Hãng tin Reuters đưa tin, tình báo Ukraine cho thấy tên lửa đạn đạo của Triều Tiên có tỷ lệ lỗi kỹ thuật cao hơn tên lửa của Nga. Theo kết quả điều tra trên chiến trường, Quân đội Nga đã sử dụng tới 50 tên lửa đạn đạo tầm ngắn Hwasong-11 của Triều Tiên.Tuy nhiên, khoảng một nửa số tên lửa đạn đạo của Triều Tiên bán cho Nga đã đi chệch khỏi quỹ đạo dự kiến và phát nổ trên không khi đang bay. Điều này cho thấy tỷ lệ lỗi kỹ thuật của loạt tên lửa này là tương đối cao. Quân đội Ukraine cho biết, họ đã tìm thấy các mảnh vỡ của tên lửa đạn đạo chiến thuật của Triều Tiên ở Kharkov. Theo giới quan sát, tên lửa đạn đạo Hwasong-11 có thể coi là phiên bản tên lửa Iskander của Triều Tiên. Tên lửa Hwasong-11 có thể phóng đi từ 4 loại bệ phóng đó là, bệ phóng cố định, xe bệ bánh lốp, xe bệ bánh xích và từ toa tàu hỏa. Lần phóng thử đầu tiên được tiến hành vào năm 2019, với tầm bắn khoảng 100-200 km. Hwasong-11 có thể thay đổi quỹ đạo trong khi bay và có độ chính xác tương đối cao. Một lữ đoàn tên lửa Hwasong-11 có 12 xe phóng tên lửa.Quân đội Nga đang thiết lập hệ thống hỏa lực phản công nhanh gồm tên lửa Hwasong-11 và tên lửa Iskander để sử dụng cho các cuộc tấn kiểu “phẫu thuật”, nhằm vào các mục tiêu có giá trị cao như kho đạn, sở chỉ huy, bệ phóng tên lửa HIMARS và các trận địa tên lửa phòng không Patriot nằm sâu phía sau chiến tuyến.Trên mặt trận Nga-Ukraine, tên lửa đạn đạo Hwasong-11 của Triều Tiên có độ tin cậy chiến đấu thực tế tương đối thấp. Có lẽ nguyên nhân chính là do Triều Tiên vẫn còn thiếu các linh kiện điện tử và vật liệu cao cấp ở một mức độ nhất định. Tên lửa sẽ bị lệch quỹ đạo trong các biện pháp đối phó điện tử phức tạp và môi trường đánh chặn phòng không. Các vụ nổ tên lửa cũng có thể xảy ra do việc nhiên liệu rắn của tên lửa phát nổ; lý do là loại nhiên liệu hoặc động cơ của tên lửa Hwasong-11 chưa hoàn chỉnh, hoặc bảo trì không đầy đủ. Ví dụ, thời gian lưu trữ nhiên liệu rắn tên lửa về cơ bản chỉ là 10-20 năm. Hơn nữa, điều kiện, độ ẩm và nhiệt độ của kho bảo quản rất khắt khe. Việc cất giữ tên lửa cần được bảo trì thường xuyên để tránh biến dạng hạt hoặc thay đổi hiệu suất. Nếu không được bảo quản tốt, sự thay đổi tính chất hóa học của nhiên liệu sẽ gây ra sự mất ổn định về tốc độ cháy sau khi phóng.Bởi lô tên lửa đạn đạo này của Triều Tiên cần phải được nâng cấp thêm, trước khi có thể thực sự đưa vào chiến đấu thực tế trên chiến trường Ukraine. Trước tình hình như vậy, lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga đã khẩn trương thay đổi kế hoạch, thay vì nhập tên lửa Triều Tiên, Nga sẽ đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và sản xuất tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung.Cuộc tấn công tàu trên Biển Đỏ, cuộc tấn công của Iran vào Israel và cuộc xung đột Nga-Ukraine đã được chứng minh trong chiến đấu thực tế. Tên lửa đạn đạo Iskander của Nga vượt xa tên lửa đạn đạo do Triều Tiên và Iran sản xuất về độ chính xác khi bắn, phản ứng nhanh, khả năng dẫn đường, khóa mục tiêu và độ tin cậy.Triều Tiên có dân số chỉ hơn 20 triệu người, diện tích lãnh thổ tương đối nhỏ và đang bị bao vây bởi các lệnh trừng phạt nên không có nhiều nguồn lực để chế tạo vũ khí; mặc dù chiến lược của họ là ưu tiên cho quốc phòng.Triều Tiên phát triển nền công nghiệp quốc phòng, họ cần phải có một hệ thống khổng lồ, từ khai khoáng, luyện kim đến chế biến nguyên liệu thô…Ngoài ra