Theo Business Insider và Bloomberg, vào ngày 15/4, Nga đã gửi công hàm chính thức tới Mỹ, cảnh báo rằng việc Mỹ và NATO vận chuyển các loại vũ khí “nhạy cảm nhất” tới Ukraine, đang “đổ thêm dầu vào đám cháy” và có thể mang đến những “Hậu quả khôn lường”.Trong một công hàm, các nhà chức trách Nga cáo buộc NATO gây sức ép, buộc Ukraine từ bỏ các cuộc đàm phán với Nga. Nga cũng cáo buộc Washington buộc các nước khác, ngừng hợp tác quân sự và kỹ thuật với Nga; đồng thời khuyến khích các nước có vũ khí do Liên Xô sản xuất, cung cấp vũ khí cho Ukraine.Báo chí nước ngoài đưa tin, bất chấp những lời cảnh báo của Nga, Mỹ vẫn không hề giảm nhẹ việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Trước đó, vào ngày 13/4 theo giờ địa phương, Tổng thống Mỹ Biden đã phê duyệt hỗ trợ quân sự bổ sung trị giá 800 triệu USD cho Ukraine. Trong số đó, theo báo chí nước ngoài, lần đầu tiên chính phủ Mỹ đồng ý cung cấp cho Ukraine các loại vũ khí hiệu suất cao, mà một số quan chức cho là quá rủi ro, bao gồm 11 trực thăng Mi-17, 18 pháo lựu 155mm và 300 UAV tự sát Switchblade.Nhưng trên thực tế, truyền thông nước ngoài đã chỉ ra rằng, việc viện trợ quân sự "liên tục" cho Ukraine đã tiêu hao rất nhiều đạn dược trong kho vũ khí của Mỹ, và nhiều vũ khí chủ chốt cũng bị tiêu hao nghiêm trọng.Khi cuộc chiến tiếp diễn, kho vũ khí của Mỹ và các đồng minh phương Tây đang bị Ukraine "cạn kiệt", khiến nước này đứng trước sự lựa chọn khó khăn: nên tiếp tục cung cấp cho Ukraine, hay giữ lại số vũ khí, vốn đã hạn chế của mình để tự vệ?Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine này, điều quan trọng nhất trong tất cả sự hỗ trợ mà Mỹ và các đồng minh dành cho Ukraine, là sự hỗ trợ các loại vũ khí như UAV tự sát, tên lửa chống tăng, vũ khí phòng không và đạn dược. Trên thực tế, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine 1/3 tổng số tên lửa chống tăng Javelin có trong kho vũ khí dự trữ của họ. Ngay từ đầu tháng 3, Chính quyền Mỹ đã được cảnh báo rằng, Ukraine đang tiêu thụ tên lửa nhanh hơn nhiều, so với năng lực của Mỹ có thể cung cấp.Nếu tiếp tục cung cấp thêm cho Ukraine, kho tên lửa của Mỹ sẽ cạn kiệt nghiêm trọng và có thể mất vài tháng hoặc nhiều năm, để tăng đáng kể sản lượng. Tuy nhiên, các kế hoạch của Mỹ cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine không hề có dấu hiệu chậm lại.Truyền thông nước ngoài đưa tin, hướng phát triển của cuộc xung đột Nga-Ukraine không nằm trong kế hoạch của chính quyền Biden. Trận chiến quy ước cường độ cao, đang tiêu hao vũ khí quan trọng đối với Mỹ và các đồng minh phương Tây. Lầu Năm Góc tiết lộ rằng, Kiev đã tiêu thụ “lượng vũ khí chống tăng dự kiến sử dụng trong một tuần” chỉ “trong một ngày”. Đạn dược trở nên rất khan hiếm ở Mariupol và các khu vực xung đột khác của Ukraine, do các cuộc không kích của Nga và tổn thất trong chiến đấu. Điều quan trọng là “kho dự trữ” của Mỹ và các nước phương Tây đang dần cạn kiệt. Là nhà tài trợ tài chính lớn nhất của Ukraine trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, Đức đã từ chối bàn giao xe tăng cho Ukraine, với lý do nước này không còn xe tăng để cung cấp.Trước đó, một quan chức Bộ Quốc phòng Đức đã cảnh báo rằng, việc sử dụng xe tăng lục quân để viện trợ cho Ukraine, có thể ảnh hưởng đến sức mạnh quân sự trực tiếp của Đức trong khối NATO; vì trên thực tế, Đức cũng không có nhiều xe tăng.Ngay từ ngày 18/3, Canada đã thừa nhận rằng, họ đã cạn kiệt kho dự trữ tên lửa và các vũ khí, thiết bị khác để hỗ trợ Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Canada Anita Anand nói: “Trong phạm vi chúng tôi có thể cung cấp (thêm) vũ khí, nhưng chúng tôi đã hết hàng trong kho dự trữ”.Theo nhiều phân tích, Mỹ hiện đang theo đuổi một chiến lược tương tự như “Kho