Mỗi ngày trôi qua trên chiến trường, Quân đội Ukraine lại mất đi một số lượng xe bọc thép; các loại xe tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây, từ Leopard 2 của Đức, đến Challenger 2 của Anh và bây giờ là M1A1 Abrams của Mỹ, đều lần lượt bị phá hủy trên chiến trường Ukraine.Những chiếc xe tăng Abrams lần đầu tiên được đưa vào chiến đấu vào cuối tháng 2 vừa qua; mặc dù nó đã được bàn giao cho Ukraine từ tháng 8 năm ngoái. Nhưng đáng tiếc là trong vòng một hoặc hai tuần tham chiến, quân Ukraine đã mất tới 5 chiếc xe tăng loại này. Chiếc xe tăng Abrams thứ 6 của Ukraine bị tiêu diệt được đưa ra, khi Mỹ hối thúc rút loại xe tăng này ra khỏi chiến trường, với lý do là “không phù hợp với cuộc xung đột”. Giới quan sát cho rằng, những thiếu sót nghiêm trọng về lớp giáp, là nguyên nhân thất bại của những chiếc xe tăng Mỹ trên đất Ukraine. Cảnh quay từ UAV trinh sát của Nga gần đây (được đưa lên mạng internet) xác nhận một tổn thất khác của Quân đội Ukraine, khi một xe tăng M1A1 Abrams của Ukraine đã bị bỏ rơi trong chiến đấu, ngay sau khi bị bắn hỏng.Điều đáng chú ý nữa là chiếc M1A1 Abrams bị vô hiệu hóa chỉ bằng một phát đạn từ đạn pháo dẫn đường chính xác 2K25 Krasnopol, được bắn đi từ một khẩu pháo 152mm của Nga và được dẫn đường chính xác bằng nguồn chiếu xạ laser từ bên ngoài. Pháo tự hành 2S3 Akatsiya và 2S19 Msta-S của Nga đã sử dụng các loại đạn pháo dẫn đường chính xác 2K25 Krasnopol, được phát triển từ những năm 1980 để tiêu diệt các mục tiêu nhỏ như những khẩu pháo đơn lẻ và xe tăng của đối phương. Kể từ khi ra mắt trên chiến trường vào năm 1986, khả năng chiến đấu của loại đạn này đã được cải thiện đáng kể.Trên chiến trường Ukraine, đạn pháo dẫn đường chính xác 2K25 Krasnopol của Nga đã chứng tỏ thành công trong việc vô hiệu hóa xe tăng Abrams. Đoạn phim trước đó được công bố vào ngày 6/3 cho thấy, một chiếc xe tăng T-72B3 của Nga đã sử dụng loại tên lửa phóng qua nòng pháo để tiêu diệt thành công một chiếc Abrams của Ukraine chỉ bằng một phát bắn. Đối mặt với các mối đe dọa từ vũ khí chống tăng của Quân đội Nga, để “bảo vệ hình ảnh” của xe tăng Abrams, Mỹ đã hối thúc Quân đội Ukraine phải rút xe tăng Abrams khỏi các vị trí tiền tuyến vào cuối tháng 4 vừa qua. Hãng tin AP của Pháp dẫn lời một sĩ quan cao cấp của Quân đội Mỹ cho biết, việc rút xe tăng Abrams là để đáp lại những “cải tiến đáng kể” trong khả năng trinh sát, phát hiện và tiêu diệt mục tiêu cơ động của Nga trên chiến trường theo thời gian thực. Một nguồn tin giấu tên khác đã chứng thực những tuyên bố này, nói rằng “cuộc chiến bằng máy bay không người lái của Nga đã khiến xe tăng Abrams (và cả các loại xe bọc thép khác) gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động mà không bị phát hiện hoặc bị tấn công”.Giải thích rõ hơn về quyết định của Quân đội Ukraine, Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đô đốc Christopher Grady, nói với AP: “Với tình hình xung đột đã thay đổi, việc triển khai thiết giáp hạng nặng có thể dễ bị tổn thương trong một chiến trường mà UAV được sử dụng phổ biến”.Tuy nhiên đại diện Lữ đoàn bộ binh cơ giới 47 của Quân đội Ukraine, đơn vị được giao sử dụng xe tăng Abrams trong một lần trả lời phỏng vấn của AP, cho biết, “Không thể tưởng tượng được việc cướp đi hỏa lực mạnh mẽ, mà bộ binh của chúng tôi hiện đang sử dụng”.Bất chấp tổn thất về xe tăng Abrams ngày càng tăng trên chiến