còn có thành phần, thử nghiệm, kiểm tra và sản xuất các phụ tùng thay thế khác nhau.Và để có một nền công nghiệp quốc phòng hoàn chỉnh, cần có các trường đại học cũng như các trung tâm nghiên cứu, phát triển, thí nghiệm,... Chưa kể máy công cụ, thiết bị nghiên cứu khoa học, thiết bị khai thác mỏ và thiết bị luyện kim cũng cần được phát triển và sản xuất.Ví dụ khi phát triển máy bay không người lái quân sự, thì ít nhất nó phải có khả năng bay chính xác, tìm kiếm và khóa mục tiêu, tầm hoạt động xa, truyền dữ liệu theo thời gian thực và dẫn đường cho vũ khí...Ngay trên thực tế, một màn hình LCD của hệ thống điều khiển từ xa nhìn tuy đơn giản, nhưng đó là một ngành, một tập hợp lớn các nhà máy. Trong hoàn cảnh như vậy, Triều Tiên khó có thể tự mình hoàn thành toàn bộ chuỗi công nghiệp. Việc phát sinh các vấn đề kỹ thuật là điều không thể tránh khỏi. Trong quá khứ, Liên Xô đã hỗ trợ ngành công nghiệp quốc phòng của Triều Tiên. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga không tiếp nối truyền thống của Liên Xô. Còn đối với Triều Tiên, nước đã mất viện trợ nước ngoài, việc tự mình phát triển một nền công nghiệp quốc phòng mạnh mẽ và tiên tiến là rất khó khăn. Tuy nhiên, với hàng triệu công nhân ngành công nghiệp quốc phòng của Triều Tiên, nơi đây thực sự có thể trở thành cơ sở sản xuất quân sự quan trọng của Nga. Nga có thể hỗ trợ Triều Tiên về công nghệ, năng lượng, khoáng sản, thực phẩm và sẽ có cơ hội giải phóng khả năng sản xuất quốc phòng của Triều Tiên, biến Triều Tiên thành cứ điểm sản xuất vũ khí cho Nga. (Nguồn ảnh: Topwar, Reuters, CNN).Cận cảnh tên lửa được cho là của Triều Tiên mà Nga dùng tấn công Ukraine. Nguồn Tuổi trẻ Online
Hãng tin Reuters đưa tin, tình báo Ukraine cho thấy tên lửa đạn đạo của Triều Tiên có tỷ lệ lỗi kỹ thuật cao hơn tên lửa của Nga. Theo kết quả điều tra trên chiến trường, Quân đội Nga đã sử dụng tới 50 tên lửa đạn đạo tầm ngắn Hwasong-11 của Triều Tiên.
Tuy nhiên, khoảng một nửa số tên lửa đạn đạo của Triều Tiên bán cho Nga đã đi chệch khỏi quỹ đạo dự kiến và phát nổ trên không khi đang bay. Điều này cho thấy tỷ lệ lỗi kỹ thuật của loạt tên lửa này là tương đối cao.
Quân đội Ukraine cho biết, họ đã tìm thấy các mảnh vỡ của tên lửa đạn đạo chiến thuật của Triều Tiên ở Kharkov. Theo giới quan sát, tên lửa đạn đạo Hwasong-11 có thể coi là phiên bản tên lửa Iskander của Triều Tiên.
Tên lửa Hwasong-11 có thể phóng đi từ 4 loại bệ phóng đó là, bệ phóng cố định, xe bệ bánh lốp, xe bệ bánh xích và từ toa tàu hỏa. Lần phóng thử đầu tiên được tiến hành vào năm 2019, với tầm bắn khoảng 100-200 km. Hwasong-11 có thể thay đổi quỹ đạo trong khi bay và có độ chính xác tương đối cao. Một lữ đoàn tên lửa Hwasong-11 có 12 xe phóng tên lửa.
Quân đội Nga đang thiết lập hệ thống hỏa lực phản công nhanh gồm tên lửa Hwasong-11 và tên lửa Iskander để sử dụng cho các cuộc tấn kiểu “phẫu thuật”, nhằm vào các mục tiêu có giá trị cao như kho đạn, sở chỉ huy, bệ phóng tên lửa HIMARS và các trận địa tên lửa phòng không Patriot nằm sâu phía sau chiến tuyến.
Trên mặt trận Nga-Ukraine, tên lửa đạn đạo Hwasong-11 của Triều Tiên có độ tin cậy chiến đấu thực tế tương đối thấp. Có lẽ nguyên nhân chính là do Triều Tiên vẫn còn thiếu các linh kiện điện tử và vật liệu cao cấp ở một mức độ nhất định. Tên lửa sẽ bị lệch quỹ đạo trong các biện pháp đối phó điện tử phức tạp và môi trường đánh chặn phòng không.
