Trong Chiến tranh Trung-Nhật lần hai, chúng ta chỉ nghe nói đến các đơn vị thiết giáp của phát xít Nhật Bản, tuy vậy ở phía bên kia chiến tuyến quân đội của Tưởng Giới Thạch cũng được trang bị xe tăng nhưng với quân số khá ít ỏi. Nguồn ảnh: Baidu.Theo đó trước chiến tranh, quân đội của Tưởng Giới Thạch bắt đầu hiện đại hóa trang bị của mình bằng những chiếc xe tăng do Đức chế tạo và xây dựng mô hình quân đội theo người Đức. Nguồn ảnh: Baidu.Tuy nhiên, khi chiến tranh nổ ra lực lượng thiết giáp này của Tưởng Giới Thạch nhanh chóng bị đánh bại bởi các đơn vị thiết giáp Nhật tinh nhuệ hơn, mặt khác họ cũng mất đi sự trợ giúp của Đức. Nguồn ảnh: History.Và phải đến đầu những năm 1940, quân đội của Tưởng Giới Thạch mới có thể xây dựng lại các đơn vị thiết giáp mới dưới sự hỗ trợ của người Mỹ như một phần của hiệp ước giữa các nước Đồng Minh, Nguồn ảnh: History.Một vài loại xe tăng phổ biến của Trung Quốc trong giai đoạn này có thể nói đến như Stuart M3 - một loại xe tăng hạng nhẹ của Mỹ, T-26 - một loại xe tăng hạng nhẹ của Liên Xô và hiện đại nhất chắc là loại xe tăng M4 Sherman - xe tăng hạng trung được Mỹ viện trợ cho Trung Quốc giai đoạn cuối chiến tranh. Nguồn ảnh: Bbs.Cá biệt, trong cuộc chiến này phía Trung Quốc còn sử dụng cả loại xe tăng Vickers Mark E có nguồn gốc từ Ba Lan. Những chiếc xe tăng này được chính quyền Tưởng Giới Thạch mua từ Ba Lan vào năm 1935 với số lượng 16 chiếc. Nguồn ảnh: History.Về cuối cuộc chiến khi cục diện đảo chiều, lực lượng thiết giáp của quân đội của Tưởng Giới Thạch bắt đầu đủ sức mạnh để có thể đánh bại người Nhật trên mọi chiến trường. Thậm chí xe tăng của Trung Quốc trong cuối cuộc chiến còn vượt trội hơn so với Nhật Bản. Nguồn ảnh: History.Trong giai đoạn này phía Liên Xô cũng viện trợ cho Trung Quốc tổng cộng 87 chiếc xe tăng T-26, đây là một con số cực kỳ lớn, mang lại ưu thế vượt trội khi đối đầu với quân đội Nhật. Đơn giản là vì Nhật đã quá sợ hãi khi phải đối đầu với xe tăng Liên Xô trong nhiều cuộc chiến giữa hai nước trước đó. Nguồn ảnh: Baidu.Mặc dù vậy, do tinh thần chiến đấu yếu, hiệp đồng tác chiến không tốt, đội quân của Tưởng Giới Thạch với trang bị tận "răng" được phía Đồng minh hỗ trợ vẫn rất chật vật khi phải đối đầu với quân Nhật trên mọi mặt trận. Nguồn ảnh: Life.Ngược lại, với lối đánh chủ yếu là du kích, đội quân của Hồng quân Trung Quốc dù có số lượng ít, trang bị lạc hậu lại mang về rất nhiều chiến thắng. Nguồn ảnh: Baidu.Điều này có thể khẳng định, nhân tố con người mới là thứ quyết định trong chiến tranh. Việc một đội quân được trang bị hiện đại nhưng không thể giành được bất cứ chiến thắng nào mang tính chiến lược trong toàn cuộc chính ở Trung Quốc đã khẳng định điều này. Nguồn ảnh: Baidu.Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, cuộc nội chiến Trung Quốc lại một lần nữa nổ ra đã khẳng định rằng trang thiết bị hiện đại của quân đội Tưởng Giới Thạch vẫn không thể thắng được tinh thần quyết tâm và quả cảm của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Nguồn ảnh: Baidu. Mời độc giả xem Video: Quân đội Trung Quốc dưới sự chỉ huy của Tưởng Giới Thạch chiến đấu chống Nhật tại Hồ Nam, Trung Quốc trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Trong Chiến tranh Trung-Nhật lần hai, chúng ta chỉ nghe nói đến các đơn vị thiết giáp của phát xít Nhật Bản, tuy vậy ở phía bên kia chiến tuyến quân đội của Tưởng Giới Thạch cũng được trang bị xe tăng nhưng với quân số khá ít ỏi. Nguồn ảnh: Baidu.