vũ khí dân chủ” cho Ukraine, đó là tránh can thiệp trực tiếp vào “hoạt động quân sự đặc biệt” của Nga, nhưng hợp tác với các đồng minh, để cung cấp kinh phí và hỗ trợ vũ khí cho chính phủ Ukraine.Tuy nhiên, khi cuộc xung đột bước vào giai đoạn quan trọng và Quân đội Nga củng cố quyền kiểm soát khu vực Miền Đông Ukraine, “kho vũ khí dân chủ” đang cạn kiệt dần. Điều này có thể dẫn đến những thiếu sót chết người trong Quân đội Ukraine và phơi bày những điểm yếu của Mỹ.Hiện tại Mỹ không đủ năng lực để duy trì sản xuất vũ khí như trong thế chiến thứ nhất (để bán) và thứ hai (để viện trợ cho quân đồng minh). Ngày nay, khi Quân đội Nga đang tập trung ồ ạt ở miền đông Ukraine, Ukraine sẽ cần nhiều vũ khí hiện đại hơn, như xe tăng và máy bay chiến đấu từ các nước phương Tây.Bây giờ Mỹ không dễ dàng để bổ sung vũ khí, do nền kinh tế Mỹ không còn chủ yếu dựa vào sản xuất và tình trạng thiếu máy công cụ, lao động lành nghề và năng lực dự phòng, để có thể tăng sản lượng các loại vũ khí như tên lửa chống tăng Javelin và phòng không Stinger.Không chỉ vậy, kho dự trữ vũ khí chính của Mỹ còn ít hơn dự kiến, một phần vì hạn chế sản xuất, và một phần vì phần lớn ngân sách gần 750 tỷ USD của Lầu Năm Góc, còn phải chi cho những thứ khác; thậm chí nhiều chương trình phát triển vũ khí mới, đã hút mất nguồn kinh phí quốc phòng không nhỏ của Mỹ.Mỹ thì như vậy, còn châu Âu cũng không khá gì hơn, mặc dù họ cũng thừa quyết tâm chống Nga. Theo RIA Novosti, Podoljak, một cố vấn của Văn phòng tổng thống Ukraine, đã phàn nàn trên Twitter vào ngày 16/4 rằng, vũ khí do EU cung cấp không như những gì Ukraine muốn.Ông Podoljak cũng cho biết, thời gian EU giao vũ khí cho Ukraine là "quá lâu", Ukraine cần vũ khí, không phải trong một tháng mà là ngay bây giờ. Còn Chủ tịch Ủy ban châu Âu Von der Leyen kêu gọi các nước EU nhanh chóng cung cấp vũ khí cho Ukraine, không phân biệt hạng nhẹ, hạng nặng, mà là càng nhanh, càng tốt.
Theo Business Insider và Bloomberg, vào ngày 15/4, Nga đã gửi công hàm chính thức tới Mỹ, cảnh báo rằng việc Mỹ và NATO vận chuyển các loại vũ khí “nhạy cảm nhất” tới Ukraine, đang “đổ thêm dầu vào đám cháy” và có thể mang đến những “Hậu quả khôn lường”.
Trong một công hàm, các nhà chức trách Nga cáo buộc NATO gây sức ép, buộc Ukraine từ bỏ các cuộc đàm phán với Nga. Nga cũng cáo buộc Washington buộc các nước khác, ngừng hợp tác quân sự và kỹ thuật với Nga; đồng thời khuyến khích các nước có vũ khí do Liên Xô sản xuất, cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Báo chí nước ngoài đưa tin, bất chấp những lời cảnh báo của Nga, Mỹ vẫn không hề giảm nhẹ việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Trước đó, vào ngày 13/4 theo giờ địa phương, Tổng thống Mỹ Biden đã phê duyệt hỗ trợ quân sự bổ sung trị giá 800 triệu USD cho Ukraine.
Trong số đó, theo báo chí nước ngoài, lần đầu tiên chính phủ Mỹ đồng ý cung cấp cho Ukraine các loại vũ khí hiệu suất cao, mà một số quan chức cho là quá rủi ro, bao gồm 11 trực thăng Mi-17, 18 pháo lựu 155mm và 300 UAV tự sát Switchblade.
Nhưng trên thực tế, truyền thông nước ngoài đã chỉ ra rằng, việc viện trợ quân sự "liên tục" cho Ukraine đã tiêu hao rất nhiều đạn dược trong kho vũ khí của Mỹ, và nhiều vũ khí chủ chốt cũng bị tiêu hao nghiêm trọng.
Khi cuộc chiến tiếp diễn, kho vũ khí của Mỹ và các đồng minh phương Tây đang bị Ukraine "cạn kiệt", khiến nước này đứng trước sự lựa chọn khó khăn: nên tiếp tục cung cấp cho Ukraine, hay giữ lại số vũ khí, vốn đã hạn chế của mình để tự vệ?
Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine này, điều quan trọng nhất trong tất cả sự hỗ trợ mà Mỹ và các đồng minh dành cho Ukraine, là sự hỗ trợ các loại vũ khí như UAV tự sát, tên lửa chống tăng, vũ khí phòng không và đạn dược.