Các vụ nổ tên lửa cũng có thể xảy ra do việc nhiên liệu rắn của tên lửa phát nổ; lý do là loại nhiên liệu hoặc động cơ của tên lửa Hwasong-11 chưa hoàn chỉnh, hoặc bảo trì không đầy đủ. Ví dụ, thời gian lưu trữ nhiên liệu rắn tên lửa về cơ bản chỉ là 10-20 năm.
Hơn nữa, điều kiện, độ ẩm và nhiệt độ của kho bảo quản rất khắt khe. Việc cất giữ tên lửa cần được bảo trì thường xuyên để tránh biến dạng hạt hoặc thay đổi hiệu suất. Nếu không được bảo quản tốt, sự thay đổi tính chất hóa học của nhiên liệu sẽ gây ra sự mất ổn định về tốc độ cháy sau khi phóng.
Bởi lô tên lửa đạn đạo này của Triều Tiên cần phải được nâng cấp thêm, trước khi có thể thực sự đưa vào chiến đấu thực tế trên chiến trường Ukraine. Trước tình hình như vậy, lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga đã khẩn trương thay đổi kế hoạch, thay vì nhập tên lửa Triều Tiên, Nga sẽ đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và sản xuất tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung.
Cuộc tấn công tàu trên Biển Đỏ, cuộc tấn công của Iran vào Israel và cuộc xung đột Nga-Ukraine đã được chứng minh trong chiến đấu thực tế. Tên lửa đạn đạo Iskander của Nga vượt xa tên lửa đạn đạo do Triều Tiên và Iran sản xuất về độ chính xác khi bắn, phản ứng nhanh, khả năng dẫn đường, khóa mục tiêu và độ tin cậy.
Triều Tiên có dân số chỉ hơn 20 triệu người, diện tích lãnh thổ tương đối nhỏ và đang bị bao vây bởi các lệnh trừng phạt nên không có nhiều nguồn lực để chế tạo vũ khí; mặc dù chiến lược của họ là ưu tiên cho quốc phòng.
Triều Tiên phát triển nền công nghiệp quốc phòng, họ cần phải có một hệ thống khổng lồ, từ khai khoáng, luyện kim đến chế biến nguyên liệu thô…Ngoài ra còn có thành phần, thử nghiệm, kiểm tra và sản xuất các phụ tùng thay thế khác nhau.
Và để có một nền công nghiệp quốc phòng hoàn chỉnh, cần có các trường đại học cũng như các trung tâm nghiên cứu, phát triển, thí nghiệm,... Chưa kể máy công cụ, thiết bị nghiên cứu khoa học, thiết bị khai thác mỏ và thiết bị luyện kim cũng cần được phát triển và sản xuất.
Ví dụ khi phát triển máy bay không người lái quân sự, thì ít nhất nó phải có khả năng bay chính xác, tìm kiếm và khóa mục tiêu, tầm hoạt động xa, truyền dữ liệu theo thời gian thực và dẫn đường cho vũ khí...
Ngay trên thực tế, một màn hình LCD của hệ thống điều khiển từ xa nhìn tuy đơn giản, nhưng đó là một ngành, một tập hợp lớn các nhà máy. Trong hoàn cảnh như vậy, Triều Tiên khó có thể tự mình hoàn thành toàn bộ chuỗi công nghiệp. Việc phát sinh các vấn đề kỹ thuật là điều không thể tránh khỏi.
Trong quá khứ, Liên Xô đã hỗ trợ ngành công nghiệp quốc phòng của Triều Tiên. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga không tiếp nối truyền thống của Liên Xô. Còn đối với Triều Tiên, nước đã mất viện trợ nước ngoài, việc tự mình phát triển một nền công nghiệp quốc phòng mạnh mẽ và tiên tiến là rất khó khăn.
Tuy nhiên, với hàng triệu công nhân ngành công nghiệp quốc phòng của Triều Tiên, nơi đây thực sự có thể trở thành cơ sở sản xuất quân sự quan trọng của Nga. Nga có thể hỗ trợ Triều Tiên về công nghệ, năng lượng, khoáng sản, thực phẩm và sẽ có cơ hội giải phóng khả năng sản xuất quốc phòng của Triều Tiên, biến Triều Tiên thành cứ điểm sản xuất vũ khí cho Nga. (Nguồn ảnh: Topwar, Reuters, CNN).
Cận cảnh tên lửa được cho là của Triều Tiên mà Nga dùng tấn công Ukraine. Nguồn Tuổi trẻ Online