNQP), Chủ nhiệm đề tài chia sẻ với báo Quân đội Nhân dân: Qua khảo sát đạn 30mm kiểu YOF-84 của Nga, các cán bộ của Viện Vũ khí thấy rằng đây là loại đạn được ứng dụng công nghệ mới mà công nghiệp quốc phòng của ta chưa từng áp dụng. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Trong đó điển hình như công nghệ nhồi ép thuốc nổ A-IX-2 trực tiếp vào đầu đạn, công nghệ hàn đai dẫn trực tiếp vào thân đạn, công nghệ chế tạo thuốc hỏa thuật cho liều tự hủy của ngòi với thời gian kéo dài từ 13 đến 16 giây, công nghệ chế tạo thuốc phóng thuần hóa, chế tạo bộ lửa điện BLĐ-30 và ngòi CX-30… Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Để chế tạo thành công đạn 30mm ĐPST-30, chúng ta phải nghiên cứu thiết kế chế tạo các phần tử chủ yếu như chế tạo đầu đạn, ngòi nổ, liều phóng và bộ lửa điện. Trong đó có thể kể tới một số khâu điển hình mà các cán bộ của Viện Vũ khí đã nghiên cứu thành công như: Công nghệ chế tạo vỏ đầu đạn và vỏ liều bằng phương pháp dập, triển khai thành công trên dây chuyền đạn cao xạ 23mm của Nhà máy Z113 (Tổng cục CNQP). Hoặc việc nhồi thuốc nổ A-IX-2 bằng phương pháp ép trực tiếp… Ảnh: Kiểm tra đạn pháo AK-630 trên mô hình tháp pháo. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Việc nghiên cứu, chế tạo thành công đạn 30mm ĐPST-30 cho thấy với khả năng công nghệ của công nghiệp quốc phòng trong nước hoàn toàn có thể chế tạo được loại đạn này mà còn tiến tới nghiên cứu, sản xuất ở cả các loại đạn khác. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Qua các đợt bắn nghiệm thu với sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng, đề tài “Hoàn thiện thiết kế, xây dựng công nghệ chế tạo đạn pháo hải quân 30mm ĐPST-30” do Viện Vũ khí đảm nhiệm đã thành công. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Hiện tại, Việt Nam đang hoàn thiện các khâu chuyển giao để chuyển sang chế tạo loạt “O” và sớm đưa vào trang bị cho các đơn vị phục vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Như vậy, chỉ trong một vài năm nữa, các tàu tên lửa, tàu pháo hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ được dùng đạn pháo “Made in Vietnam” – thật từ hào biết bao. Nguồn ảnh: Kênh QPVN