Theo đó trước chiến tranh, quân đội của Tưởng Giới Thạch bắt đầu hiện đại hóa trang bị của mình bằng những chiếc xe tăng do Đức chế tạo và xây dựng mô hình quân đội theo người Đức. Nguồn ảnh: Baidu.
Tuy nhiên, khi chiến tranh nổ ra lực lượng thiết giáp này của Tưởng Giới Thạch nhanh chóng bị đánh bại bởi các đơn vị thiết giáp Nhật tinh nhuệ hơn, mặt khác họ cũng mất đi sự trợ giúp của Đức. Nguồn ảnh: History.
Và phải đến đầu những năm 1940, quân đội của Tưởng Giới Thạch mới có thể xây dựng lại các đơn vị thiết giáp mới dưới sự hỗ trợ của người Mỹ như một phần của hiệp ước giữa các nước Đồng Minh, Nguồn ảnh: History.
Một vài loại xe tăng phổ biến của Trung Quốc trong giai đoạn này có thể nói đến như Stuart M3 - một loại xe tăng hạng nhẹ của Mỹ, T-26 - một loại xe tăng hạng nhẹ của Liên Xô và hiện đại nhất chắc là loại xe tăng M4 Sherman - xe tăng hạng trung được Mỹ viện trợ cho Trung Quốc giai đoạn cuối chiến tranh. Nguồn ảnh: Bbs.
Cá biệt, trong cuộc chiến này phía Trung Quốc còn sử dụng cả loại xe tăng Vickers Mark E có nguồn gốc từ Ba Lan. Những chiếc xe tăng này được chính quyền Tưởng Giới Thạch mua từ Ba Lan vào năm 1935 với số lượng 16 chiếc. Nguồn ảnh: History.
Về cuối cuộc chiến khi cục diện đảo chiều, lực lượng thiết giáp của quân đội của Tưởng Giới Thạch bắt đầu đủ sức mạnh để có thể đánh bại người Nhật trên mọi chiến trường. Thậm chí xe tăng của Trung Quốc trong cuối cuộc chiến còn vượt trội hơn so với Nhật Bản. Nguồn ảnh: History.
Trong giai đoạn này phía Liên Xô cũng viện trợ cho Trung Quốc tổng cộng 87 chiếc xe tăng T-26, đây là một con số cực kỳ lớn, mang lại ưu thế vượt trội khi đối đầu với quân đội Nhật. Đơn giản là vì Nhật đã quá sợ hãi khi phải đối đầu với xe tăng Liên Xô trong nhiều cuộc chiến giữa hai nước trước đó. Nguồn ảnh: Baidu.
Mặc dù vậy, do tinh thần chiến đấu yếu, hiệp đồng tác chiến không tốt, đội quân của Tưởng Giới Thạch với trang bị tận "răng" được phía Đồng minh hỗ trợ vẫn rất chật vật khi phải đối đầu với quân Nhật trên mọi mặt trận. Nguồn ảnh: Life.
Ngược lại, với lối đánh chủ yếu là du kích, đội quân của Hồng quân Trung Quốc dù có số lượng ít, trang bị lạc hậu lại mang về rất nhiều chiến thắng. Nguồn ảnh: Baidu.
Điều này có thể khẳng định, nhân tố con người mới là thứ quyết định trong chiến tranh. Việc một đội quân được trang bị hiện đại nhưng không thể giành được bất cứ chiến thắng nào mang tính chiến lược trong toàn cuộc chính ở Trung Quốc đã khẳng định điều này. Nguồn ảnh: Baidu.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, cuộc nội chiến Trung Quốc lại một lần nữa nổ ra đã khẳng định rằng trang thiết bị hiện đại của quân đội Tưởng Giới Thạch vẫn không thể thắng được tinh thần quyết tâm và quả cảm của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Nguồn ảnh: Baidu.
Mời độc giả xem Video: Quân đội Trung Quốc dưới sự chỉ huy của Tưởng Giới Thạch chiến đấu chống Nhật tại Hồ Nam, Trung Quốc trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.