Theo nguồn tin của Avia, quân đội chính phủ Syria (SAA) đã bày tỏ sự thất vọng lớn đối với tính năng của tổ hợp phòng không tầm xa S-300PM (đã được Nga nâng cấp lên tiệm cận S-400).Mặc dù đã tiếp nhận đạn tên lửa đánh chặn 48N6E3 tầm xa 250 km cũng như hệ thống quản lý bầu trời Polyana D4M và kíp trắc thủ S-300 đã hoàn thành huấn luyện nhưng hiệu quả trong việc đánh chặn tiêm kích Israel vẫn là con số không.Trong các cuộc không kích, máy bay chiến đấu Israel vẫn dễ dàng phá hủy các mục tiêu của Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) trên đất Syria mà chẳng phải chịu bất cứ tổn thất nào.Chưa dừng lại đó, tiêm kích tàng hình F-35I Adir của Israel còn bay xuyên không phận Syria để ném bom vào lực lượng IRGC đóng quân tại Iraq, sự việc chỉ được biết đến khi Mỹ công bố, còn radar của S-300 không phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào.Rõ ràng màn thể hiện của S-300 trong biên chế quân đội Syria là quá kém cỏi so với kỳ vọng ban đầu, điều này đã dẫn tới thông tin họ muốn đặt mua tổ hợp Bavar 373 của Iran để thay thế.Theo nguồn tin của Avia, phía Iran đã bày tỏ rằng họ sẵn sàng cung cấp tổ hợp Bavar 373 với giá thành cực kỳ ưu đãi cho đồng minh với điều kiện phải triển khai độc lập với vũ khí Nga.Bavar 373 của Iran được xem như bản sao của S-300PMU-2, tính năng kỹ chiến thuật của nó còn gây nhiều tranh cãi nhưng lại có một lợi thế được đánh giá là lớn nhất khi đặt cạnh S-300.Thực ra lâu nay vẫn có ý kiến nghi ngờ về việc Nga và Israel đang hợp tác trong một màn kịch tại khu vực Trung Đông, đó là Moskva một mặt cung cấp hệ thống phòng không tối tân cho đồng minh nhưng lại âm thầm tuồn bí mật vũ khí cho Israel.Nghi ngờ trên không phải không có cơ sở khi Nga và Israel có những ràng buộc rất chặt chẽ về chính trị, cả hai quốc gia đều rất cần nhau trên bàn cờ khu vực Trung Đông.Trang WikiLeaks thậm chí còn tiết lộ rằng Nga đã âm thầm trao đổi mã nguồn các tổ hợp S-300PMU-2 mà họ bán cho Iran để lấy công nghệ máy bay không người lái của Israel.Nhận định này càng tỏ ra có cơ sở hơn khi đầu năm 2018 đã có báo cáo về việc tiêm kích tàng hình F-35I Adir xâm nhập thành công không phận Iran, lượn nhiều vòng trên các cơ sở hạt nhân mà chẳng bị phát hiện.Không loại trừ khả năng điều tương tự cũng đã xảy ra với S-300 của Syria, khi chúng tỏ ra vô hại đến ngạc nhiên và có màn thể hiện còn kém hơn cả các hệ thống cổ điển khi đối diện các trận tấn công của Israel.Chính vì vậy, nếu Syria thực sự muốn mua Bavar 373 thì có lẽ điều làm họ yên tâm nhất chính là tính năng của vũ khí sẽ được giữ bí mật một cách tuyệt đối, khiến Israel không thể nào lợi dụng được.Mã nguồn của Bavar 373 chỉ có thể lọt vào tay Israel nếu đặc nhiệm của họ đánh cắp được cả một tổ hợp để mang về lãnh thổ của mình rồi tìm cách giải mã mà thôi, nhưng khi đó Iran đủ khả năng và thời gian để cài đặt thay đổi.Trường hợp lãnh thổ Syria được bảo vệ bởi các hệ thống phòng không Bavar 373 của Iran thì viễn cảnh tiêm kích Israel bị bắn rơi như chiếc RQ-4A Global Hawk của Mỹ là nguy cơ có thực.
