Theo chú thích của Uralvagonzavod, những chiếc T-90S xuất hiện trong quá trình thử nghiệm trên nằm trong lô 12 chiếc T-90 đang được tập đoàn này sản xuất cho Quân đội Nga và dành cho khách hàng nước ngoài vào giữa năm 2017. Và ở thời điểm đó chỉ có duy nhất Việt Nam đặt mua từ Nga cấu hình xe tăng T-90S xuất hiện trong những bức ảnh này. Nguồn ảnh: Uralvagonzavod.Sở dĩ có thể khẳng định đây là những chiếc T-90S Việt Nam là bởi chúng được trang bị đèn nhiễu OTShU- 1-7 thuộc hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1, bên cạnh đó bên hông thân xe cũng không được trang bị giáp phản ứng nổ. Đây là 2 trong nhiều điểm nhận biết giữa những chiếc T-90S của Việt Nam và T-90S của Iraq, khi cả hai nước gần như đặt mua đồng thời số lượng lớn xe tăng T-90S/SK từ Nga. Nguồn ảnh: Uralvagonzavod.Trước đó bên thềm Triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2018, ông Victor Kladov một trong những đại diện của Rostec (Tập đoàn công nghệ nhà nước Nga) tại triển lãm đã tiết lộ rằng, phía Nga mà cụ thể ở đây là Tập đoàn Uralvagonzavod đã chuyển giao phần lớn số xe tăng T-90S và T-90SK cho Việt Nam theo đúng theo đúng tiến độ hợp đồng. Nguồn ảnh: Uralvagonzavod.Và nếu sắp xếp lại chuỗi thời gian giữa hai sự kiện này thì số xe tăng T-90S được Uralvagonzavod thử nghiệm trong đầu năm 2017 rất có thể thuộc về Việt Nam và chúng đã được chuyển giao như lời đại diện của Rostec. Nguồn ảnh: Uralvagonzavod.Tuy nhiên, đại diện của Rostec cũng cho biết, thời hạn cuối cùng của hợp đồng T-90S/SK giữa Việt Nam và Nga là vào năm 2019 tức kéo dài khoảng ba năm kể từ khi nó được ký kết vào năm 2016. Do đó rất có thể vẫn còn một số lượng nhất định T-90 của Việt Nam vẫn đang ở trong các nhà máy của Uralvagonzavod. Nguồn ảnh: Uralvagonzavod.Trong khi đó số xe tăng T-90S/SK mà Quân đội Iraq đặt mua từ Nga đã hoàn tất việc chuyển giao từ tháng 6/2018, với số lượng lên đến 75 chiếc, giá trị ước tính hơn 1 tỷ USD bao gồm cả chi phí dành cho hậu cần và mua sắm đạn dược. Trong ảnh là một chiếc T-90S của Quân đội Iraq, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy chiếc T-90S này không được trang bị đèn gây nhiễu OTShU- 1-7. Nguồn ảnh: Iraq Army.Cận cảnh một chiếc T-90S của Quân đội Iraq với cấu hình khá giống T-90S của Ấn Độ khi xem hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1 là lỗi thời. Nguồn ảnh: Iraq Army.Một điểm nữa để nhận biết T-90S của Iraq là việc bên hông của nó được trang bị thêm một lớp giáp phản ứng nổ và giáp lưới gần hệ thống động cơ. Nguồn ảnh: Iraq Army.Các thông số còn lại của T-90S Iraq đều gần như tương đồng với Việt Nam từ hệ thống trang bị điện tử cho đến hệ thống vũ khí chính và phụ. Nguồn ảnh: Iraq Army.Quay lại với chiếc T-90S của Việt Nam, việc nhận dạng T-90 Việt Nam còn dựa trên màu sơn ngụy trang của chúng khi những chiếc xe tăng này được sơn ngụy trang thiêng về màu xanh lam hơn là màu vàng như trên T-90S của Iraq vốn là màu ngụy trang trên địa hình sa mạc. Nguồn ảnh: ND News.Màu sơn ngụy trang trên T-90S được Uralvagonzavod giới thiệu cũng tương đồng với màu sơn ngụy trang đang được sử dụng trong một số lữ đoàn tăng thiết giáp của Việt Nam từ T-54/55, PT-76 cho đến cả BMP-1. Nguồn ảnh: ND News.Tính tới thời điểm tháng 10/2018 tại nhà máy của UralVagonZavod đã có ít nhất 59 chiếc T-90 được cho là của Việt Nam đã được hoàn thiện trên tổng số 64 chiếc được đặt mua. Tuy vậy hiện vẫn chưa rõ Nga đã chuyển giao cho Việt Nam bao nhiêu chiếc T-90S/SK và số xe tăng này đã về đến Việt Nam hay chưa. Nguồn ảnh: ND News.Mời độc giả xem video: Cận cảnh xe tăng T-90S của Quân đội Iraq. (nguồn Iraq Army)
Theo chú thích của Uralvagonzavod, những chiếc T-90S xuất hiện trong quá trình thử nghiệm trên nằm trong lô 12 chiếc T-90 đang được tập đoàn này sản xuất cho Quân đội Nga và dành cho khách hàng nước ngoài vào giữa năm 2017. Và ở thời điểm đó chỉ có duy nhất Việt Nam đặt mua từ Nga cấu hình xe tăng T-90S xuất hiện trong những bức ảnh này. Nguồn ảnh: Uralvagonzavod.