trường, Quân đội Ukraine vẫn rất kín tiếng về tình hình. Để duy trì vị thế của mình, Quân đội Ukraine hiếm khi công khai tiết lộ tổn thất của họ trên chiến trường.Cảnh quay từ UAV lần đầu tiên xác nhận việc triển khai xe tăng Abrams tham chiến vào ngày 23/2. Ba ngày sau đó là xác nhận chính thức về việc chiếc Abrams đầu tiên bị phá hủy. Thậm chí Quân đội Nga còn thu giữ một chiếc xe tăng Abrams còn “tương đối nguyên vẹn”, để đưa về Moscow triển lãm.Xe tăng M1A1 Abrams là xe tăng chiến đấu chủ lực được sản xuất tại Mỹ. Nó được đặt theo tên của Tướng Creighton Abrams, cựu Tham mưu trưởng Quân đội và chỉ huy lực lượng quân sự Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Xe tăng Abrams có trọng lượng chiến đấu xấp xỉ 63 tấn, khiến nó trở thành một trong những xe tăng chiến đấu chủ lực nặng nhất đang hoạt động.Xe tăng M1A1 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, bao gồm máy đo cự ly laser, hệ thống quan sát ban đêm hình ảnh nhiệt và máy tính đường đạn; giúp kíp xe nhanh chóng phát hiện và khóa mục tiêu để khai hỏa một cách chính xác trong mọi điều kiện thời tiết, kể cả vào ban đêm và tầm nhìn kém.Pháo chính của M1A1 Abrams là loại pháo nòng trơn 120mm M256, có khả năng bắn nhiều loại đạn. Xe tăng thường mang theo cơ số đạn hỗn hợp bao gồm đạn xuyên giáp thoát vỏ (APFSDS) để tấn công các mục tiêu bọc thép và đạn nổ phá chống bộ binh (HEAT).Xe tăng M1A1 còn có vũ khí phụ, bao gồm súng máy M2 cỡ nòng 12,7 mm và hai súng máy M240 7,62mm. Khoang chứa đạn của xe tăng được thiết kế với các tấm chắn để bảo vệ tổ lái trong trường hợp xe bị trúng đạn, nếu đạn pháo của xe có phát nổ, cũng không ảnh hưởng đến sự an toàn của kíp xe. (Nguồn ảnh: RIA Novosti, Sputnik, CNN, Ukrinform).
Mỗi ngày trôi qua trên chiến trường, Quân đội Ukraine lại mất đi một số lượng xe bọc thép; các loại xe tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây, từ Leopard 2 của Đức, đến Challenger 2 của Anh và bây giờ là M1A1 Abrams của Mỹ, đều lần lượt bị phá hủy trên chiến trường Ukraine.
Những chiếc xe tăng Abrams lần đầu tiên được đưa vào chiến đấu vào cuối tháng 2 vừa qua; mặc dù nó đã được bàn giao cho Ukraine từ tháng 8 năm ngoái. Nhưng đáng tiếc là trong vòng một hoặc hai tuần tham chiến, quân Ukraine đã mất tới 5 chiếc xe tăng loại này.
Chiếc xe tăng Abrams thứ 6 của Ukraine bị tiêu diệt được đưa ra, khi Mỹ hối thúc rút loại xe tăng này ra khỏi chiến trường, với lý do là “không phù hợp với cuộc xung đột”. Giới quan sát cho rằng, những thiếu sót nghiêm trọng về lớp giáp, là nguyên nhân thất bại của những chiếc xe tăng Mỹ trên đất Ukraine.
Cảnh quay từ UAV trinh sát của Nga gần đây (được đưa lên mạng internet) xác nhận một tổn thất khác của Quân đội Ukraine, khi một xe tăng M1A1 Abrams của Ukraine đã bị bỏ rơi trong chiến đấu, ngay sau khi bị bắn hỏng.
Điều đáng chú ý nữa là chiếc M1A1 Abrams bị vô hiệu hóa chỉ bằng một phát đạn từ đạn pháo dẫn đường chính xác 2K25 Krasnopol, được bắn đi từ một khẩu pháo 152mm của Nga và được dẫn đường chính xác bằng nguồn chiếu xạ laser từ bên ngoài.
Pháo tự hành 2S3 Akatsiya và 2S19 Msta-S của Nga đã sử dụng các loại đạn pháo dẫn đường chính xác 2K25 Krasnopol, được phát triển từ những năm 1980 để tiêu diệt các mục tiêu nhỏ như những khẩu pháo đơn lẻ và xe tăng của đối phương. Kể từ khi ra mắt trên chiến trường vào năm 1986, khả năng chiến đấu của loại đạn này đã được cải thiện đáng kể.