Theo nguồn tin của Avia, quân đội chính phủ Syria (SAA) đã bày tỏ sự thất vọng lớn đối với tính năng của tổ hợp phòng không tầm xa S-300PM (đã được Nga nâng cấp lên tiệm cận S-400).
Mặc dù đã tiếp nhận đạn tên lửa đánh chặn 48N6E3 tầm xa 250 km cũng như hệ thống quản lý bầu trời Polyana D4M và kíp trắc thủ S-300 đã hoàn thành huấn luyện nhưng hiệu quả trong việc đánh chặn tiêm kích Israel vẫn là con số không.
Trong các cuộc không kích, máy bay chiến đấu Israel vẫn dễ dàng phá hủy các mục tiêu của Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) trên đất Syria mà chẳng phải chịu bất cứ tổn thất nào.
Chưa dừng lại đó, tiêm kích tàng hình F-35I Adir của Israel còn bay xuyên không phận Syria để ném bom vào lực lượng IRGC đóng quân tại Iraq, sự việc chỉ được biết đến khi Mỹ công bố, còn radar của S-300 không phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào.
Rõ ràng màn thể hiện của S-300 trong biên chế quân đội Syria là quá kém cỏi so với kỳ vọng ban đầu, điều này đã dẫn tới thông tin họ muốn đặt mua tổ hợp Bavar 373 của Iran để thay thế.
Theo nguồn tin của Avia, phía Iran đã bày tỏ rằng họ sẵn sàng cung cấp tổ hợp Bavar 373 với giá thành cực kỳ ưu đãi cho đồng minh với điều kiện phải triển khai độc lập với vũ khí Nga.
Bavar 373 của Iran được xem như bản sao của S-300PMU-2, tính năng kỹ chiến thuật của nó còn gây nhiều tranh cãi nhưng lại có một lợi thế được đánh giá là lớn nhất khi đặt cạnh S-300.
Thực ra lâu nay vẫn có ý kiến nghi ngờ về việc Nga và Israel đang hợp tác trong một màn kịch tại khu vực Trung Đông, đó là Moskva một mặt cung cấp hệ thống phòng không tối tân cho đồng minh nhưng lại âm thầm tuồn bí mật vũ khí cho Israel.
Nghi ngờ trên không phải không có cơ sở khi Nga và Israel có những ràng buộc rất chặt chẽ về chính trị, cả hai quốc gia đều rất cần nhau trên bàn cờ khu vực Trung Đông.
Trang WikiLeaks thậm chí còn tiết lộ rằng Nga đã âm thầm trao đổi mã nguồn các tổ hợp S-300PMU-2 mà họ bán cho Iran để lấy công nghệ máy bay không người lái của Israel.
Nhận định này càng tỏ ra có cơ sở hơn khi đầu năm 2018 đã có báo cáo về việc tiêm kích tàng hình F-35I Adir xâm nhập thành công không phận Iran, lượn nhiều vòng trên các cơ sở hạt nhân mà chẳng bị phát hiện.
Không loại trừ khả năng điều tương tự cũng đã xảy ra với S-300 của Syria, khi chúng tỏ ra vô hại đến ngạc nhiên và có màn thể hiện còn kém hơn cả các hệ thống cổ điển khi đối diện các trận tấn công của Israel.
Chính vì vậy, nếu Syria thực sự muốn mua Bavar 373 thì có lẽ điều làm họ yên tâm nhất chính là tính năng của vũ khí sẽ được giữ bí mật một cách tuyệt đối, khiến Israel không thể nào lợi dụng được.
Mã nguồn của Bavar 373 chỉ có thể lọt vào tay Israel nếu đặc nhiệm của họ đánh cắp được cả một tổ hợp để mang về lãnh thổ của mình rồi tìm cách giải mã mà thôi, nhưng khi đó Iran đủ khả năng và thời gian để cài đặt thay đổi.
Trường hợp lãnh thổ Syria được bảo vệ bởi các hệ thống phòng không Bavar 373 của Iran thì viễn cảnh tiêm kích Israel bị bắn rơi như chiếc RQ-4A Global Hawk của Mỹ là nguy cơ có thực.