Sở dĩ có thể khẳng định đây là những chiếc T-90S Việt Nam là bởi chúng được trang bị đèn nhiễu OTShU- 1-7 thuộc hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1, bên cạnh đó bên hông thân xe cũng không được trang bị giáp phản ứng nổ. Đây là 2 trong nhiều điểm nhận biết giữa những chiếc T-90S của Việt Nam và T-90S của Iraq, khi cả hai nước gần như đặt mua đồng thời số lượng lớn xe tăng T-90S/SK từ Nga. Nguồn ảnh: Uralvagonzavod.
Trước đó bên thềm Triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2018, ông Victor Kladov một trong những đại diện của Rostec (Tập đoàn công nghệ nhà nước Nga) tại triển lãm đã tiết lộ rằng, phía Nga mà cụ thể ở đây là Tập đoàn Uralvagonzavod đã chuyển giao phần lớn số xe tăng T-90S và T-90SK cho Việt Nam theo đúng theo đúng tiến độ hợp đồng. Nguồn ảnh: Uralvagonzavod.
Và nếu sắp xếp lại chuỗi thời gian giữa hai sự kiện này thì số xe tăng T-90S được Uralvagonzavod thử nghiệm trong đầu năm 2017 rất có thể thuộc về Việt Nam và chúng đã được chuyển giao như lời đại diện của Rostec. Nguồn ảnh: Uralvagonzavod.
Tuy nhiên, đại diện của Rostec cũng cho biết, thời hạn cuối cùng của hợp đồng T-90S/SK giữa Việt Nam và Nga là vào năm 2019 tức kéo dài khoảng ba năm kể từ khi nó được ký kết vào năm 2016. Do đó rất có thể vẫn còn một số lượng nhất định T-90 của Việt Nam vẫn đang ở trong các nhà máy của Uralvagonzavod. Nguồn ảnh: Uralvagonzavod.
Trong khi đó số xe tăng T-90S/SK mà Quân đội Iraq đặt mua từ Nga đã hoàn tất việc chuyển giao từ tháng 6/2018, với số lượng lên đến 75 chiếc, giá trị ước tính hơn 1 tỷ USD bao gồm cả chi phí dành cho hậu cần và mua sắm đạn dược. Trong ảnh là một chiếc T-90S của Quân đội Iraq, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy chiếc T-90S này không được trang bị đèn gây nhiễu OTShU- 1-7. Nguồn ảnh: Iraq Army.
Cận cảnh một chiếc T-90S của Quân đội Iraq với cấu hình khá giống T-90S của Ấn Độ khi xem hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1 là lỗi thời. Nguồn ảnh: Iraq Army.
Một điểm nữa để nhận biết T-90S của Iraq là việc bên hông của nó được trang bị thêm một lớp giáp phản ứng nổ và giáp lưới gần hệ thống động cơ. Nguồn ảnh: Iraq Army.
Các thông số còn lại của T-90S Iraq đều gần như tương đồng với Việt Nam từ hệ thống trang bị điện tử cho đến hệ thống vũ khí chính và phụ. Nguồn ảnh: Iraq Army.
Quay lại với chiếc T-90S của Việt Nam, việc nhận dạng T-90 Việt Nam còn dựa trên màu sơn ngụy trang của chúng khi những chiếc xe tăng này được sơn ngụy trang thiêng về màu xanh lam hơn là màu vàng như trên T-90S của Iraq vốn là màu ngụy trang trên địa hình sa mạc. Nguồn ảnh: ND News.
Màu sơn ngụy trang trên T-90S được Uralvagonzavod giới thiệu cũng tương đồng với màu sơn ngụy trang đang được sử dụng trong một số lữ đoàn tăng thiết giáp của Việt Nam từ T-54/55, PT-76 cho đến cả BMP-1. Nguồn ảnh: ND News.
Tính tới thời điểm tháng 10/2018 tại nhà máy của UralVagonZavod đã có ít nhất 59 chiếc T-90 được cho là của Việt Nam đã được hoàn thiện trên tổng số 64 chiếc được đặt mua. Tuy vậy hiện vẫn chưa rõ Nga đã chuyển giao cho Việt Nam bao nhiêu chiếc T-90S/SK và số xe tăng này đã về đến Việt Nam hay chưa. Nguồn ảnh: ND News.
Mời độc giả xem video: Cận cảnh xe tăng T-90S của Quân đội Iraq. (nguồn Iraq Army)