Trên chiến trường Ukraine, đạn pháo dẫn đường chính xác 2K25 Krasnopol của Nga đã chứng tỏ thành công trong việc vô hiệu hóa xe tăng Abrams. Đoạn phim trước đó được công bố vào ngày 6/3 cho thấy, một chiếc xe tăng T-72B3 của Nga đã sử dụng loại tên lửa phóng qua nòng pháo để tiêu diệt thành công một chiếc Abrams của Ukraine chỉ bằng một phát bắn.
Đối mặt với các mối đe dọa từ vũ khí chống tăng của Quân đội Nga, để “bảo vệ hình ảnh” của xe tăng Abrams, Mỹ đã hối thúc Quân đội Ukraine phải rút xe tăng Abrams khỏi các vị trí tiền tuyến vào cuối tháng 4 vừa qua.
Hãng tin AP của Pháp dẫn lời một sĩ quan cao cấp của Quân đội Mỹ cho biết, việc rút xe tăng Abrams là để đáp lại những “cải tiến đáng kể” trong khả năng trinh sát, phát hiện và tiêu diệt mục tiêu cơ động của Nga trên chiến trường theo thời gian thực.
Một nguồn tin giấu tên khác đã chứng thực những tuyên bố này, nói rằng “cuộc chiến bằng máy bay không người lái của Nga đã khiến xe tăng Abrams (và cả các loại xe bọc thép khác) gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động mà không bị phát hiện hoặc bị tấn công”.
Giải thích rõ hơn về quyết định của Quân đội Ukraine, Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đô đốc Christopher Grady, nói với AP: “Với tình hình xung đột đã thay đổi, việc triển khai thiết giáp hạng nặng có thể dễ bị tổn thương trong một chiến trường mà UAV được sử dụng phổ biến”.
Tuy nhiên đại diện Lữ đoàn bộ binh cơ giới 47 của Quân đội Ukraine, đơn vị được giao sử dụng xe tăng Abrams trong một lần trả lời phỏng vấn của AP, cho biết, “Không thể tưởng tượng được việc cướp đi hỏa lực mạnh mẽ, mà bộ binh của chúng tôi hiện đang sử dụng”.
Bất chấp tổn thất về xe tăng Abrams ngày càng tăng trên chiến trường, Quân đội Ukraine vẫn rất kín tiếng về tình hình. Để duy trì vị thế của mình, Quân đội Ukraine hiếm khi công khai tiết lộ tổn thất của họ trên chiến trường.
Cảnh quay từ UAV lần đầu tiên xác nhận việc triển khai xe tăng Abrams tham chiến vào ngày 23/2. Ba ngày sau đó là xác nhận chính thức về việc chiếc Abrams đầu tiên bị phá hủy. Thậm chí Quân đội Nga còn thu giữ một chiếc xe tăng Abrams còn “tương đối nguyên vẹn”, để đưa về Moscow triển lãm.
Xe tăng M1A1 Abrams là xe tăng chiến đấu chủ lực được sản xuất tại Mỹ. Nó được đặt theo tên của Tướng Creighton Abrams, cựu Tham mưu trưởng Quân đội và chỉ huy lực lượng quân sự Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Xe tăng Abrams có trọng lượng chiến đấu xấp xỉ 63 tấn, khiến nó trở thành một trong những xe tăng chiến đấu chủ lực nặng nhất đang hoạt động.
Xe tăng M1A1 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, bao gồm máy đo cự ly laser, hệ thống quan sát ban đêm hình ảnh nhiệt và máy tính đường đạn; giúp kíp xe nhanh chóng phát hiện và khóa mục tiêu để khai hỏa một cách chính xác trong mọi điều kiện thời tiết, kể cả vào ban đêm và tầm nhìn kém.
Pháo chính của M1A1 Abrams là loại pháo nòng trơn 120mm M256, có khả năng bắn nhiều loại đạn. Xe tăng thường mang theo cơ số đạn hỗn hợp bao gồm đạn xuyên giáp thoát vỏ (APFSDS) để tấn công các mục tiêu bọc thép và đạn nổ phá chống bộ binh (HEAT).
Xe tăng M1A1 còn có vũ khí phụ, bao gồm súng máy M2 cỡ nòng 12,7 mm và hai súng máy M240 7,62mm. Khoang chứa đạn của xe tăng được thiết kế với các tấm chắn để bảo vệ tổ lái trong trường hợp xe bị trúng đạn, nếu đạn pháo của xe có phát nổ, cũng không ảnh hưởng đến sự an toàn của kíp xe. (Nguồn ảnh: RIA Novosti, Sputnik, CNN, Ukrinform).