Trên thực tế, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine 1/3 tổng số tên lửa chống tăng Javelin có trong kho vũ khí dự trữ của họ. Ngay từ đầu tháng 3, Chính quyền Mỹ đã được cảnh báo rằng, Ukraine đang tiêu thụ tên lửa nhanh hơn nhiều, so với năng lực của Mỹ có thể cung cấp.
Nếu tiếp tục cung cấp thêm cho Ukraine, kho tên lửa của Mỹ sẽ cạn kiệt nghiêm trọng và có thể mất vài tháng hoặc nhiều năm, để tăng đáng kể sản lượng. Tuy nhiên, các kế hoạch của Mỹ cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine không hề có dấu hiệu chậm lại.
Truyền thông nước ngoài đưa tin, hướng phát triển của cuộc xung đột Nga-Ukraine không nằm trong kế hoạch của chính quyền Biden. Trận chiến quy ước cường độ cao, đang tiêu hao vũ khí quan trọng đối với Mỹ và các đồng minh phương Tây.
Lầu Năm Góc tiết lộ rằng, Kiev đã tiêu thụ “lượng vũ khí chống tăng dự kiến sử dụng trong một tuần” chỉ “trong một ngày”. Đạn dược trở nên rất khan hiếm ở Mariupol và các khu vực xung đột khác của Ukraine, do các cuộc không kích của Nga và tổn thất trong chiến đấu.
Điều quan trọng là “kho dự trữ” của Mỹ và các nước phương Tây đang dần cạn kiệt. Là nhà tài trợ tài chính lớn nhất của Ukraine trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, Đức đã từ chối bàn giao xe tăng cho Ukraine, với lý do nước này không còn xe tăng để cung cấp.
Trước đó, một quan chức Bộ Quốc phòng Đức đã cảnh báo rằng, việc sử dụng xe tăng lục quân để viện trợ cho Ukraine, có thể ảnh hưởng đến sức mạnh quân sự trực tiếp của Đức trong khối NATO; vì trên thực tế, Đức cũng không có nhiều xe tăng.
Ngay từ ngày 18/3, Canada đã thừa nhận rằng, họ đã cạn kiệt kho dự trữ tên lửa và các vũ khí, thiết bị khác để hỗ trợ Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Canada Anita Anand nói: “Trong phạm vi chúng tôi có thể cung cấp (thêm) vũ khí, nhưng chúng tôi đã hết hàng trong kho dự trữ”.
Theo nhiều phân tích, Mỹ hiện đang theo đuổi một chiến lược tương tự như “Kho vũ khí dân chủ” cho Ukraine, đó là tránh can thiệp trực tiếp vào “hoạt động quân sự đặc biệt” của Nga, nhưng hợp tác với các đồng minh, để cung cấp kinh phí và hỗ trợ vũ khí cho chính phủ Ukraine.
Tuy nhiên, khi cuộc xung đột bước vào giai đoạn quan trọng và Quân đội Nga củng cố quyền kiểm soát khu vực Miền Đông Ukraine, “kho vũ khí dân chủ” đang cạn kiệt dần. Điều này có thể dẫn đến những thiếu sót chết người trong Quân đội Ukraine và phơi bày những điểm yếu của Mỹ.
Hiện tại Mỹ không đủ năng lực để duy trì sản xuất vũ khí như trong thế chiến thứ nhất (để bán) và thứ hai (để viện trợ cho quân đồng minh). Ngày nay, khi Quân đội Nga đang tập trung ồ ạt ở miền đông Ukraine, Ukraine sẽ cần nhiều vũ khí hiện đại hơn, như xe tăng và máy bay chiến đấu từ các nước phương Tây.
Bây giờ Mỹ không dễ dàng để bổ sung vũ khí, do nền kinh tế Mỹ không còn chủ yếu dựa vào sản xuất và tình trạng thiếu máy công cụ, lao động lành nghề và năng lực dự phòng, để có thể tăng sản lượng các loại vũ khí như tên lửa chống tăng Javelin và phòng không Stinger.
Không chỉ vậy, kho dự trữ vũ khí chính của Mỹ còn ít hơn dự kiến, một phần vì hạn chế sản xuất, và một phần vì phần lớn ngân sách gần 750 tỷ USD của Lầu Năm Góc, còn phải chi cho những thứ khác; thậm chí nhiều chương trình phát triển vũ khí mới, đã hút mất nguồn kinh phí quốc phòng không nhỏ của Mỹ.
Mỹ thì như vậy, còn châu Âu cũng không khá gì hơn, mặc dù họ cũng thừa quyết tâm chống Nga. Theo RIA Novosti, Podoljak, một cố vấn của Văn phòng tổng thống Ukraine, đã phàn nàn trên Twitter vào ngày 16/4 rằng, vũ khí do EU cung cấp không như những gì Ukraine muốn.
Ông Podoljak cũng cho biết, thời gian EU giao vũ khí cho Ukraine là "quá lâu", Ukraine cần vũ khí, không phải trong một tháng mà là ngay bây giờ. Còn Chủ tịch Ủy ban châu Âu Von der Leyen kêu gọi các nước EU nhanh chóng cung cấp vũ khí cho Ukraine, không phân biệt hạng nhẹ, hạng nặng, mà là càng nhanh, càng tốt.